Hotline 24/7
08983-08983

Giao lưu trực tuyến: Thức ăn nhanh lợi, hại cho sức khỏe như thế nào?

BS Lưu Phương cùng 2 chuyên gia Dương Bích Đào và Hồ Yến Nhung có mặt ở VP AloBacsi, sẵn sàng cho cuộc trò chuyện “Thức ăn nhanh, mì ăn liền - hiểu sao cho đúng, dùng sao cho lợi”.

Truyền thông gần đây dồn dập thông tin trái chiều về thực phẩm, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Buổi tư vấn hôm nay sẽ xoay quanh hai chủ đề bạn đọc quan tâm, thường gửi câu hỏi:

- Thức ăn nhanh - fast food lợi hại cho sức khỏe như thế nào?

- Mì ăn liền - hiểu sao cho đúng?

Thời gian tư vấn bắt đầu từ 9g sáng thứ hai ngày 31/10/2016.

Mời bạn đọc có thắc mắc chung quanh chủ đề trên đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương cùng 2 chuyên gia về thực phẩm Dương Thị Bích Đào và Hồ Thị Yến Nhung tư vấn trực tiếp.

a
Từ trái qua: Chuyên gia Hồ Thị Yến Nhung, Chuyên gia Dương Bích Đào và BS Trần Ngọc Lưu Phương


NỘI DUNG CUỘC GIAO LƯU TRỰC TUYẾN


- Bác Trương Thị Cúc - TPHCM

Tôi đi thử máu định kỳ, chỉ số cholesterol hơi cao hơn mức bình thường một chút. Mỗi lần ăn mì gói là các con tôi bảo má phải trụng qua nước sôi 1 lần, làm như thế có giảm chất béo, giảm khả năng mỡ bám vào thành mạch máu.

Tôi có thói quen ăn mì ký, rồi mì hai con tôm từ thời bao cấp, giờ thành ghiền, mỗi tuần phải ăn vài ba lần. Nhưng lần nào ăn, con cái cũng càu nhàu, sợ đủ thứ bệnh. Hôm nay may có gặp BS Lưu Phương, xin nhờ anh nói thiệt một câu: Người trên 60 tuổi có nên ăn mì gói? Ăn 3-4 gói mì/ tuần có làm cho mỡ máu cao thêm?

Bác xin cảm ơn AloBacsi và chuyển lời cảm ơn BS Lưu Phương.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bác,

Trường hợp của bác đã trên 60 tuổi đồng thời có mỡ máu cao, bác vẫn có thể ăn mì gói được nhưng có vài điểm cần lưu ý:

- Không sử dụng hết gói bột nêm vì sẽ bị dư muối không tốt cho người lớn tuổi.

- Không nên thêm gói dầu trong mì gói vào bát mì vì thường gói này chứa nhiều chất béo không tốt cho bác vì bác đang bị mỡ máu cao.

- Bác nên sử dụng vừa phải vì thực sự cũng chưa có nghiên cứu nào xác định ăn bao nhiêu gói mì thì sẽ gây bệnh.


- Vũ Thụy Lan Anh - TPHCM

Các cháu bé nhà em rất thích ăn mì tôm sống. Các cháu thường bóp vụn mì rồi trộn muối và dầu ăn trong gói mì vào ăn chung. Xin hỏi ăn như vậy các cháu nhà em có sao không ạ? Em có hai cháu trai 4 tuổi và 7 tuổi ạ!

Chuyên gia Dương Thị Bích Đào:

Chào em,

Đối với từng loại sản phẩm mì ăn liền, nhà sản xuất đều có hướng dẫn cách sử dụng các thông tin này trên bao bì. Hiện nay, một số dòng sản phẩm có thể ăn dạng ăn sống hoặc chế nước sôi vào đều dùng được, như mì Doraemon. Loại sản phẩm này cũng là mì dành cho trẻ em, có bổ sung thêm canxi, bạn có thể tham khảo, lựa chọn sản phẩm phù hợp cho nhu cầu sử dụng của gia đình bạn nhé.

Tuy nhiên, quý phụ huynh cũng nên lưu ý cách sử dụng bóp vụn mì như đã đề cập ở trên về việc điều kiện vệ sinh, đảm bảo cách chế biến đạt an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mỗi cuộc giao lưu trực tuyến có sự tham gia của BS Trần Ngọc Lưu Phương luôn nhận được số lượng câu hỏi rất lớn


- Huỳnh Diệu Linh - Quảng Ngãi

Tôi nghe nói mì chiên không tốt cho sức khỏe. Không biết thực hư như thế nào?


Chuyên gia Hồ Thị Yến Nhung:


Diệu Linh thân mến,


Hiện nay sản phẩm mì chiên vẫn được sản xuất và tiêu thụ tại nhiều quốc gia trên thế giới.


Cả mì chiên và mì không chiên đều được ủy ban Codex về thực phẩm thiết lập tiêu chuẩn CODEX STAN 249-2006, Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam ban hành TCVN/7879:2008. Sản phẩm mì ăn liền có xác nhận công bố phù hợp vói các tiêu chuẩn này được xem là an toàn. Mỗi loại mì đều mạng lại giá trị cảm quan và tính năng dinh dưỡng riêng, và đều thể hiện rõ thông tin dinh dưỡng trên bao bì.


Hiện tại, chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy mì chiên không tốt cho sức khỏe. Mì chiên là một loại thực phẩm ăn liền tiện lợi để đa dạng hóa sự lựa chọn của người tiêu dùng, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép lưu thông trên thị trường.


Tùy vào khẩu vị, người tiêu dùng có thể lựa chọn mì chiên, mì không chiên hay các sản phẩm bún, miến, phở ăn liền khác và hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn sản phẩm của những thương hiệu lớn như Acecook Việt Nam.

- Bạn đọc Đạt - Công nhân tại KCN Sóng Thần, tỉnh Bình Dương

Xin nhờ AloBacsi giải đáp giúp thắc mắc của tôi. Tôi mới đọc được trên internet thấy có thông tin như sau: "100% mì tôm chứa chất axit oxalic có thể gây sỏi thận". Thực sự tôi rất hoang mang. Hầu như tuần nào tôi cũng ăn khá nhiều mì gói. Xin hỏi thông tin có đúng không và với người ăn khoảng 10 gói mì/ tuần như tôi có bị sỏi thận không? Cảm ơn bác sĩ.

Chuyên gia Dương Thị Bích Đào:

Chào bạn Đạt,

Hiện nay có rất nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông cho rằng mì ăn liền gây sạn thận và nguyên nhân là do mì chứa nhiều axit oxalic. Sự kết hợp của axit oxalic với canxi tạo thành oxalat canxi gây sạn thận.

Thực tế thông tin về mì ăn liền chứa nhiều axit oxalic là thông tin không chính xác.

Axit oxalic có 2 dạng: tự nhiên và nhân tạo. Axit oxalic tự nhiên vốn có trong các loại rau củ quả như ngò gai, cà rốt, bông cải xanh, trà, lúa mì… Còn axit oxalic nhân tạo được dùng trong công nghiệp như để tẩy trắng chẳng hạn.

Nhà sản xuất mì ăn liền hoàn toàn không bổ sung axit oxalic trong quá trình sản xuất. Sợi mì cần có màu vàng đặc trưng thì không thể bổ sung axit oxalic vì nó có tính chất tẩy trắng. Tuy nhiên, sản phẩm mì ăn liền sẽ chứa một lượng nhỏ axit oxalic tự nhiên vì trong một số nguyên liệu có sẵn thành phần axit oxalic tự nhiên trong đó. Axit oxalic tự nhiên thì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy bạn an tâm nhé.

Chuyên gia Dương Thị Bích Đào có 18 năm trong ngành thẩm định chất lượng thực phẩm

- Bạn đọc Nguyễn Hoàng Thanh Thảo - quận 7, TPHCM

Trẻ mấy tuổi thì cho ăn mì gói được? Nhà em có 2 thằng cu, thường ở nhà với bác giúp việc. Bác rất hiền nhưng bác có thói quen hay làm thêm nửa gói mì, cắt nhỏ sợi trộn với cơm. Bác làm thế chỉ để dụ cho các bé ăn cơm nhanh hơn. Em để ý, bữa cơm mà không trộn thêm mấy sợi mì là hai đứa nhỏ bỏ bữa.

Em không biết, bé nhà em mới 3 tuổi và 6 tuổi có nên cho ăn mì gói chưa? Lỡ ăn cả ba bốn tháng nay như thế có độc hại gì (nếu có) cho bé? Kính nhờ bác sĩ tư vấn giải đáp cho em. Em cảm ơn nhiều.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bạn Thanh Thảo,

Không có nghiên cứu cụ thể trên trẻ về ngưỡng tuổi được phép ăn mì tuy nhiên có một vài điểm cần lưu ý:

- Mì gói là thức ăn nhanh, phù hợp cho người lớn hơn là cho em bé đang tập ăn.

- Mì gói sử dụng cho bé thì không phù hợp nhu cầu dinh dưỡng.

- Thông thường hệ tiêu hóa xử lý mì gói chậm hơn thức ăn bình thường nên có thể gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu, nhất là với người bị viêm loét dạ dày. Riêng với trẻ thì hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nếu sử dụng nhiều mì gói thì làm cho bé mau no có thể chán ăn những món khác và quan trọng là tập một thói quen ăn uống không hợp lý cho bé. Có nhiều nghiên cứu cho thấy thói quen tập quán ăn uống trong 3 năm đầu đời có ảnh hưởng đến thói quen ăn uống về lâu dài sau này lúc trưởng thành.

Việc các bé nhà chị khi ăn cơm có trộn thêm một ít mì gói thì không có hại vì lúc này sợi mì gói chỉ như là một dạng thức ăn như cơm, gạo cung cấp tinh bột.

- Bạn đọc Trần Huỳnh Nam - quận Gò Vấp, TPHCM

Tôi là fan của mì gói. Trời mưa lành lạnh là thích làm 1 tô mì chua cay, hít hà, ăn thật nóng, thổi phù phù, cảm giác ngon miệng lắm. Tuy nhiên, tôi vẫn cứ thắc mắc, vì sao ăn tô mì xong hay thấy no ngang. Có cảm giác như ăn mì gói thì no lâu, khó tiêu hơn các loại cơm, cháo khác?

Vì sao vậy nhỉ? Do bột, hay do chiên bằng dầu chiên đi chiên lại, hay do gói bột nêm làm nặng bụng?

Mong các bác sĩ giải đáp giúp tôi, làm sao để ăn mì mà không thấy đầy bụng, no lâu.

Một tuần ăn mấy gói mì là hợp lý? Nên ăn mì kèm với các loại rau gì để tránh thiếu chất xơ?

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bạn Huỳnh Nam,

Bạn ăn mì mà bị mau no là vì thông thường hệ tiêu hóa mất nhiều thời gian để xử lý mì gói hơn thức ăn bình thường, nhất là hệ tiêu hóa của những người bị viêm loét dạ dày và hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

Chưa có nghiên cứu cụ thể chỉ ra ăn bao nhiêu gói là gây bệnh nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia về tim mạch và dinh dưỡng thì không nên ăn quá 3 gói/tuần.

- Bạn đọc Tuyết Hằng - quận 11, TPHCM

Do gia đình em buổi sáng phải đưa hai con nhỏ đi học hai trường khá xa nhau nên bữa ăn sáng thường xuyên là các loại: mì ly, bún gạo đóng bịch, cháo gói… Theo bác sĩ, với những gia đình không thể nấu ăn sáng thì giữa các món thực phẩm ăn nhanh chế biến từ gạo và mì ăn liền, bánh mì, thì loại nào an toàn hơn? Xin bác gợi ý những thực phẩm ăn liền an toàn? Em rất cảm ơn.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bạn,

Bữa ăn sáng là bữa rất quan trọng theo nguyên tắc dinh dưỡng nhất là cần nạp nhiều chất đạm do đó các loại thức ăn nhanh như bạn đề cập chỉ giải quyết nhu cầu đói và chủ yếu là cung cấp chất bột đường nhưng hấp thu hơi chậm.

Do đó cách tốt nhất theo ý kiến của tôi là bạn có thể sử dụng bánh mì kèm với trứng chiên hoặc dùng các loại thực phẩm ăn liền như vậy, nhưng phải thêm vào rau xanh và thịt (những loại này có thể để sẵn trong tủ lạnh, sáng ra chỉ cần bỏ vào ăn chung với thực phẩm ăn liền là được).

- Bạn đọc Tấn Phúc - Thủ Dầu Một, Bình Dương

Bác sĩ ơi, có phải thức ăn chế biến sẵn miến gói, phở gói an toàn hơn mì gói không vậy bác sĩ? Vì mì phải chiên còn miến và phở làm bằng gạo, an toàn hơn?

Nếu giữa gói mì, phở, miến gói thì ăn món nào bớt mập nhất, ít năng lượng nhất thưa bác sĩ?

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bạn,

Về lý thuyết một gói mì cung cấp khoảng 400Kcalo năng lượng cho cơ thể hoạt động nhưng chủ yếu là từ chất bột và chất béo còn gói phở ăn liền, cháo ăn liền, miến ăn liền cung cấp khoảng 200-250Kcalo nhưng gần như chỉ từ chất bột. Do đó, mì gói sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn, nhưng tất cả đều không cân bằng dinh dưỡng, vì vậy bạn nên cho thêm rau xanh và trứng hoặc thịt.

Chuyên gia Hồ Thị Yến Nhung:

Trong tất cả các sản phẩm mì ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền, phở ăn liền, hủ tiếu ăn liền đều thuộc nhóm sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền. Nhóm sản phẩm này đã được Ủy ban Codex về thực phẩm thiết lập tiêu chuẩn Codex Stan 249-2006 Tổng cục đo lường chất lượng ban hành TCVN:7879-2008. Do đó, những sản phẩm mì, bún, phở, hủ tiếu có xác nhận công bố phù hợp các tiêu chuẩn này cũng như phù hợp quy định an toàn thực phẩm đều an toàn cho người tiêu dùng.


Trên bao bì mỗi sản phẩm đều có thông tin về thành phần dinh dưỡng mà sản phẩm cung cấp gồm giá trị năng lượng, hàm lượng chất đạm, chất béo, cacbonhydrate. Do vậy bạn nên tham khảo thông tin dinh dưỡng này và bổ sung các thực phẩm khác vào khẩu phần ăn để phù hợp cho mình bạn nhé!


Số lượng câu hỏi bạn đọc gửi về rất lớn, vì vậy các chuyên gia phải trả lời rất khẩn trương


- Lê Hoàng Bảo Hân - Nha Trang, Khánh Hòa

Chồng cháu mỗi lần ăn mì thường ăn kèm rau mùng tơi hoặc rau dền, có khi ăn kèm với rau cải muối. Xin hỏi mì ăn liền chung với cải muối có sao không ạ?


- Khánh Hoàng - 25 tuổi, TPHCM


Cháu chào bác sĩ, công việc của cháu rất bận rộn nên nhiều khi không có thời gian, cháu thường ăn cơm nguội trộn chung với mì pha nước sôi. Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu ăn như vậy có sao không ạ?


Chuyên gia Hồ Thị Yến Nhung:


Bảo Hân và Khánh Hoàng thân mến,


Mì ăn liền cũng là thực phẩm dạng sợi chế biến từ ngũ cốc, đóng vai trò cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cơ bản như đạm, béo, cacbonhydrate. Do đó việc ăn cơm chung với mì đã chế biến hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.


Trên bao bì mỗi sản phẩm đều có bảng thông tin các thành phần dinh dưỡng chính mà sản phẩm đó cung cấp gồm giá trị năng lượng, hàm lượng chất đạm, chất béo, cacbonhydrate.


Theo kiến nghị của Viện dinh dưỡng Quốc gia thì mỗi ngày cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác nhau như chất đạm (protein), chất béo (lipid), chất bột đường (glucid) và các vitamin, khoáng chất và nước, nên người dùng có thể chế biến mì ăn liền cùng các loại rau xanh, củ quả để cung cấp thêm vitamin, chất xơ, khoáng chất và phải bảo đảm cân bằng đủ dinh dưỡng cho cơ thể.


Về chi tiết cách phối hợp như thế nào để cân bằng dinh dưỡng theo thể trạng và hoạt động hằng ngày của mỗi người thì cần tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.


- Bác Phúc Trai - cán bộ hưu trí quận Bình Thạnh

Đợt lũ vừa qua ở Quảng Bình, mì gói là lương thực vô cùng quý giá lúc mà gạo ngập, bếp ngập. Chúng ta ai trong đời cũng có lúc thừa nhận mì gói rất tiện dụng và ngon miệng. Nhiều khi ngồi buồn, bóp mấy sợi mì ra ăn sống cũng thấy thú vị. Ngon miệng.

Thế nhưng trên các diễn đàn, trên mạng thì nói nào là ăn mì gây ung thư, ăn mì bị sạn thận. Thật ra thì người dân mình ăn mì cũng mấy chục năm, chưa biết chứng minh con số ung thư, sạn thận ấy ở đây. Có bằng chứng gì cụ thể chăng? Bác muốn nhờ các bạn trẻ giải thích, có phải mì gói có chất gì gây bệnh không? Nên chọn thương hiệu mì nào cho an toàn?

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bác,

- Không thể phủ nhận mì gói là món ăn cung cấp dinh dưỡng hiệu quả và khá ngon miệng trong trường hợp cần dinh dưỡng cấp tốc như đêm khuya, những lúc lười đi ra ngoài, đặc biệt là khi thiên tai lũ lụt hay chiến tranh.

- Về vấn đề ung thư hay sạn thận thì không phải do mì gói mà do tổng hợp nhiều yếu tố môi trường, thói quen ăn uống, thực phẩm bẩn, thực phẩm chứa trong những đồ chứa không an toàn về mặt hóa học làm thôi nhiễm những chất độc có khả năng gây ung thư (ví dụ như hộp nhựa, chai nhựa, hộp xốp không đúng chất lượng).

Một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng gây ung thư là chế độ ăn của chúng ta quá thiếu chất xơ, đặc biệt là rau, quả. Điều này đã được khoa học chứng minh, như vậy không chỉ khi ăn mì gói mà ăn các thực phẩm khác cũng cần bổ sung cho đủ 4 thành phần dinh dưỡng, bởi cuộc sống cần có muôn màu để đa dạng.

Chuyên gia Dương Thị Bích Đào:

Chào bác Phúc Trai,

Hiện nay có rất nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông cho rằng mì ăn liền gây sạn thận và nguyên nhân là do mì chứa nhiều axit oxalic. Sự kết hợp của axit oxalic với canxi tạo thành oxalat canxi gây sạn thận.

Thực tế thông tin về mì ăn liền chứa nhiều axit oxalic là thông tin không chính xác.

Axit oxalic có 2 dạng: tự nhiên và nhân tạo. axit oxalic tự nhiên vốn có trong các loại rau củ quả như ngò gai, cà rốt, bông cải xanh, trà, lúa mì… Còn axit oxalic nhân tạo được dùng trong công nghiệp như để tẩy trắng chẳng hạn.

Nhà sản xuất mì ăn liền hoàn toàn không bổ sung axit oxalic trong quá trình sản xuất. Sợi mì cần có màu vàng đặc trưng thì không thể bổ sung axit oxalic vì nó có tính chất tẩy trắng. Tuy nhiên, sản phẩm mì ăn liền sẽ chứa một lượng nhỏ axit oxalic tự nhiên vì trong một số nguyên liệu có sẵn thành phần axit oxalic tự nhiên trong đó. Axit oxalic tự nhiên thì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy bác an tâm nhé.

Gặp những câu hỏi nhiều ý, các chuyên gia đều hội ý nhau để có câu trả lời thấu đáo cho bạn đọc


- Minh Thành - Làng đại học TPHCM


Em hiện là sinh viên, điều kiện ăn uống hơi hạn chế. Mỗi tháng em chỉ dư khoảng 700.000 để bổ sung cho thể hình khi tập gym nên rất khó cân đối khi mua sữa, trứng... Em thường ăn mì tôm trước tập như vậy có được không ạ? Ăn nhiều mì có ảnh hưởng gì không ạ? Mong bác sĩ giải đáp. Em cảm ơn.

Chuyên gia Dương Thị Bích Đào:

Chào em Minh Thành,

Sản phẩm mì ăn liền được xác định công bố phù hợp với các tiêu chuẩn Codex Stan 249:2006 hoặc TCVN 7879:2008 đều an toàn cho người sử dụng. Theo kiến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì mỗi ngày cơ thể bổ sung các nhóm thực phẩm chính như chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Do đó, em có thể ăn thêm rau quả và các loại thực phẩm khác để bổ sung vitamin và khoáng chất để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể.

BS Trần Ngọc Lưu Phương bổ sung thêm:

Có 2 điểm cần lưu ý về việc tập gym, nếu em ăn bất cứ thứ gì no trước khi tập gym đều không tốt cho sức khỏe. Nếu em cần năng lượng trước khi tập gym thì nên ăn trước khi tập 1-2 tiếng.
Khi tập gym, cơ thể cần chất đạm nhiều nên em cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu đạm.


- Ngô Vương Lộc, 25 tuổi - Nvloc...@gmail.com


Chào BS và các chuyên gia,


Tôi thấy trong 1 số loại mì có để các gói gia vị như hành, tôm khô nhỏ. Xin hỏi những gói đó có thể để được trong bao lâu? Nếu thời gian để lâu ngày (vì nhà tôi hay cất trữ mì tôm) thì có nên ăn không ạ? Ngoài ra, nếu mì quá hạn khoảng 1 - 2 tuần thì ăn có gây hại gì không?

 

Chuyên gia Hồ Thị Yến Nhung:


Bạn Vương Lộc thân mến,


Cảm ơn bạn đã gửi đến một câu hỏi hay mà có lẽ cũng nhiều người thắc mắc. Tôi xin trả lời các câu hỏi của bạn như sau:


Cách chọn mì ăn liền an toàn:


- Nên lựa chọn sản phẩm từ các nhà sản xuất có uy tín, đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng theo các tiêu chuẩn, quy định của cơ quan Nhà nước.


- Xem ngày sản xuất, và hạn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm, thông thường hạn sử dụng của mì ăn liền tại Việt Nam là 5-6 tháng kể từ ngày sản xuất, bao gồm cả gói gia vị (hành, tôm khô, cà rốt, thịt…) và nguyên liệu kèm theo trong gói mì.


- Trong quá trình sản xuất, nhà sản xuất đã đóng gói sản phẩm bằng bao bì kín (đối với sản phẩm mì gói) hoặc dập nắp, bọc màng co bên ngoài (đối với sản phẩm mì ly) để giúp vắt mì được bảo quản tốt trong hạn sử dụng. Để chọn lựa sản phẩm bảo đảm chất lượng về mặt cảm quan, bạn nên kiểm tra tình trạng bao bì sản phẩm khi mua, nên chọn mua những sản phẩm có bao bì nguyên vẹn, không bị rách…


Cách bảo quản mì ăn liền:


Để sản phẩm được bảo quản tốt trong hạn sử dụng, nhà sản xuất cũng đưa ra lưu ý khi bảo quản mì ăn liền như sau:


- Tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

- Không bảo quản sản phẩm ở nơi có nhiệt độ quá cao.

- Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, không bị ẩm thấp.


- Mặc dù được bảo vệ với một lớp bao bì đạt tiêu chuẩn, gói mì có thể bị bám mùi từ các sản phẩm xung quanh (nếu có). Để tránh trường hợp này bạn hãy để sản phẩm tránh xa các sản phẩm hóa chất, có mùi như: thuốc xịt côn trùng, xà phòng, chất khử mùi, mỹ phẩm.


- Hạn sử dụng của mì ăn liền là 5-6 tháng kể từ ngày sản xuất và được ghi rõ trên bao bì sản phẩm. Hạn sử dụng này là thời gian sử dụng sản phẩm an toàn, bảo đảm chất lượng được cam kết từ nhà sản  xuất. Do vậy nên sử dụng sản phẩm trong thời hạn sử dụng để có thể thưởng thức nguyên vẹn chất lượng và độ thơm ngon của sản phẩm. Mì quá hạn sử dụng thì bạn không nên dùng.


Hy vọng các câu trả lời trên đã giải đáp được các thắc mắc của bạn.

Chuyên gia Hồ Thị Yến Nhung (phải) là người đã có 20 năm trong ngành nghiên cứu và phát triển sản phẩm dinh dưỡng

- Bạn đọc Bùi Thùy Linh - SV Cao đẳng Viễn Đông

Thưa BS Lưu Phương,

Dinh dưỡng 1 gói mì so với 1 chén cơm hơn kém nhau thế nào ạ? Nếu giảm cân thì nên chọn mì hay cơm, thưa bác sĩ?

Có phải ăn nhiều mì chiên sẽ gây nổi mụn không ạ? Có cách nào ăn mì mà không bị nổi mụn? Vì mì dùng dầu chiên đi chiên lại nên mới làm cho ăn nhiều nổi mụn phải không bác sĩ?

- Bạn đọc Thanh Nguyen - thanhnguyen…@gmail.com

Chào BS Lưu Phương,

Nếu không có thời gian và điều kiện, phải chọn giữa các loại mì ăn liền, sợi gạo ăn liền, miến ăn liền, miến nấu, sợi bún, phở nấu ăn liền thì loại nào ít gây nổi mụn hơn? Loại nào tốt cho sức khỏe và ít tinh bột hơn vậy ạ? Cảm ơn BS!

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bạn Thùy Linh và Thanh Nguyen,

Giảm cân có nhiều cách bao gồm phối hợp chế độ ăn uống và tập luyện. Do đó, riêng một gói mì thì sẽ cho năng lượng khoảng 400Kcalo chủ yếu từ tinh bột và chất béo còn 1 chén cơm trắng cho khoảng 200Kcalo hoàn toàn từ tinh bột.

Như vậy, nếu dùng 1 chén cơm thì sẽ ít năng lượng hơn 1 gói mì nhưng chưa cân bằng 4 chất dinh dưỡng. Cho dù bạn đang giảm cân thì bạn vẫn phải ăn uống cân bằng đủ 4 chất dinh dưỡng là tinh bột, chất béo, chất đạm và chất xơ.

Vấn đề “nóng và nổi mụn” là một khái niệm về mặt đông y, không có khái niệm này trong tây y. Mụn về tây y là do phối hợp nhiều yếu tố, bao gồm nội tiết tố, cơ địa da nhờn, sự phát triển của một loại vi khuẩn ở da và sự tắc các lỗ chân lông cùng với yếu tố di truyền cơ địa. Vì vậy, nếu nổi nhiều mụn, các bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tìm đúng nguyên nhân.

- Yangmi…@gmail.com

Bác sĩ ơi, một tuần được ăn mấy bữa thức ăn chế biến sẵn mì gói, miến gói, phở gói vậy bác sĩ? nên phối hợp với thức ăn tươi như thế nào để tiết kiệm thời gian nếu bận đột xuất?

Chào bạn,

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

- Hiện tại chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra ăn bao nhiêu gói mì sẽ gây bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn xem mì gói chỉ là một sản phẩm cung cấp tinh bột như xôi, cơm, cháo rồi phối hợp thêm các thành phần khác như rau, thịt, cá… thì sẽ cân bằng dinh dưỡng hơn.

- Thông thường, một người cần khoảng 2.400 kcal/ngày. Trong đó, phần chất bột đường chiếm khoảng 1.200 - 1.500 kcal, chất béo chiếm không quá 400 kcal, còn lại là chất đạm.

Chuyên gia Dương Thị Bích Đào:

Yangmi ơi, trên bao bì mỗi sản phẩm của công ty đều có bảng thông tin các thành phần dinh dưỡng chính mà sản phẩm cung cấp, gồm giá trị năng lượng, hàm lượng chất đạm, chất béo, carbohydrat. Do đó, bạn nên tham khảo thông tin này, bổ sung các thực phẩm khác vào khẩu phần ăn để phù hợp, bạn nhé. 


- Kim Tuyến - Quận 12, TPHCM

Kính gửi chương trình,

Con trai tôi thường mỗi khi pha mì gói, nó chỉ đổ nước sôi vào có một chút (tầm dưới 1 phút) là nó đã ăn rồi. Nó ăn rất nhanh và ít có nhai. Tôi thấy mức thời gian đó thì mì còn sống và dai lắm, chưa có thể mềm được. Cách nó ăn như nuốt luôn chứ không nhai. Như vậy có ảnh hưởng đến dạ dày không thưa bác sĩ? Về lâu dài nó có gây tắc ruột không hay như thế nào khác?

Chuyên gia Dương Thị Bích Đào:

Chào bạn Kim Tuyến,

Tùy từng loại sản phẩm mì ăn liền, nhà sản xuất đều có hướng dẫn sử dụng và ghi rõ thông tin này trên bao bì. Những loại mì ăn liền phổ biến hiện nay thông thường cách chế biến là chế nước sôi trong vòng 3 phút để sợi mì hoàn nguyên, giữ được độ dai, dẻo, chất lượng thơm ngon.

Trên bao bì mỗi sản phẩm đều có hướng dẫn cách sử dụng, để có được sản phẩm ngon và dinh dưỡng như nhà sản xuất công bố thì nên chế biến như đã hướng dẫn.

BS Trần Ngọc Lưu Phương bổ sung: Về việc ăn mì mà không nhai liệu có ảnh hưởng đến dạ dày và gây tắc ruột, có 3 vấn đề như sau:

- Không bị nhiễm trùng, đã được bảo quản nên mức gây nhiễm trùng là rất thấp.

- Khả năng gây tắc ruột gần như không có, bởi vì bạn không thể nào ăn mì gói mà không uống nước. Hơn nữa, trong dạ dày của cơ thể mỗi ngày tiết hơn 10 lít dịch tiêu hóa.

- Bạn không thể nào nuốt toàn bộ vắt mì gói được mà phải bẻ ra. Vì thế, việc ăn mì không nhai như bạn đã đề cập không gây tắc ruột.

Riêng vấn đề nhai ít thì đây là hậu quả của cuộc sống công nghiệp làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, bởi:

+ Nhai làm nhẹ hoạt động cho hệ tiêu hóa.

+ Khi nhai kích thích nước bọt và dịch tiêu hóa

+ Khi có các hoạt động nhai thì kích thích sự thèm ăn.

BS Lưu Phương và chuyên gia Bích Đào thường xuyên trao đổi với nhau để có câu trả lời tốt nhất cho bạn đọc


- Minh Nguyệt - huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Bác sĩ ơi, mẹ em vừa mới đi khám thì bác sĩ nói là hạn chế ăn muối tối đa. Mẹ em thường ăn mì gói (3 buổi/ tuần) vào mỗi buổi sáng. Như em thấy thì nếu cho hết muối có thể khá mặn. Mẹ em không nên bỏ muối vào hay chỉ bỏ 1 chút? Như vậy có được không ạ? Chân thành cảm ơn.

- Hoàng Kim Hiền - Yên Nghĩa, Hà Nội


Với thực phẩm khô như mì gói, dùng thường xuyên có được không? Vì tôi thấy cholesterol là 0 - riêng lượng muối thì khi dùng, tôi không bỏ vào hay chỉ bỏ 1 chút vì tôi được biết bột ngọt không tốt, và muốn hạn chế muối. Vì kiêng ăn nên tôi thấy mì gói là dễ ăn nhất. Nhưng như vậy có được không?

Chuyên gia Dương Thị Bích Đào:

Minh Nguyệt và Kim Hiền thân mến,

Xin được trả lời câu hỏi của 2 bạn như sau:


Về hàm lượng muối:

Muối là một khoáng chất cần thiết giúp giữ cân bằng dung dịch chất lỏng ra vào các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, muối còn có các vai trò khác như: kiểm soát khối lượng máu, điều hòa huyết áp, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, giúp cơ thể tăng trưởng, hỗ trợ việc hấp thụ đường glucose và các chất dinh dưỡng khác trong ruột…


Ở vai trò dinh dưỡng, muối tạo ra vị mặn cho thực phẩm, làm tăng mùi vị của món ăn. Ngoài ra muối được dùng để bảo quản thực phẩm, chống lại tác dụng của vi khuẩn, nấm mốc, ngăn sự lên men của thực phẩm.


Đối với mì ăn liền, muối đóng vai trò giúp tăng hương vị của sản phẩm để phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng.


Nhu cầu sử dụng muối của từng người khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà cần phải bổ sung lượng muối thích hợp vào cơ thể. Ngoài ra, nhu cầu muối ở người bình thường còn tùy thuộc vào khí hậu, thời tiết, mức độ hoạt động của cơ thể.


Đối với những người có bệnh lý huyết áp, tim mạch cần chủ động tùy chỉnh lượng muối nạp vào cơ thể cho phù hợp. Vì vậy khi sử dụng mì ăn liền, tùy thuộc vào khẩu vị và tình trạng sức khỏe mà có thể tùy chỉnh tăng giảm gói gia vị tương ứng.


Về hàm lượng bột ngọt (mì chính):

Bột ngọt là tên thường gọi của Monosodium-glutamate (viết tắt là MSG), là muối sodium của acid glutamic, một trong hơn 20 loại axit amin để kiến tạo nên protein cơ thể. Acid glutamic có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên như thịt, cá và nhiều rau quả như cà chua, đậu Hà Lan, bắp, cà rốt…


Trong gói gia vị mì ăn liền có hàm lượng bột ngọt và được ghi rõ trên bao bì sản phẩm: chất điều vị (mononatri glutamate (621)).


Bột ngọt là một trong những phụ gia thực phẩm đã được nghiên cứu chuyên sâu bao gồm hàng trăm cuộc thí nghiệm toàn diện trên động vật và cơ thể con người được thực hiện bởi các viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới trong thời gian dài đã đưa ra kết luận: bột ngọt bảo đảm an toàn sử dụng đối với mọi lứa tuổi.


Quy định hàm lượng bột ngọt sử dụng trong thực phẩm theo tiêu chuẩn của Codex và tiêu chuẩn thực phẩm tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Úc… là: GMP (Good Manufacturing Pratices - Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) có nghĩa là hàm lượng bột ngọt không có quy định giới hạn mà lượng bột ngọt tối thiểu theo nhu cầu sản xuất và đảm bảo không làm thay đổi bản chất của thực phẩm.


Tuy nhiên đối với những người có cơ địa dị ứng với bột ngọt, cần đọc kỹ thông tin về thành phần của sản phẩm trước khi sử dụng.



- Trà My - TPHCM

Tôi thấy dạo này nổi lên trào lưu ăn mì cay 7 cấp độ, nhưng nếu muốn ăn thì phải lặn lội ra ngoài quán mới được. Xin hỏi hiện nay đã có loại mì gói nào có cách chế biến hoặc mùi vị tương như như loại mì này không ạ?

Chuyên gia Dương Thị Bích Đào:

Chào bạn Trà My,

Hiện nay, trên thị trường cũng có nhiều loại mì có vị cay để người tiêu dùng lựa chọn như mì cay Hít Hà 2 hương vị Lẩu Tôm ớt hiểm và Gà xé chua cay. Đây là loại mì cực cay dành cho người thích thử thách với hương vị cay. Bạn có thể chế biến thêm cùng với các loại nguyên liệu như kim chi, nấm, tôm, thịt… để có món mì cay như ở tiệm mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm ngay tại nhà bạn nhé.

- Bạn đọc Phạm Tuấn - B.Đ, Hà Nội

Bác sĩ ơi, sao cháu thấy mì của Hàn Quốc hay Nhật Bản, thậm chí Thái Lan dều đựng trong ly giấy. Mì của Việt Nam đa số là đựng trong ly nhựa. Khi chúng ta đổ nước sôi vào ly mì nhựa có làm phát sinh độc chất không? Giữa mì chiên và mì không chiên có sự khác biệt gì về dinh dưỡng? Xin cảm ơn BS ạ.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bạn Phạm Tuấn,

Về lý thuyết những sản phẩm từ nhựa chứa thức ăn bắt buộc phải có kí hiệu mã số từ 1-7 tùy theo loại.

Nếu những loại ly nhựa chứa thức ăn, nhất là thức ăn nóng thì tốt nhất là nhựa mang mã số 5 (làm từ chất PP). Ly nhựa làm từ chất này thì khá an toàn cho người sử dụng vì khả năng chịu nhiệt cao đến 130 độ C và hầu như rất ít bị thôi nhiễm chất độc ra thức ăn chứa đựng bên trong nó.

Loại nhựa an toàn kế đến là mang mã số 2. Loại an toàn có thể chấp nhận được là số 4 nhưng không thể chịu nhiệt nên chúng ta không nên sử dụng các ly nhựa, đồ nhựa chứa thức ăn nóng trên 65-70 độ C nếu ly nhựa đó sản xuất từ loại nhựa có mã số 1.

Mã số 4 cũng tương đối an toàn còn mã số 3, đặc biệt là mã số 7 thì cực kỳ không nên.

Theo tôi được biết, thông thường các công ty sản xuất những loại ly nhựa sử dụng cho mì ăn liền thường sẽ sử dụng loại nhựa số 5 là khá an toàn, ví dụ như loại mì ly của Acecook Việt Nam thì có mã số nhựa là số 5.

- Bạn đọc Lê Thị Xuân - Vũng Tàu

Không hiểu mùi hương gì làm cho mì gói thơm và dậy mùi kinh khủng. Nếu bên cạnh 1 người ngồi ăn bánh canh thì không thấy đói bụng mà trong phòng có 1 bạn ăn mì là y như là cả phòng cũng rộn ràng, khó cưỡng. Mùi mì thật hấp dẫn.

Xin nhờ AloBacsi chuyển thắc mắc của chúng em: Có gì trong vắt mì và gói bột nêm làm cho dậy mùi đến vậy? Gói bột nêm đó gồm những chất gì? Có thật sự an toàn cho người sử dụng?

À, còn gói dầu nêm nữa. Đó có phải là dầu dùng 1 lần, hay chiên đi chiên lại, vì em thấy dầu hay có màu sậm hơn dầu bình thường?

Em xin cảm ơn và kính chúc sức khỏe chương trình.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bạn Xuân,

Thông thường gói bột nêm trong mì gói thường có các chất điều vị (thông thường là bột ngọt/mì chính (MSG)) tạo cảm giác ngon miệng khi ăn và hàm lượng luôn được kiểm soát trong phạm vi ăn toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế cũng như tiêu chuẩn CODEX để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Chính vì vậy, khi bạn ăn mì gói bạn sẽ thấy có mùi thơm ngon. Thực sự thì các chất điều vị đều an toàn, tuy nhiên có một số cá nhân dị ứng, mẫn cảm với thành phần bột ngọt (mì chính) thì sẽ có triệu chứng mệt mỏi, hồi hộp, tê rần tay chân hoặc đầu lưỡi hoặc cảm giác chóng mặt mặc dù vẫn trong ngưỡng an toàn.

Và điều này vẫn có thể xảy ra khi bạn ăn các thức ăn bình thường nấu tại nhà nhưng có nêm bột ngọt (mì chính), hoặc sử dụng các loại bột nêm, mặc dù tất cả những chất này đều nằm trong giới hạn an toàn cho phép.


Chuyên gia Hồ Thị Yến Nhung bổ sung:


Chào bạn Xuân,


Trong mỗi sản phẩm mì ăn liền có các gói gia vị. Tùy từng sản phẩm các gói gia vị có thể là: gói súp bột, gói dầu, gói rau, gói súp sệt…


Thành phần của gói súp bột là hỗn hợp các gia vị: muối, đường, tiêu, tỏi, ớt, bột tôm, bột thịt heo, bột thịt gà… tùy từng sản phẩm nhằm tạo nên hương vị đặc trưng. Thành phần này được ghi rõ trên bao bì và tuân thủ theo quy định của Luật thực phẩm Việt Nam và các nước.


Thành phần của gói dầu gồm dầu tinh luyện, và được trích ly từ các loại nguyên liệu như tôm, thịt, hành, tỏi, ớt, các loại rau thơm… vì vậy mà có hương thơm, ngon tự nhiên. Do trích ly từ các loại nguyên liệu trên nên gói dầu sau khi chế biến có màu sậm hơn dầu chưa trích ly, hoặc để tăng màu sắc của sản phẩm có bổ sung màu tự nhiên cho phép dùng trong thực phẩm. Dầu chế biến chỉ dùng dầu một lần, không dùng dầu chiên đi chiên lại, bạn nhé!





- Bác Ngọc Thúy - Quận Bình Thạnh, TPHCM

Tôi năm nay ngoài 60 tuổi, thừa khoảng 6kg, hiện đang uống thuốc điều trị mỡ máu. Tôi rất thích ăn gà rán và mì gói. Với tình hình của tôi thì nên ăn như thế nào để vừa đáp ứng được nhu cầu vừa có lợi cho sức khỏe. Xin BS cho tôi một lời khuyên. Cảm ơn BS rất nhiều.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bác Thúy,

Với lứa tuổi của bác cộng với việc thừa cân và dư mỡ máu thì sở thích của bác dường như không có lợi lắm cho sức khỏe:

- Bác thích các món ăn chiên, xào, đặc biệt là gà rán là không phù hợp vì các sản phẩm này chưa rất nhiều chất béo “no”, không tốt cho tình trạng bệnh của bác. Vì với lứa tuổi của bác cộng với thừa mỡ máu thì nhu cầu về chất béo “no” của bác khoảng 7% nhu cầu năng lượng mỗi ngày, tức là khoảng 150Kcalo mỗi ngày, khoảng 2 muỗng cà phê mỡ.

- Còn về vấn đề mì gói thì cung cấp khoảng 400Kcalo, trong đó phần chất béo cung cấp khoảng 100Kcalo còn lại là từ chất bột, đường - như vậy thỉnh thoảng mỗi tuần bác có thể ăn từ 1-2 gói mì ăn liền là chấp nhận được.

- Bạn đọc Nguyễn Thị Bích Vân - bichvannguyen_...@gmail.com

BS ơi, con trai tôi năm nay mới 3 tuổi. Cháu rất mê ăn khoai tây chiên, bánh quy và pizza. Tôi nghe người ta nói nếu ăn nhiều loại thức ăn này trước 3 tuổi thì chỉ số IQ sẽ thấp. Tôi lo quá. Nhờ BS giải thích giúp tôi.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào chị Vân,

Không có nghiên cứu nói rằng ăn nhiều khoai tây hay pizza sẽ kém thông minh, tuy nhiên ở trẻ em như con chị thì việc ăn nhiều thức ăn nhanh chưa nhiều tinh bột và chất béo như chị vừa đề cập là không tốt vì dễ gây nguy cơ béo phì, thừa cân, gan nhiễm mỡ, dễ mắc tiểu đường lúc trưởng thành và bệnh tim mạch lúc trưởng thành.

Đặc biệt, có những nghiên cứu cho thấy trẻ thừa cân do ăn nhiều chất bột đường sẽ chậm chạp hơn các bạn cùng trang lứa, chứ không phải tại ăn pizza hay khoai tây chiên làm kém thông minh.

Chị luôn nhớ, hãy để bé ăn đủ 4 nhóm thức ăn cần thiết: tinh bột, chất béo, chất đạm (thịt, cá), và không quên rau, quả rất quan trọng.

Với tinh thần cởi mở, các chuyên gia luôn cập nhật kiến thức từ nhau


- Hoàng Kim Hiền - Yên Nghĩa, Hà Nội

Với thực phẩm khô như mì gói, dùng thường xuyên có được không? Vì tôi thấy cholesterol là 0 - riêng lượng muối thì khi dùng, tôi không bỏ vào hay chỉ bỏ 1 chút vì tôi được biết bột ngọt không tốt, và muốn hạn chế muối. Vì kiêng ăn nên tôi thấy mì gói là dễ ăn nhất. Nhưng như vậy có được không?

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Cho đến nay, ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới, vẫn không có khuyến cáo bột ngọt là chất gây hại. Tuy nhiên, trong thực tế, trong Y học có ghi nhận "Hội chứng nhà hàng Trung Hoa", tức là một số người nhạy cảm với thành phần bột ngọt này: buồn nôn, chóng mặt, bồn chồn… khi ăn những món có bột ngọt, chứ không riêng gì mì ăn liền.

Ăn kiêng phải phối hợp 2 chuyện là chế độ ăn và tập thể dục. Làm sao mức tiêu hao năng lượng nhiều hơn mức nạp vào, duy trì lâu dài.

Khi ăn kiêng, vẫn phải dung nạp 4 nhóm chất dinh dưỡng như chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Như vậy, nếu bạn kiêng mà chỉ ăn mì gói thì chắc chắn bạn sẽ giảm cân nhưng sẽ thiếu các chất dinh dưỡng khác, không đủ sức khỏe, thiếu vi chất.

Nếu bạn không quá 60 tuổi, không bị cao huyết áp thì vẫn có thể ăn mì gói bình thường, không nhất thiết phải loại bỏ gói gia vị.

- Minh Nguyệt - huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Bác sĩ ơi, mẹ em vừa mới đi khám thì bác sĩ nói là hạn chế ăn muối tối đa. Mẹ em thường ăn mì gói (3 buổi/ tuần) vào mỗi buổi sáng. Như em thấy thì nếu cho hết muối có thể khá mặn. Mẹ em không nên bỏ muối vào hay chỉ bỏ 1 chút? Như vậy có được không ạ? Chân thành cảm ơn.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Trong trường hợp mẹ chị, tôi không rõ là bệnh gì nhưng được yêu cầu là hạn chế ăn muối, theo tôi thì mẹ chị bị cao huyết áp, suy tim, vấn đề về thận hoặc về gan. Nếu đúng sự thật là như vậy thì thông thường hàm lượng muối dùng hàng ngày là 6-7gram là tối đa.

Khi sử dụng mì gói thì tổng lượng muối là khoảng 4gram. Như vậy, những món ăn khác còn lại trong ngày thì phải đảm bảo lượng muối dưới 2-3gram. Do đó, mẹ chị ăn mì gói với tần suất như thế thì nên hạn chế lại lượng muối hoặc loại bỏ gói muối.

- Bạn đọc Trường Sơn, Quận 3, TPHCM

 

Chào chương trình AloBacsi,

Tôi có thắc mắc mong được giải đáp: Trong thức ăn nhanh có nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim phải không BS? Thức ăn nhanh, đặc biệt là đồ chiên, rán có gây béo phì hay tiểu đường không?

 

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:


Chào bạn,

 

Tùy theo loại thức ăn nhanh và khẩu vị của từng vùng mà nhà sản xuất sẽ cho nhiều hay ít muối chứ không phải thức ăn nhanh nào cũng nhiều muối. Dĩ nhiên đối với người lớn tuổi trên 60 hoặc người có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp hoặc có vấn đề về thận, nhất là sỏi thận thì nên hạn chế muối.


Thức ăn nhanh, nhất là đồ chiên rán sản xuất công nghiệp để tích trữ và sử dụng lâu dài thường có chứa nhiều chất béo, nhất là chất béo trans-fat là không tốt dễ gây béo phì, thừa cân, là tiền đề cho các bệnh tim mạch, tiểu đường dễ xuất hiện về sau.


- Trần V. Hoàng - Cần Thơ

Xin hỏi bác sĩ, giữa mì sợi tươi và mì ăn liền thì mì nào an toàn hơn ạ? Gia đình tôi đang cân nhắc loại mì nào dùng để ăn sáng. Cám ơn bác sĩ!

Chuyên gia Dương Thị Bích Đào:

Chào bạn Hoàng,

Tất cả các sản phẩm mì được cấp phép bởi Bộ Y tế thì được xem là an toàn, người tiêu dùng cứ an tâm sử dụng.

Sản phẩm mì tươi và mì ăn liền có công nghệ sản xuất khác nhau, hạn sử dụng khác nhau. Chọn lựa mì tươi hay mì ăn liền là tùy vào sở thích và khẩu vị của gia đình bạn vì mỗi loại sợi có một hương vị đặc trưng khác nhau. Cũng cần lưu ý để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì nên chọn mua mì tươi ở những điểm bán uy tín, tin cậy.

Ngoài ra, nếu thích hương vị mì tươi, hiện nay trên thị trường cũng có những sản phẩm mì không chiên ăn liền, do được sấy khô bằng công nghệ sấy bằng gió nóng nên khi chế biến vẫn giữ nguyên vị tươi ngon như sợi mì tươi.


- Bạn đọc tuanphuc34…@gmail.com  

Chào BS, trước tiên xin cảm ơn BS, cảm ơn trang tin sức khỏe Alobacsi.vn đã có buổi tư vấn bổ ích này. Tôi có điều lo lắng muốn nhờ BS tư vấn giúp. Bao tử tôi rất kém, hay bị khó tiêu. Nếu  ăn mì ăn liền có hại gì không, thưa BS?


ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:



Chào bạn,


Mì ăn liền không gây hại cho bao tử nhưng thường hệ tiêu hóa khó xử lý mì ăn liền hơn các thức ăn khác nên người có bệnh lý về viêm loét dạ dày hoặc khó tiêu thì nên hạn chế ăn các món này để không bị khó chịu.



- Bạn đọc Lê Quốc Thành - TPHCM


Mì Acecook Việt Nam quảng cáo là họ xuất khẩu sản phẩm đi hơn nhiều quốc gia nổi tiếng khắt khe, khó tính về an toàn thực phẩm như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp… Vậy, có thể cho biết sản phẩm xuất đi các nước giàu đó, có khác gì với sản phẩm sản xuất tại Việt Nam bán cho người Việt? Giá thành chênh lệch bao nhiêu % và chất lượng nếu thua kém thì thua bao nhiêu %?


Chuyên gia Hồ Thị Yến Nhung:


Công ty Acecook Việt Nam có nhiều sản phẩm xuất khẩu đi hơn 40 quốc gia, những sản phẩm xuất đi các nước này khác và giống với các sản phẩm bán ở trong nước như sau:


Những yếu tố giống nhau: nguyên liệu và dây chuyền sản xuất giống nhau và đều được kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quy định từ đầu vào, trong quá trình sản xuất đến khâu thành phẩm. Vì vậy chất lượng sản phẩm sản xuất bán tại Việt Nam không thua kém các sản phẩm xuất khẩu về mặt kiểm soát chất lượng.


Những yếu tố khác nhau: sản phẩm xuất khẩu đi các nước đều phải được nghiên cứu khẩu vị người tiêu dùng để tạo ra những sản phẩm có hương vị phù hợp với người bản xứ. Những sản phẩm bán ở Việt Nam thì được nghiên cứu theo khẩu vị của người Việt. Và điều quan trọng những nguyên liệu dùng để sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm cuối cùng, luật ghi nhãn hàng hóa, bao bì phải tuân thủ đúng quy định của các nước xuất khẩu hoặc theo quy định của Việt Nam.


Giá thành của sản phẩm phụ thuộc vào chi phí nguyên liệu để tạo nên hương vị của sản phẩm và quá trình sản xuất mà có giá thành khác nhau. Các sản phẩm xuất khẩu thường có giá thành cao hơn hàng bán trong nước vì có thêm những chi phí khác như: chi phí vận chuyển, chi phí xuất hàng…


- Bạn đọc Lý Quyên - Bình Dương

Vợ em rất thích ăn mì ăn liền nhưng nghe nói không tốt cho thai nhi, điều này có đúng không, BS ơi? Vợ em đang mang thai mà lại hay kêu thèm mùi mì gói. Nếu 1 tuần ăn 2-3 gói mì, kèm theo rau cải thì có được không ạ? Em cảm ơn BS.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bạn,

Mì gói là 1 sản phẩm cung cấp năng lượng chủ yếu từ chất bột đường và chất béo nên về lý thuyết không gây hại cho thai nhi nhưng thiếu các chất cần thiết khác nhất là vitamin và khoáng chất và chất đạm, mà đây là những chất cần thiết cho thai nhi hình thành và phát triển.

Do đó, nếu chỉ dựa vào mì gói để cung cấp dinh dưỡng cho thai phụ thì không nên nhưng thỉnh thoảng ăn như vợ bạn có thêm rau xanh thì cũng chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu vợ bạn có vấn đề về tiền sản giật thì khi ăn mì gói không nên dùng gói bột nêm.

- Bạn đọc Trần Thị Quỳnh Như - Cần Thơ

 

Nghe nói ăn nhiều mì gói sẽ bị lão hóa sớm, tôi rất sợ. Vì là phụ nữ, nghe đến chữ “già” là hết hồn liền. Ngặt nỗi tôi lại ghiền món này mới chết chứ. Mong chỉ dùm tôi cách ăn sao cho vừa ngon miệng mà vẫn giữ được nét thanh xuân nha BS. Cảm ơn BS nhiều nhiều.


ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:


Chào chị Quỳnh Như,


Việc giữ được nét thanh xuân phụ thuộc rất nhiều yếu tố bao gồm chế độ ăn uống hợp lý, căn bằng dinh dưỡng, đầy đủ các chất chống oxy hóa (thường có rất nhiều trong rau xanh và các loại quả), cuộc sống không bị “xì trét”, ăn ngủ đúng giờ, không lo lắng buồn rầu và căng thẳng, luôn luôn vui vẻ và yêu đời, tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút 1 lần và ít nhất là 3 lần mỗi tuần, rửa mặt đầy đủ, tự massage da mặt hàng ngày.


Như vậy, không thể nói ăn mì gói làm chị bị mau lão hóa. Chỉ có điều nếu chị ăn quá nhiều mì gói và không ăn đủ những chất khác, nhất là rau quả thì không cân bằng dinh dưỡng là 1 trong những yếu tố có thể làm chị mau lão hóa. Chị có thể ăn mì 1 tuần 2 lần và nhớ bỏ thêm nhiều rau cải xanh vào trong bát mì nhé!



- Lê Hoàng Bảo Hân - Nha Trang, Khánh Hòa

Chồng cháu mỗi lần ăn mì thường ăn kèm rau mùng tơi hoặc rau dền, có khi ăn kèm với rau cải muối. Xin hỏi mì ăn liền pha chung với cải muối có sao không ạ?

Chuyên gia Dương Thị Bích Đào:

Chào em Bảo Hân,

Mì ăn liền là thực phẩm dạng sợi chế biến từ ngũ cốc, đóng vai trò cung cấp năng lượng và những chất cần thiết cơ bản như: đạm, chất béo, carbohydrate. Cách chế biến ăn mì chung với các loại rau thì rất tốt. Nếu muốn kết hợp với rau cải muối thì nên lưu ý độ mặn cho hợp khẩu vị.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng các nguyên liệu khác thì các nguyên liệu đó phải đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.



- Bạn đọc Chu Kim Thanh - 35 tuổi, quận 3 TPHCM

Chào BS, bé trai 10 tuổi nhà tôi thường không thích ăn cơm mà đòi ăn toàn thức ăn nhanh như gà rán, hamburger có khi tuần 7 ngày thì có đến 7 bữa ăn những thức ăn như vậy. Tôi nghe nói ăn nhiều fast food dễ gây nghiện, điều này có đúng không? Và với chế độ ăn như vậy có được gọi là “nghiện” thức ăn nhanh không ạ? Nếu đúng thì có thể “cai nghiện” fast food như thế nào cho trẻ? Xin chân thành cảm ơn AloBacsi.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bạn,

Vấn đề các bé “nghiện” fastfood là vấn đề nóng bỏng hiện nay không chỉ riêng ở Việt Nam mà ngay cả ở các quốc gia đã phát triển, rồi do nhịp sống công nghiệp... Ở Việt Nam ta có một nền tảng gia đình rất tốt, chúng ta có thể nấu nhiều món ăn tại nhà thuần Việt tạo không khí ăn uống trong gia đình giữa cha mẹ con cái và ông bà để dần dần thay đổi thói quen ăn này của bé. Thời gian đầu sẽ rất khó khăn bé có thể bị giảm cân một ít nhưng theo tôi nghĩ nếu bé con chị thèm ăn fastfood thì ở cơ địa thừa cân chứ không ốm đâu.

Ngoài ra, nếu khó khăn trong vấn đề dinh dưỡng cho bé khi cai nghiện fastfood bạn có thể cho bé đi khám và tư vấn thêm ở Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM.


- Lê Thụy Mộc Miên - ĐH Kinh tế TPHCM

Hồi sinh viên năm 2 em đã được đi tham quan nhà máy Acecook Việt Nam, được thấy quy trình sản xuất rất quy mô và chặt chẽ. Tụi em tự nói với nhau là “con kiến cũng không chui lọt”. Vậy nhưng gần đây em nghe nhiều tin trên báo chí và facebook rằng trong mì gói có đỉa, có sán, có dị vật… Ở nhà ba mẹ em thì tin những điều báo nói lắm, em giải thích hoài cũng không được. Em chỉ thắc mắc vì sao xuất hiện những tin đồn đó? Vì sao bây giờ ai cũng tin vào tin đồn? Tại sao các công ty không công bố quy trình sản xuất để mọi người biết?

Chuyên gia Hồ Thị Yến Nhung:


Tin đồn có thể xuất hiện là do tâm lý người nghe dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin xấu. Nhiều đơn vị truyền thông sử dụng thông tin này để thu hút người xem.


Em có thể liên hệ với công ty để bố mẹ em có thể tham quan nhà máy và có niềm tin giống như em. Ngoài ra quy trình sản xuấ của Acecook Việt Nam đã được công bố tại website công ty: http://www.acecookvietnam.vn/mi-an-lien/quytrinh. Trong công bố sản phẩm của công ty cũng có công bố quy trình sản xuất khi đăng ký ở cơ quan chức năng.



- Bạn đọc Thaitu...vn...@gmail.com

Tôi đọc trên các báo, thấy nói Việt Nam xếp thứ tư thế giới về tiêu thụ mì ăn liền, sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Dân Nhật cũng ăn mì ăn liền nhiều, mà Nhật là nước có tuổi thọ cao trên thế giới. Nước ta ăn còn ít hơn Nhật, sao báo chí, mạng xã hội cứ bảo ăn mì ung thư thế này thế nọ. Biết tin ai bây giờ?

Chuyên gia Hồ Thị Yến Nhung:

Đúng là có những tin đồn như vậy ở các trang thông tin và mạng xã hội. Nhưng tin đồn thì chỉ là tin đồn, không có cơ sở để chứng minh và cái gì không có cơ sở thi không nên tin, bạn nhé.


Các chuyên gia liên tục trả lời suốt 180 phút, nhiều lần chúng tôi đề nghị giải lao, nhưng họ đều khước từ vì "sợ bạn đọc chờ lâu"


- Bạn đọc Nguyễn Thị Lan, 26 tuổi, TPHCM

Chào BS, bạn trai tôi do tính chất công việc nên thường dùng cơm hộp và đồ ăn nhanh ở ngoài. Đặc biệt, anh ấy rất thích ăn bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ kẹp với rất nhiều nước sốt béo và thịt nướng. Anh cũng không ăn được rau nên chỉ ăn thịt với nước sốt béo thôi. Như vậy, ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào, thưa BS? Nếu ăn nhiều nước sốt béo như vậy có làm mỡ máu tăng cao không ạ?

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào em Lan,

Rõ ràng với cách ăn của bạn trai em là không tốt về mặt sức khỏe, anh ấy thiếu hoàn toàn chất xơ và các vitamin cùng khoáng chất từ rau quả. Việc ăn nhiều thịt nướng cũng không tốt, em xem thêm bài viết: Nghiện ăn buffet thịt nướng, coi chừng bị ung thư (Tuổi trẻ)

Ngoài ra, việc ăn nhiều chất béo cũng không tốt vì dễ gây rối loạn mỡ máu và thừa cân, béo phì.

- Khánh Hoàng - 25 tuổi, TPHCM

Cháu chào bác sĩ, công việc của cháu rất bận rộn nên nhiều khi không có thời gian, cháu thường ăn cơm nguội trộn chung với mì pha nước sôi. Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu ăn như vậy có sao không ạ?

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào em Khánh Hoàng,

Việc ăn như vậy là không có độc hại gì cả nhưng có 2 bất cập:

- Mì ăn liền đã cung cấp năng lượng, khoảng 400Kcalo, bạn lại ăn thêm cơm nữa lại cung cấp tinh bột nữa thì hoàn toàn không hợp lí. Ngoài ra, theo mô tả của bạn thì bạn khá bận rộn, ăn vội như thế thì không tốt cho sức khỏe về đường tiêu hóa, stress…

- Theo ý kiến cá nhân của tôi, bạn nên sử dụng mì gói trong trường hợp quá đói hoặc quá bận chứ không nên duy trì thói quen này quá lâu.


- Huỳnh Diệu Linh - Quảng Ngãi

Tôi nghe nói mì chiên không tốt cho sức khỏe. Không biết thực hư như thế nào?

Chuyên gia Dương Thị Bích Đào:

Chào bạn Diệu Linh,

Hiện nay sản phẩm mì chiên được sản xuất và tiêu thụ ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Mỗi loại mì đều mang lại cảm quan và tính năng dinh dưỡng riêng. Thông tin này thể hiện rõ trên bao bì. Hiện, chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy mì chiên không tốt cho sức khỏe. Mì chiên là thực phẩm ăn liền có tính tiện lợi để đa dạng hóa cho người tiêu dùng, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép lưu thông.

- Bạn đọc Nguyễn Phúc Thanh, 32 tuổi, Hưng Yên

BS Lưu Phương ơi, em muốn hỏi là nhóc nhà em được 18 tháng, ăn ngủ được, bé nặng 9kg. Do bé rất thích ăn khoai tây chiên nên trong tuần có 1 - 2 ngày bé ăn dĩa khoai tây chiên - 200g. Ăn khoai tây xong là bé bỏ cơm. Ăn như thế có tốt cho sức khỏe không thưa bác sĩ? Khoai tây chiên có thể thỉnh thoảng thay thế bữa cơm hàng ngày không ạ?

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bạn,

Khoai tây thì không có hại cho sức khỏe nhưng chủ yếu chỉ cung cấp tinh bột và tạo cảm giác no bụng vì vậy khi ăn khoai tây chiên như thế chị thấy bé không muốn ăn cơm nữa là đúng rồi.

Bé ăn ngủ rất tốt theo lời chị là rất thành công tuy nhiên chị nên cho bé ăn đa dạng các món đừng để bé dùng nhiều 1 món nào cả, vì giai đoạn 3 năm đầu đời là giai đoạn bé định hình thói quen ăn uống sau này khi bé lớn lên. Do đó, bé cần ăn đủ mọi loại thức ăn miễn là chế biến sạch sẽ để bé không bị lệ thuộc 1 loại thức ăn nào cả mà sau này bé sẽ tự động có những sở thích về món ăn riêng biệt theo sự phát triển của mỗi bé.

- Bạn đọc Trần Minh Quang Dũng, 26 tuổi - Đà Nẵng

Chào BS Lưu Phương, em có đọc rất nhiều câu tư vấn của bác trên AloBacsi. Nhân đây có câu muốn nhờ AloBacsi gửi đến bác ạ.

Mỗi buổi sáng em đều mua bánh mì hoặc xôi để tiết kiệm thời gian. Dạo trước, em có đọc được thông tin giấy báo gói bánh mì có thể làm người nhiễm chì? Thông tin này có chính xác không ạ? Và nếu đúng thì nếu hàng ngày ăn như vậy có làm người mình bị nhiễm chì không, nếu muốn biết có nhiễm chì không thì nên làm xét nghiệm gì? Nhiễm chì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào.

Em gửi nhiều thắc mắc mong bác thông cảm và giải đáp giúp em. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe BS ạ.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bạn,

Thông tin bạn đọc là hoàn toàn chính xác mà lâu nay chúng ta không để ý bởi vì mực in là hóa chất công nghiệp và có chì khi dùng gói những thức ăn ẩm ướt hoặc hơi ấm nóng là có thể chì bị phơi nhiễm vào trong thức ăn.

Khi bị nhiễm chì từ thức ăn, nước uống thì nó sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa thường xuyên mà không tìm ra nguyên nhân, chì còn có thể ngấm vào xương, răng, não bộ và bộ phận sinh dục.

Để xác định có bị nhiễm chì hay không BS khám bệnh sẽ chú ý đến răng của bạn có bị nhiễm màu của chì hay không, tuy nhiên để chính xác hơn BS sẽ cho xét nghiệm lượng chì trong nước tiểu để chẩn đoán bệnh.

- Bạn đọc K.Hà - ha3108…@yahoo.com

Hồi trước có quảng cáo mì ăn liền làm từ khoai tây sẽ không bị nóng. Nhưng khi ăn loại mì đó, em thấy sợi cũng y chang mì bình thường. Vậy có thật là có mì làm từ khoai tây không, và nếu đúng thì có nghĩa bột mì là nguyên nhân gây nên hiện tượng nóng khi ăn mì? Xin các diễn giả giải thích giùm. Em xin chân thành cảm ơn!


Chuyên gia Hồ Thị Yến Nhung:


Một cách căn bản, mì ăn liền không thể được làm từ khoai tây. Vì thế, những quảng cáo trên TV mà em xem có thể chỉ mang tính minh họa. Theo luật thì nhà sản xuất phải ghi hàm lượng khoai tây sử dụng trên bao bì. Hình như là khoảng 2%, còn lại nguyên liệu chính là bột mì (nghĩa là 1kg mì thì có 20gram tinh bột khoai tây).



- Linkngo - UMC

Xin hỏi, làm thế nào để phân biệt mì ăn liền sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và mì sản xuất không đạt chuẩn?


Chuyên gia Hồ Thị Yến Nhung:



Chào em,


Khi muốn chọn mua bất kỳ sản phẩm nào, nên lựa chọn nhà sản xuất có uy tín, có thương hiệu, có kinh nghiệm (thời gian hoạt động lâu năm). Trên bao bì có ghi đầy đủ thông tin về sản phẩm (thành phần nguyên liệu, thành phần dinh dưỡng, cách sử dụng, hạn sử dụng, mã số mã vạch, bao gói kín, thông tin hình ảnh được in rõ nét)… vì vậy bạn nên đọc kỹ để quyết định lựa chọn và sử dụng sản phẩm có lợi cho sức khỏe.


- Bạn đọc Bùi Thị Nguyên Bình - Phú Thọ

BS Lưu Phương ơi, thức ăn nhanh - là những loại nào? Em cứ nghe nói cụm từ này mà không biết cụ thể những loại thực phẩm nào gọi là thức ăn nhanh. Ai cũng nói nếu ăn nhiều thức ăn nhanh, chế biến sẵn trẻ em sẽ bị dậy thì sớm, thậm chí lớn lên còn bị vô sinh.

Em muốn nhờ bác sĩ giải thích giúp em khái niệm "thức ăn nhanh" và tác hại của thức ăn nhanh có ghê gớm như mọi người truyền miệng?

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bạn,

Khái niệm thức ăn nhanh là của phương Tây. Ở Việt Nam ta không có khái niệm thức ăn nhanh vì văn hóa ẩm thực của chúng ta là bữa cơm gia đình, bữa điểm tâm sáng theo kiểu nông thôn làng xã chứ không phải như cuộc sống công nghiệp.

Có thể nói các loại thức ăn nhanh gần như là xuất phát từ các nước Âu - Mỹ: các loại bánh snack, mì gói, thức ăn chế biến sẵn đóng gói, đóng hộp, các loại bánh hamburger, bánh hotdog, gà rán... đặc điểm của loại thức ăn này là chiên xào nhiều, chế biến nhanh, ít có nước và ít rau xanh.

Ăn nhiều thức ăn nhanh, nếu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì không bị nhiễm những hóa chất độc hại để gây dậy thì sớm hoặc rối loạn nội tiết. Tuy nhiên, thức ăn nhanh có đặc điểm là thiếu chất xơ, các vitamin và khoáng chất, nhiều chất béo có thể có chất béo trans-fat, có rất nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo ăn nhiều thức ăn nhanh với những đặc điểm vừa kể có liên quan đến thừa cân, béo phì và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường về lâu dài.


- Bạn đọc Thu Hương - thuhuonghuynh…@yahoo.com.vn


Xin chào AloBacsi,


Để cải thiện hương vị cho mì ăn liền, hoặc kéo dài thời gian bảo quản, các hãng sản xuất thường cho thêm một vài chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản… Do lưu trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất, sau khi ăn sẽ gây hại cho cơ thể, hơn nữa nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư. Nghe sợ quá! Có đúng không, BS?

Chuyên gia Dương Thị Bích Đào:

Chào bạn,

Mì ăn liền sở dĩ để lâu được do trong quy trình sản xuất sản phẩm đã được làm khô, độ ẩm còn lại rất thấp (dưới 5%), sản phẩm được đóng gói kín. Với độ ẩm này thì vi khuẩn rất khó sinh sôi nảy nở.

Những chất phụ gia thì hàm lượng sử dụng tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y tế, vì vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe (trừ khi bạn ăn rất rất nhiều).


- Vũ Thị Thu Hương, 40 tuổi - Dak Lak

Xin hỏi, có phép thử nào để phát hiện con có bị nghiện fast food không ạ? Con trai lớn của tôi 14 tuổi, chỉ thèm những món ăn có vị ngọt, nhiều dầu và không thấy vui vẻ nếu không được ăn những món đó. Nhờ BS tư vấn giúp tôi với.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bạn,

Thực sự không có phép thử nào để xác định nghiện fastfood. Về mặt y học chữ “nghiện” được định nghĩa là một tình trạng lệ thuộc về thể chất và tinh thần đối với một chất hóa học nào đó nếu không có hoặc có mà không đủ sẽ gây ra những phản ứng thực thể như mệt mỏi, co thắt phế quản, tim nhanh hồi hộp, run tay chân, không làm việc được và thay đổi về tâm thần kinh trở nên hung hăng, lì lợm hoặc lờ đờ, vô cảm, bất bình thường.

Do đó, “nghiện” fastfood ở đây theo tôi nghĩ có 2 nghĩa: cơ thể bé thích món ăn đó do gu ăn uống của mỗi người là khác nhau và có thể từ nhỏ bé được ăn nhiều fastfood  tạo nên một phản xạ có điều kiện có ghi nhớ. Điều này có thể xóa kí ức được nếu bạn tập cho bé ăn đa dạng và cùng ăn với người lớn, có thể giai đoạn đầu hơi khó khăn và quan trọng là hiện nay bé đã 14 tuổi là lứa tuổi hơi khó khuyên bảo.

- Đỗ Đương, duongdogv…@gamil.com

Tôi thấy mì tôm dạo này có rất nhiều sản phẩm. Vậy làm sao phân biệt được sản phẩm nào độc hại hay không ạ? Nếu chỉ nhìn trên bao bì có nhận biết được không, chứ nếu mua về ăn rồi mới biết nó độc hại thì cũng không giúp ích gì cho sức khỏe. Mong BS giải đáp giúp tôi ạ. Chân thành cảm ơn BS.

ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương:

Chào bạn,

Không có sản phẩm nào gọi là độc hại hết vì khi một sản phẩm được lưu thông trên thị trường phải được kiểm định kĩ lưỡng để cấp phép bởi Bộ Y tế.

Bạn nên chọn mua sản phẩm của những công ty có uy tín, thương hiệu để đảm bảo.

***

Buổi tư vấn trực tuyến kết thúc lúc 12 giờ trưa, ThS.BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương cũng chuẩn bị cho chuyến đi Nhật Bản và Mỹ dự hội thảo y khoa. Hơn 100 câu hỏi của quý bạn đọc chưa được trả lời, AloBacsi sẽ chuyển các chuyên gia tư vấn và gửi lại sau.

Trân trọng cảm ơn 3 chuyên gia đã dành thời gian tư vấn cho bạn đọc AloBacsi!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X