Hotline 24/7
08983-08983

Hen lâu năm xuất hiện đờm trắng, ho nhiều điều trị ra sao?

Ba em bị bệnh hen hơn 20 năm. Hiện tại, ba đang ho nhiều, có đàm (đàm trắng bình thường), khò khè, khó thở. Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ.

[HOI]Em chào BS,

Ba em bị bệnh hen hơn 20 năm. Hiện tại, ba đang ho nhiều, có đàm (đàm trắng bình thường), khò khè, khó thở. Đặc biệt, ba hay ho nhiều về ban đêm, khó ngủ. Em đã đưa ba vào BV Phạm Ngọc Thạch khám, BS cho uống 01 tuần nhưng không thấy giảm. Em nhờ BS tư vấn giúp, em phải đưa ba đi khám ở BV, phòng mạch nào để chữa trị hen? Em xin cám ơn BS.

Ba em đã chụp phim phổi, xét nghiệm đàm tại BV Phạm Ngọc Thạch, CT phổi tại trung tâm Hòa Hảo cách đây 02 ngày, BS nói là phổi bình thường.

(Đặng Thị Lành - Huỳnh Tấn Phát, Nhà Bè, TPHCM)[/HOI]

[DAP]

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên GD Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trả lời:

Bạn Đặng Thị Lành thân mến,

Hen phế quản là bệnh mạn tính, việc điều trị có thể tính bằng năm chứ không tính bằng ngày, bằng tuần. Đặc biệt là hen phế quản ở người cao tuổi, bệnh lý thường diễn tiến phức tạp, điều trị khó khăn vì nhiều lý do như:

- Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim... nên hằng ngày vẫn dùng đều đặn nhiều thứ thuốc, đôi khi sự tương tác giữa các thuốc làm giảm hiệu quả và gây ra tác dụng phụ.

- Người bệnh có thể quên uống thuốc hoặc bỏ thuốc làm tái phát cơn hen mặc dù đã được kiểm soát.

- Người bệnh không nhận biết sớm các triệu chứng bệnh trở nặng, nên không thể xử trí kịp thời.

- Người cao tuổi khó bỏ được các thói quen như hút thuốc, hoặc ăn những món ăn ưa thích là yếu tố khởi phát cơn hen.

- Do đặc điểm của cơ thể người già, việc sử dụng thuốc thường dưới mức cần thiết nên hiệu quả điều trị thấp và chậm. Người cao tuổi dễ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn người trẻ.

- Cấu trúc và chức năng của đường hô hấp bị biến đổi và suy giảm do quá trình lão hóa nên sự đáp ứng với thuốc cũng kém đi.

- Người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuốc dạng hít và thiết bị máy móc.

Bác đã mắc hen phế quản 20 năm, hiện tại đang ho nhiều, có đàm (đàm trắng bình thường), khò khè, khó thở chứng tỏ bệnh chưa được kiểm soát. Để kiểm soát bệnh hiệu quả cần hạn chế tiếp xúc với dị nguyên, phối hợp điều trị tốt bằng hai nhóm thuốc: Thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng.

- Thuốc cắt cơn: dùng khi lên cơn hen cấp tính (với các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực).

- Thuốc dự phòng: dùng hàng ngày để kiểm soát tình trạng viêm vốn có của đường thở.

Bạn đã cho bác đi khám và dùng thuốc được 1 tuần nhưng chưa rõ bác đang dùng thuốc gì? Cách dùng, liều dùng ra sao? Mức độ đáp ứng thuốc?

Nếu cơn hen không được cải thiện sau khi dùng thuốc thì bạn có thể đưa bác đi tái khám để đổi thuốc hoặc để bác sĩ hướng dẫn kỹ hơn việc dùng thuốc sao cho đạt hiệu quả cao nhất, đặc biệt là việc dùng thuốc cắt cơn.

Với thuốc dự phòng, bác có thể điều trị theo Tây y hoặc dự phòng theo đông y bằng thuốc hen P/H. Thuốc hen P/H hiện là thuốc thảo dược duy nhất đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị hen phế quản, không phải thực phẩm chức năng.

Chi tiết bạn liên hệ với bác sĩ qua số tổng đài tư vấn và theo dõi điều trị (miễn cước) 1800 5454 35/ chuyên trang về bệnh hen phế quản www.benhhen.vn

>> Xem thêm:
●    Biến chứng hen phế quản thường gặp
●    Bệnh hen phế quản/hen suyễn đi khám ở đâu?
●    Phân biệt hen tim và hen phế quản
●    Tại sao hen phế quản tái đi tái lại[/DAP]

Cảm ơn Thuốc hen P/H - Thuốc thảo dược được lựa chọn SỐ 1 trong điều trị hen phế quản, viêm phế quản đã đồng hành cùng AloBacsi.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X