Hotline 24/7
08983-08983

Hai loại củ quả không nên dùng khi uống rượu

Ăn sầu riêng hay cà rốt kết hợp uống rượu sẽ chuyển hóa một số hợp chất có trong củ quả thành độc chất gây hại cho cơ thể.

Sầu riêng

Sầu riêng kết hợp với thức uống có cồn làm tăng nguy cơ ngộ độc của cơ thể. Từng có một phụ nữ Thái Lan tử vong khi ăn sầu riêng và uống rượu có độ cồn cao. Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết sầu riêng nhiều chất dinh dưỡng, nhiều năng lượng, cộng với rượu nồng độ cao làm cho nhịp tim tăng. Khi kết hợp, cơ thể sẽ có hiện tượng khó thở, nếu không phản ứng kịp dễ dẫn đến tử vong.


Trong sầu riêng có chứa một lượng lớn lưu huỳnh gây ức chế hoạt động của men aldehyd dehydrogenase, dẫn đến 70% chất oxy hóa trong tế bào không được chuyển hóa, từ đó gây độc cho cơ thể. Lưu huỳnh cũng có khả năng ức chế aldehyde dehydrogenase (ALDH) trong rượu, làm tích lũy acetaldehyde trong cơ thể, dễ dẫn tới ngộ độc.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy ăn sầu riêng cùng lúc với các thức uống như cà phê hoặc bia rượu sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa và giảm nhịp thở. Lương y Bùi Đắc Sáng cho rằng trong Đông y, sầu riêng và rượu có tính nóng, sầu riêng còn có hàm lượng đường cao, ăn nhiều dễ bị rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn.

Quả hồng

Nhiều khuyến cáo được các nhà khoa học đưa ra là không nên ăn quả hồng lúc đói, cũng như khi uống rượu. Nhiều bệnh nhân bị tắc ruột khi ăn quả hồng.


Lương y Sáng cho biết quả hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Rượu vào dạ dày sẽ kích thích đường ruột, làm rối loạn chức năng tiêu hóa. Còn tanin trong quả hồng vào dạ dày tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, kết hợp với cellulose trong cơ thể tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài. Ăn hồng trong khi uống rượu làm tăng nguy cơ tắc ruột.

Theo VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X