Hotline 24/7
08983-08983

Giảm nhanh đi ngoài ra máu trong bệnh trĩ

Tuy một số thuốc tân dược giúp giảm phù nề, co mạch, cầm máu nhưng chỉ dùng thời gian ngắn, có nhiều tác dụng không mong muốn. Ngược lại, vẫn có những thuốc đông dược có tác dụng khá là nhanh, khá là mạnh và có thể sử dụng để điều trị triệu chứng cấp tính, lại an toàn.

Bệnh trĩ hình thành do sự gia tăng áp lực quá mức lên hậu môn trực tràng khiến máu không thể lưu thông, bị ứ lâu ngày dẫn đến giãn các tĩnh mạch trĩ, gây sa búi trĩ. Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ chính là chảy máu. Khi thấy có máu tươi sau mỗi lần đi đại tiện, bệnh nhân thường rất lo lắng và không biết phải xử lý thế nào.

Chảy máu khi đại tiện là triệu chứng sớm và gây lo lắng nhất cho bệnh nhân mắc trĩ cấp

Những nguy hiểm khi đi ngoài ra máu tươi

Đi ngoài ra máu tươi là một trong những triệu chứng sớm nhất của chứng bệnh trĩ, khi mới bắt đầu máu chỉ chảy kín đáo và chỉ xuất hiện trên phân hoặc có thể là trên giấy vệ sinh. Càng về sau máu sẽ chảy nhỏ thành từng giọt và còn có thể bắn thành tia, nặng hơn nữa là khi bệnh nhân đứng hay là ngồi xổm hoặc cũng có thể chỉ là đi lại cũng sẽ khiến máu chảy ra, kèm theo đó là sự đau rát hậu môn hay sa búi trĩ. Điều này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của những người mắc phải căn bệnh này.

Chảy máu trong bệnh trĩ do tổn thương, ma sát, những sự va chạm có thể làm rách bề mặt của búi trĩ dẫn đến tình trạng chảy máu nhỏ giọt khi đi đại tiện. Việc mặc quần áo bó, chật, chất liệu thô cứng cọ sát cũng làm tổn thương búi trĩ dẫn đến chảy máu. Vệ sinh hậu môn không đúng cách, dùng giấy khô hoặc trà, rửa quá mạnh sẽ gây ra chảy máu ở vùng trĩ.

Chảy máu kéo dài trong bệnh trĩ có thể dẫn đến thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ. Tình trạng chảy máu, tiết dịch ở vủng viêm còn gây ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân, nguy cơ nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn là không nhỏ. Huyết khối (cục máu đông) xuất hiện sau khi chảy máu, gây đau mót đại tiện, đau dữ dội khi phân đi qua ống hậu môn; cục máu đông có thể gây tắc mạch, sưng phồng, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ.

Một số loạt thuốc tân dược giúp cầm máu nhanh nhưng gây nhiều tác dụng phụ và chỉ được dùng không quá 1 tuần

Xử lý đi ngoài chảy máu trong bệnh trĩ

Vệ sinh hậu môn cẩn thận: không nên dùng loại giấy vệ sinh thường vừa gây khô rát, vừa dễ làm tổn thương búi trĩ. Tốt nhất nên rửa hậu môn bằng nước sạch và dùng khăn bông nhẹ nhàng thấm khô. Không nên sử dụng xà phòng để vệ sinh hậu môn, hãy dùng loại chuyên dụng hoặc dùng nước muối loãng rửa hàng ngày.

Ngâm nước ấm: Đây là cách hữu hiệu giúp cho hậu môn giảm sưng đau, phù nề hay nhiễm trùng. Chỉ nên dùng nước muối loãng 2 lần mỗi ngày, nếu cho quá nhiều muối sẽ có thể gây xót đối với hậu môn đang tổn thương.

Một số thuốc tân dược được chỉ định như Đường uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ Flavonoid, giúp ổn định mạch máu tránh dãn quá mức, giảm phù nề; các thuốc dùng tại chỗ giúp co mạch, cầm máu. Đa phần các thuốc này cho tác dụng nhanh, nhưng chỉ dùng thời gian ngắn, có nhiều tác dụng không mong muốn.

Trong khi đó, y học phương đông ưu tiên sử dụng các vị thảo dược an toàn cho những người bị trĩ cấp tính vừa chống táo bón, cầm máu, tăng sự đàn hồi và bền vững thành mạch, chống viêm chống phù nề, giúp co búi trĩ.

Đa phần mọi người vẫn nghĩ, điều trị trĩ nói riêng và bệnh nói chung bằng Đông dược thì thường có tác dụng chậm, thời gian điều trị dài. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thùy Dương – Phó Trưởng bộ môn Dược lực, Đại học Dược Hà Nội chia sẻ: Đa số các dược liệu có tính chất ôn hòa hơn, thời gian điều trị cũng thường kéo dài nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Vẫn có những dược liệu có tác dụng khá là nhanh, khá là mạnh và có thể sử dụng để điều trị triệu chứng cấp tính.

Tottri điều trị trĩ chảy máu ngay tuần đầu sử dụng

Tottri - thuốc điều trị trĩ cấp nổi tiếng của Traphaco, là một minh chứng cho quan điểm đó. Nhóm chuyên gia Bộ môn Dược lực, Đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu tác dụng cầm máu. Theo kết quả, Tottri có tác dụng cầm máu tương đương Adrenoxyl (hoạt chất tân dược co mạch nhanh): Tottri ở cả 2 mức liều (tương đương trên người: 1-2 túi (2-4 viên)/lần x 3 lần/ngày) đều có tác dụng làm giảm thời gian chảy máu có ý nghĩa so với lô chứng (p<0,01).

Thử nghiệm tính an toàn với liều nhắc lại 28 ngày cho thấy Tottri giúp điều trị bệnh trĩ lành tính, không gây độc trên gan, thận và ngừa tái phát hiệu quả.

Để giúp người bệnh nhanh chóng đạt được hiệu quả trong tuần đầu tiên sử dụng, đặc biệt là tình trạng sa búi trĩ, đi ngoài ra máu, đau rát, … Chuyên gia của công ty Traphaco đã đưa ra liệu trình điều trị chuẩn của Tottri như sau: 2 gói hoàn cứng (~ 4 viên nang cứng)/ lần x 3 lần/ ngày, uống trước bữa ăn trong vòng 10 ngày. Với liều này, chỉ sau 1-3 ngày, các tình trạng chảy máu, đau, sưng viêm đã bắt đầu không còn. Hết liệu trình 10 ngày, nếu bệnh nhân nào muốn dùng thêm để phòng trĩ tái phát, có thể dùng với liều 1 gói hoàn cứng (~2 viên nang cứng)/ lần x 3 lần/ ngày trong 1 tháng tiếp theo.

TOTTRI - GIẢM TRIỆU CHỨNG TRĨ CẤP NGAY TUẦN ĐẦU SỬ DỤNG

Fanpage: Tottri Điều trị hiệu quả trĩ cấp

Tổng đài Traphaco miễn cước: 1800.6612

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Xem thêm thông tin sản phẩm tại: http://tottri.vn/about-tottri

Liên hệ tư vấn: https://traphacoshop.com/tottri-hoan-cung.html

* Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X