Hotline 24/7
08983-08983

Giải pháp ổn định hen suyễn ở người cao tuổi hiệu quả và an toàn

Tỷ lệ tử vong do hen suyễn ở nhóm bệnh nhân trên 65 tuổi cao gấp 14 lần so với các độ tuổi khác. Hen suyễn ở người cao tuổi thường nặng hơn do không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về hen suyễn ở người cao tuổi để có cách “đối phó” kịp thời nhé!

Hen suyễn ở người cao tuổi thường nặng hơn do không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời

Hen suyễn ở người cao tuổi là gì?

Hen syễn là một trạng thái lâm sàng của sự phản ứng cao độ ở phế quản do nhiều kích thích khác nhau, biểu hiện đặc trưng là khó thở, có tiếng cò cử do hậu quả của co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc phế quản và tăng tiết nhầy phế quản. Cơn khó thở thường xảy ra vào ban đêm, có thể tự hồi phục (do dùng thuốc hoặc không). Phân loại hen suyễn có thể chia thành 2 nhóm là hen nội sinh và hen ngoại sinh. Hen ngoại sinh (hen dị ứng) khởi phát từ khi còn trẻ (hen sớm), thường kèm với eczema hoặc viêm mũi dị ứng, có tiền sử gia đình bị hen, test da dương tính với dị nguyên.

Hen ở người cao tuổi thường thuộc nhóm hen nội sinh (hen nhiễm trùng) là những trường hợp không do dị ứng thường hen muộn bắt đầu từ trên 30 tuổi, không có tiền sử gia đình bị hen, triệu chứng dai dẳng, test da âm tính, không rõ yếu tố làm bùng nổ cơn hen (trừ nhiễm trùng và Aspirin), IgE máu bình thường.

Nguyên nhân gây hen suyễn ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hen. Có trường hợp lúc còn bé bị hen nhưng qua năm tháng bệnh hen đã biến mất, nay về già tuổi cao sức yếu lại thấy bệnh hen xuất hiện. Cũng có nhiều trường hợp người cao tuổi chưa hề bị hen một lần nào nhưng khi về già lại thấy những cơn hen cấp tính xuất hiện.

Nhiều yếu tố thuận lợi làm cho bệnh hen xuất hiện ở người cao tuổi như viêm họng mạn tính, viêm xoang, viêm phế quản, giãn phế quản do lạnh đột ngột hoặc lạnh kéo dài trong khi mặc không đủ ấm hoặc phòng ngủ không kín gió lùa. Người cao tuổi có thế bị hen do gặp phải kháng nguyên lạ đối với cơ thể như vảy da hay nước bọt của một số động vật có lông nuôi trong nhà như chó, mèo.

Nấm mốc cũng là một nguyên nhân được nhắc tới nhiều trong căn nguyên gây nên bệnh hen suyễn. Khói, bụi đường, khói của hút thuốc lá, thuốc lào hoặc ngửi phải mùi thuốc lá, thuốc lào trong một thời gian dài cũng là những căn nguyên thuận lợi làm bùng phát bệnh hen hoặc làm bệnh hen nặng thêm.

Một số thuốc dùng điều trị một số bệnh cũng là căn nguyên gây nên bệnh hen ở một số người cao tuổi như thuốc aspirin có tác dụng chống đau, hạ sốt, chống ngưng tập tiểu cầu. Người ta cũng có thể gặp hen suyễn ở một số bệnh nhân dùng thuốc chống đau, giảm viêm không steroid trong bệnh khớp.

Một số người cao tuổi bị hen khi ăn một số thức ăn như tôm, cua, uống bia… cũng xuất hiện bệnh hen.

Dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở người cao tuổi

Các nghiên cứu gần đây ở nhiều quốc gia cho thấy tỉ lệ người cao tuổi bị hen suyễn khoảng 4,5-9%. Bệnh hen suyễn ở người cao tuổi thường nặng do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cũng như sự kém nhạy cảm của người bệnh trong việc nhận biết sớm triệu chứng.

Để nhận biết và chẩn đoán hen ở người cao tuổi, cần dựa vào các vấn đề sau:

- Chẩn đoán xác định

+ Khai thác tiền sử dị ứng

Người bệnh và gia đình (ông, bà, bố mẹ, anh chị em ruột, con cái)

- Đã mắc bệnh hen hay chưa

- Đã mắc các bệnh dị ứng khác (chàm, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mùa xuân, viêm tai giữa), dị ứng với một số dị nguyên (bụi nhà, phấn hoa, thuốc, thức ăn…).

+ Khám lâm sàng

- Khó thở, khò khè, ho, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần, xuất hiện hoặc nặng hơn về đêm và sáng hoặc tiếp xúc các tác nhân kích thích.

- Nghe phổi có ran rít, ran ngáy trong cơn hen suyễn

+ Đo chức năng hô hấp (tiêu chuẩn vàng)

- PEF tăng 60 lít/phút hoặc tăng 20% so với trước khi hít thuốc giãn phế quản, hoặc PEF thay đổi hàng ngày trên 20%, gợi ý chẩn đoán hen.

- hoặc FEV1 khi đo bằng máy chức năng hô hấp tăng thêm ≥ 12% hoặc tăng thêm ≥ 200 ml sau khi hít thuốc giãn phế quản.

• Các xét nghiệm khác để biết chính xác có bị hen suyễn hay không.

- Test kích thích phế quản với metacholine hoặc histamine có thể được sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ hen suyễn nhưng đo chức năng hô hấp bình thường.

- Xét nghiệm tìm nguyên nhân: dị nguyên gây bệnh, xác định IgE toàn phần và IgE đặc hiệu sau khi đã khai thác tiền sử dị ứng và làm các thử nghiệm lấy da, thử nghiệm kích thích với các dị nguyên đặc hiệu.

- Ngoài ra có thể điều trị thử bằng thuốc giãn phế quản cường beta 2 + ICS có kết quả cũng là một chứng cớ để có thể chẩn đoán hen.

- Chẩn đoán phân biệt:

- Tắc nghẽn đường hô hấp trên: u chèn ép, bệnh lý thanh quản;

- Tắc nghẽn khí quản, phế quản: khối u chèn ép, dị vật đường thở (tiếng thở rít cố định, không đáp ứng với thuốc giãn phế quản).

- Hen tim: suy tim trái do tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: trên 40 tuổi, tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, chức năng hô hấp có rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn.

- Các bệnh lý phế quản, phổi khác.

Cùng lắng nghe tư vấn từ PGS Nguyễn Thị Bay - Chủ tịch Hội Đông Tây y kết hợp, Nguyên trưởng Bộ môn YHCT, Đại học Y Dược TPHCM trong video dưới đây để hiểu thêm:

>> Xem thêm: Chi tiết giải đáp từ chuyên gia về PHÒNG + ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN & CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP

Lưu ý khi điều trị hen suyễn ở người cao tuổi

Điều trị hen suyễn ở người cao tuổi thường gặp rất nhiều khó khăn, cần lưu ý những điểm sau khi điều trị hen ở người cao tuổi:

- Điều đầu tiên phải lưu ý đến vấn đề tâm lý tuổi già. Phải khéo léo thuyết phục các cụ hiểu được đây là bệnh mạn tính và việc chữa trị đòi hỏi phải đều đặn và kéo dài. Người thân trong gia đình cũng cần nhắc nhở các cụ bỏ thuốc lá hoặc các thói quen không tốt cho căn bệnh, giúp các cụ dùng thuốc đều đặn đúng giờ và phát hiện thay cho các cụ các dấu hiệu cảnh báo bệnh sẽ diễn tiến nặng.

- Điều thứ hai cần lưu ý là vấn đề tương tác thuốc. Khi đi khám bệnh nên báo cho bác sĩ biết các bệnh lý khác của mình và mang theo đầy đủ đơn thuốc của các loại thuốc đã và đang sử dụng. Có một số thuốc điều trị bệnh khác nhưng có thể làm cho bệnh hen suyễn nặng lên như aspirin, các thuốc giảm đau, một số thuốc điều trị cao huyết áp, nội tiết tố nữ điều trị mãn kinh và một số thuốc an thần gây ngủ.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các tác dụng phụ hay gặp của thuốc trị hen suyễn như run tay, hồi hộp, tim đập nhanh, vọp bẻ, tiểu đêm, khó ngủ, tiểu gắt… và thông báo cho bác sĩ để bác sĩ có thể cân nhắc việc giảm liều thuốc hoặc đổi thuốc khác.

- Điều cần lưu ý thứ ba là sử dụng thuốc đường hít sao cho đúng cách để thuốc có thể vào phổi đầy đủ và đạt được hiệu quả điều trị. Do tuổi già kém minh mẫn hoặc kém linh hoạt, việc dùng thuốc đường hít có thể gặp nhiều khó khăn. Người thân trong gia đình cần kiên nhẫn giúp các cụ tập luyện để có thể dùng thuốc đường hít sao cho có hiệu quả nhất.

Nếu dùng bình xịt định liều nên lưu ý sự phối hợp đồng thời giữa động tác bóp (bình xịt) và động tác hít, nếu là bình hít bột khô thì luồng khí hít vào bằng miệng phải đủ mạnh để đưa các hạt bột li ti vào phổi đến tận các phế nang. Máy phun khí dung dễ sử dụng hơn cả nhưng bất tiện, cồng kềnh và dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn nếu không biết vệ sinh các dụng cụ đúng cách.

Khi hít thuốc qua mặt nạ, cần phải há to miệng khi hít vào để cho lượng thuốc vào phổi tối ưu. Sử dụng thuốc đường hít đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp chữa trị hen suyễn thành công.

Thuốc điều trị hen suyễn ở người cao tuổi tốt nhất?

Những người đã mắc bệnh hen ngoài điều trị bệnh khi lên cơn hen, việc điều trị dự phòng là hết sức quan trọng nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc nặng thêm. Người bệnh hen suyễn nên đi khám bệnh định kỳ hoặc được bác sĩ theo dõi sát sao.

Ngoài dùng các thuốc Tây dự phòng hen ở người cao tuổi thì có thể cân nhắc dùng các thuốc có nguồn gốc thảo dược để dự phòng hen. Lưu ý dùng thuốc điều trị, không dùng thực phẩm chức năng để chữa bệnh, dùng các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Truy cập website http://www.benhhen.vn/ để biết thêm thông tin về bệnh hen hoặc gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để được các bác sỹ tư vấn trực tiếp.

XEM THÊM THÔNG TIN VỀ THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC (LÀ THUỐC, KHÔNG PHẢI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG):

 

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

15-nam-danh-dau-thanh-cong-cua-thuoc-y-hoc-co-truyen-dieu-tri-hen-phe-quan-copd-2

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng:

Ngày uống 2 lần sau ăn.

  • Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

  • Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X