Hotline 24/7
08983-08983

Hen phế quản: Nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng thường gặp và phòng ngừa hiệu quả

Bệnh lý “hen phế quản” lâu nay được nhiều chuyên gia cảnh báo cộng đồng cần chú ý nhưng vẫn còn rất ít người chưa hiểu hen phế quản là gì? Mọi người thường “lờ mờ” đoán nó có liên quan đến ho, khò khè, khó thở mà chưa thực sự hiểu rõ những dấu hiệu của căn bệnh này để đi khám và điều trị kịp thời.

Tại Việt Nam, tỉ lệ người bị hen phế quản chiếm tới 5% dân số ước tính hơn 4 triệu người. Trong đó, tỉ lệ trẻ em bị bệnh là cao nhất và tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 12 - 13 tuổi.

Theo thống kê mới đây, Hà Nội có 8,1% trẻ nội thành và 6,7% trẻ ngoại thành mắc bệnh hen phế quản. Còn tại TPHCM con số này cao hơn rất nhiều cụ thể chiếm tới 29,1% trẻ dưới 18 tuổi bị hen phế quản. Điều này khiến Tổ chức y tế ISAAC (Nghiên cứu bệnh hen phế quản và dị ứng ở trẻ em trên toàn cầu) gọi TP.HCM là “thủ đô” của bệnh hen phế quản tại châu Á.

Đặc biệt, nếu không điều trị hen phế quản kịp thời sẽ diễn biến nặng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân bệnh hen phế quản thường gặp

Hen phế quản phát triển và kéo dài bởi tương tác giữa yếu tố gen và môi trường. Có rất nhiều tác nhân khởi phát cơn hen phế quản, trong đó các tác nhân dị ứng là nguyên nhân thường gặp nhất.

- Dị nguyên đường hô hấp: thường là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm,… Cũng có thể là những chất trong công nghiệp như: bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,…

- Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò,…), trứng, thịt gà, lạc.

- Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen, như aspirin, penicillin,…

- Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.

Ngoài ra, các tác nhân không dị ứng sau cũng có thể là nguyên nhân gây hen phế quản:

- Di truyền: Trong gia đình có người bị hen phế quản thì tỷ lệ trẻ mắc hen có thể tăng. Nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen phế quản thì nguy cơ bị hen của trẻ thấp (khoảng 10%), nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người ba hoặc mẹ bị hen và tăng lên 50% nếu cả ba lẫn mẹ bị hen.

- Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…

- Rối loạn tình dục.

Cần nhấn mạnh rằng, mặc dù bệnh hen phế quản không lây lan, nhưng nó lại có tính chất di truyền. Những người đã mắc hen phế quản thì các cơn hen phế quản có thể nặng thêm bởi các yếu tố khác nhau, bao gồm:

- Nhiễm trùng đường hô hấp;

- Thời tiết lạnh;

- Tập thể dục quá độ;

- Chất gây dị ứng (các chất gây ra phản ứng dị ứng) như phấn hoa và mạt bụi nhà;

- Khói thuốc lá và các chất gây ô nhiễm không khí khác;

- Căng thẳng, lo lắng.

Triệu chứng thường gặp giúp nhận biết bệnh hen phế quản

Ở bệnh nhân hen phế quản, tình trạng viêm mạn tính đường thở luôn thường trực, ngay cả khi không có triệu chứng hay biểu hiện bệnh. Khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường, lớp niêm mạc của ống phế quản (đường thở) sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm tăng nặng sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.

Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào gây ra các triệu chứng điển hình của cơn hen phế quản.

Một trong những dấu hiệu có thể đánh giá nguy cơ mắc hen phế quản cao bao gồm:

- Có cơn khò khè tái đi tái lại, bị ho nhiều và tăng vào ban đêm hay khi gần sáng, ho sau khi tập thể dục hay gắng sức, khó thở vào một mùa nào đó hay khi thay đổi thời tiết, ho hay khó thở khi gặp một chất dị ứng nào đó, các triệu chứng này cải thiện khi uống thuốc dãn phế quản.

- Tiền sử cá nhân và gia đình mắc các bệnh dị ứng (chàm, viêm mũi dị ứng), gia đình có người bị hen/suyễn, triệu chứng nặng hơn sau uống aspirin/ kháng viêm không corticoid hay thuốc ức chế thụ thể beta (một loại thuốc trị cao huyết áp, bệnh tim mạch).

Ở trẻ nhỏ các triệu chứng, dấu hiệu bệnh thường không rõ ràng. Hai triệu chứng thường gặp nhất là khò khè và ho, tuy nhiên khò khè ở trẻ dưới 1 tuổi thường dễ nhầm lẫn với viêm tiểu phế quản, việc chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý hô hấp khác rất phức tạp. Triệu chứng ở trẻ nhỏ thường khó xác định, các thăm dò cận lâm sàng đặc biệt chức năng hô hấp rất khó thực hiện vì trẻ chưa biết hợp tác. Chẩn đoán hen ở trẻ, ngoài triệu chứng tiền sử bệnh cần căn cứ tiền sử gia đình (cha mẹ anh chị em ruột có mắc hen hay không), có ran rít/ngáy khi nghe phổi và có đáp ứng với điều trị hen.

>> Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp nhất về bệnh lý hen phế quản

Các biện pháp phòng và điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả

Bệnh hen phế quản khó có thể khỏi hoàn toàn; tuy nhiên, nếu người bệnh tuân thủ điều trị thì hen có thể được kiểm soát. Việc phối hợp giữa biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc là cần thiết để có thể ngăn chặn được những cơn hen phế quản cấp.

Việc kiểm soát hen tốt sẽ giúp bệnh nhân giảm cơn hen phế quản cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Sự lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể tùy thuộc vào tuổi, triệu chứng, yếu tố khởi phát và các yếu tố kiểm soát bệnh. Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám, để bác sĩ có thể đánh giá mức độ kiểm soát hen trên bệnh nhân, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về kế hoạch điều trị trong thời gian tiếp theo.

Dự phòng bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh:

- Tập thể dục đều đặn, vừa phải.

- Ăn uống hợp lý, bổ sung trái cây và rau xanh.

- Phòng tránh các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen như: tránh tiếp xúc khói bụi, thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, …

Điều trị nội khoa:

- Thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn: Coticosteroid dạng hít, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc đường hít kết hợp, Leukotrien, Theophylin,... Đây là biện pháp chính trong điều trị hen phế quản, giúp kiểm soát hen hàng ngày và hạn chế xuất hiện cơn hen cấp.

- Thuốc cắt cơn tác dụng nhanh: có thể sử dụng thuốc kích thích beta tác dụng ngắn, Coticosteroid đường uống/tiêm tĩnh mạch hoặc Ipratropium,… để cải thiện các triệu chứng của cơn hen phế quản cấp ngay lập tức.

- Điều trị dị ứng có thể được đặt ra ở bệnh nhân hen phế quản dị ứng.

Thuốc hen thảo dược là giải pháp điều trị hen phế quản an toàn

Tại sao thuốc y học cổ truyền lại điều trị hen an toàn hơn so với các phương pháp khác, nguyên nhân là do các thành phần của thuốc hen y học cổ truyền đều có nguồn gốc từ thảo dược nên an toàn và ít gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng. Những bài thuốc cổ phương đã được lưu truyền qua nhiều đời và có sự cải tiến phù hợp để không chỉ đem đến hiệu quả cao nhất cho người sử dụng mà còn đảm bảo an toàn hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể đem đến.

Điều này khác với việc chữa hen bằng tây y hiện đại, tuy cắt cơn hen nhanh chóng tuy nhiên có thể đem đến nhiều tác dụng phụ như  nhịp tim nhanh, trống ngực, hồi hộp, hạ kali máu, run rẩy tay chân, lo lắng, vật vã, buồn nôn nhất là khi sử dụng lâu dài.

Tuy nhiên không hẳn thuốc y học cổ truyền nào trị hen cũng an toàn, nhất là trong thời kì các loại thuốc được bày bán một cách khó kiểm soát như hiện nay. Rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền chữa hen phế quản là tự phát, chưa được cấp phép cũng như chứng nhận của bộ Y tế được bày bán khiến người tiêu dùng hoang mang, lại làm giảm mất giá trị của y học cổ truyền đích thực.

photo1503379987674-1503379987865-0-7-276-451-crop-1503380026613Thảo dược không rõ nguồn gốc bày bán tràn lan khiến người tiêu dùng hoang mang về chất lượng của thuốc y học cổ truyền

Bên cạnh đó còn có các sản phẩm mặc dù chỉ là thực phẩm chữa năng nhưng lại được quảng cáo như thuốc điều trị, cố tình gây nhầm lẫn cho người sử dụng mà hiệu quả lại không được như giới thiệu.

Hiện nay chỉ có thuốc hen thảo dược được bào chế theo bài thuốc Tiểu thanh long thang là đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị hen phế quản. Thuốc hen thảo dược này không chỉ kế thừa những tinh hoa của bài thuốc Tiểu thanh long thang hơn 1500 tuổi mà còn được nghiên cứu, phát triển để điều trị tốt hơn.

Mặc dù là chế phẩm Đông y nhưng thuốc hen thảo dược được áp dụng quy trình sản xuất nghiêm ngặt như Tây Y từ nguyên liệu đầu vào đảm bảo sạch, chuẩn hàm lượng cho đến quy trình sản xuất chặt chẽ cũng như quá trình thẩm định, kiểm tra, nghiệm nghiệm gắt gao thì mới được đưa ra thị trường theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới.

Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435

 

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

15-nam-danh-dau-thanh-cong-cua-thuoc-y-hoc-co-truyen-dieu-tri-hen-phe-quan-copd-2

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Sản phẩm này là THUỐC ĐIỀU TRỊ đã được Bộ Y tế cấp phép, không phải thực phẩm chức năng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X