Hotline 24/7
08983-08983

Giải đáp từ A-Z những thắc mắc về bệnh gan và nguy cơ lây nhiễm của bệnh nhân gan

Cập nhật ngay những kiến thức về bệnh gan từ các chuyên gia để nhận biết bệnh sớm và tránh nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay.

Bệnh viêm gan được coi là sát thủ thầm lặng với rất nhiều triệu chứng khó thấy, chỉ khi xét nghiệm mới phát hiện ra bệnh. Do đó, hầu hết bệnh nhân khi biết mình có bệnh thì đã ở giai đoạn mãn tính như: xơ gan, xơ gan mất bù, ung thư gan,… Nguy hiểm hơn, trong thời điểm có dịch bùng phát, những người có nền bệnh gan lại dễ gặp biến chứng khó lường nếu chẳng may nhiễm virus.

Dưới đây, PGS. TS. BS Nguyễn Thị Vân Hồng - Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai và PGS. TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia (*), sẽ mang tới cái nhìn tổng quan về bệnh gan và nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này.

PV: Bác sĩ có thể cung cấp những kiến thức tổng quan về bệnh gan và những loại bệnh gan thường gặp không ạ?

BS Hồng: Bệnh lý gan mật là bệnh lý khá thường gặp. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh và được chẩn đoán hết sức rõ ràng như viêm gan virus B hoặc C. Việt Nam nằm trong vùng có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B rất cao với tỉ lệ 10-15% dân số. Viêm gan virus C chiếm tỉ lệ thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra còn có các loại bệnh khác như viêm gan virus D hay E.

Một nguyên nhân cũng khá phổ biến hiện nay là viêm gan do rượu bia. Xu hướng sử dụng thức uống có cồn ngày càng tăng dẫn đến những tổn thương gan cũng ngày càng phổ biến hơn so với viêm gan virus.

Một nhóm nguyên nhân nữa cũng đang gia tăng với tốc độ rất nhanh trên thế giới, thậm chí nhiều hơn cả so với viêm gan virus hay do rượu, đó là bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Thường thấy nhất là rối loạn chuyển hóa mỡ, chúng tôi gọi đó là nhóm bệnh NAS - gan thoái hóa mỡ. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, béo phì hoặc mắc những bệnh của rối loạn chuyển hóa khác như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý tuyến giáp và người có rối loạn chuyển hóa mỡ nói chung. Ngoài ra còn có một số bệnh khác khác như: rối loạn chuyển hóa đồng, rối loạn chuyển hóa sắt hay nhóm tổn thương gan tự miễn.

Đối với những người bình thường, dù không mắc những bệnh về gan như đã nói ở trên nhưng nếu sử dụng thuốc không an toàn, không kiểm soát thì nhóm tổn thương gan do thuốc cũng chiếm tỉ lệ tương đối cao.

Rõ ràng với xu hướng sử dụng thuốc không an toàn và chế độ ăn quá nhiều đường, xu hướng nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa càng ngày càng tăng lên và gây tổn thương nặng nề cho gan. Khởi đầu là viêm gan, nặng hơn là dẫn đến giai đoạn xơ gan.  Và từ xơ gan đến mắc ung thư gan là con đường rất ngắn.

PV: Bác sĩ hãy cho biết những dấu hiệu nào cho biết mình bị mắc bệnh gan và khi nào thì nên đi xét nghiệm để có phương án điều trị ạ?

BS Hồng: Những bệnh lý về gan sẽ gây ra những triệu chứng và biểu hiện bệnh lý trên 4 chức năng cơ bản sau:

Biểu hiện trên da: Đây là biểu hiện sớm nhất của bệnh lý liên quan đến gan. Người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng vàng da và niêm mạc: vàng da, sạm da thậm chí xuất hiện những mảng bầm máu, nốt xuất huyết rất hay gặp ở phần nửa người trên, ở ngực, cổ, vai. Xuất huyết dưới dạng sao, còn gọi là sao mạch.

Những dấu hiệu xuất hiện muộn hơn là tình trạng phù chân, cổ trướng và gầy sút cân. Với người gan bắt đầu hơi to ra một chút sẽ có dấu hiệu hơi đau căng tức một chút ở vùng hạ sườn bên phải, là nơi vị trí của gan.

Khi bị mắc bệnh gan, người bệnh còn có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, khả năng làm việc giảm sút. Do đó nếu có dấu hiệu này trong khoảng thời gian dài thì bạn nên đi xét nghiệm để kiểm tra những thay đổi về mặt sinh hóa và nhận biết sớm nếu có tổn thương gan.

Ngoài ra, những thay đổi trên xét nghiệm máu cũng đảm bảo là sẽ thể hiện trên sự thay đổi của 4 chức năng của gan. Hơn nữa, kết quả này còn thể hiện thêm một thông số nữa là các thành phần của men gan tăng, thể hiện tình trạng hủy hoại các tế bào gan.

Tuy nhiên còn một nhóm bệnh nữa cần làm xét nghiệm thường xuyên là nhóm người có bệnh lý gan tiềm tàng từ trước. Ví dụ người mắc viêm gan virus B, C dù không có triệu chứng gì nhưng việc sàng lọc theo dõi định kì, thường xuyên trên xét nghiệm máu vẫn hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy, khá nhiều người hoàn toàn không có triệu chứng nhưng kết quả khám định kì vẫn cho thấy gan đã tổn thương rất nặng.

PV: Ung thư gan và những bệnh lý về gan có thể chữa khỏi không thưa bác sĩ?

BS Hồng: Các bệnh lý về gan nói chung nếu phát hiện được sớm, phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh, điều trị đúng nguyên nhân, kiểm soát được nguyên nhân thì bệnh có thể dừng lại và tổn thương gan sẽ không tiến triển nữa. Chẳng hạn tổn thương gan do thuốc, nếu phát hiện ra đúng loại thuốc gây hủy hoại tế bào gan hay tình trạng ứ mật tại gan thì chỉ cần dừng các loại thuốc đó thì gan sẽ có khả năng hồi phục.

Nếu tổn thương gan do rượu và phát hiện ra ở giai đoạn viêm gan thì chỉ cần dừng rượu hoàn toàn cộng thêm chế độ ăn lành mạnh thì gan vẫn có khả năng hồi phục hoàn toàn. Nhưng nếu đã bước vào giai đoạn xơ gan thì tình trạng không thể đảo ngược.

PV: Bệnh gan ảnh hưởng như thế nào đến các chức năng trong cơ thể?

BS Hồng: Gan có 4 chức năng chính: Chức năng chuyển hóa, tạo mật, bài tiết mật, tạo các yếu tố giúp đông máu và chức năng thải độc. Khi gan bị tổn thương thì cả 4 chức năng đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của từng chức năng hết sức khác nhau tùy theo nhóm bệnh. Chẳng hạn, tổn thương gan do rượu thì chức năng tạo mật, bài tiết mật sẽ bị ảnh hưởng, nên dấu hiệu vàng da xuất hiện tương đối sớm. Với tổn thương gan do sử dụng thuốc thì khả năng phục thuộc vào từng loại thuốc gây ra tình trạng hủy hoại tế bào gan, cho nên men gan thường tăng lên rất nhiều,... Tùy vào từng nguyên nhân có thể gây ra những triệu chứng khác nhau.

Một điều nguy hiểm nữa là trong giai đoạn dịch bệnh, nếu bạn có bệnh nền là bệnh gan thì thường cả 4 chức năng của gan đều bị ảnh hưởng nặng nề hơn khi chẳng may bị nhiễm virus. Đặc biệt là chức năng khử độc. Khi chức năng khử độc bị ảnh hưởng thì việc ăn uống, sử dụng thuốc cũng có thể đưa vào những chất độc và nó sẽ không được đào thải ra ngoài. Điều này vô hình chung khiến cho gan phải làm việc nhiều hơn. Việc ứ đọng chất độc nhiều hơn vì không được đào thải sẽ dẫn đến tốc độ suy gan nhanh hơn bình thường và bệnh tình trở nên trầm trọng.

PV: Những người có bệnh lý về gan liệu có nguy cơ dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là COVID-19 hơn những người có sức khỏe bình thường không thưa bác sĩ?

BS Hồng: Hiện chưa có cơ sở nào khẳng định bệnh nhân gan có nguy cơ nhiễm virus mùa dịch cao hơn người bình thường. Việc nhiễm virus, đặc biệt là COVID-19 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: môi trường; khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh; điều kiện để ngăn chặn việc lây nhiễm... Nếu như đảm bảo được các yếu tố an toàn thì khả năng lây nhiễm COVID-19 cũng giống như người bình thường. Tuy nhiên, nếu như để nhiễm bệnh thì khả năng làm nặng lên mắt xích yếu trong cơ thể với người đã bị mắc bệnh gan làm tốc độ suy gan tiến triển nhanh và khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch.

PV: Như BS đã chia sẻ ở trên thì có nhiều trường hợp tăng men gan hay gan nhiễm mỡ là do chế độ dinh dưỡng hay sinh hoạt của chúng ta không hợp lý. BS có thể chia sẻ rõ hơn về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho những trường hợp này không ạ?

BS Lâm: Với người bị gan nhiễm mỡ kèm theo tình trạng mỡ máu cao, chúng ta phải áp dụng một chế ăn cân đối, nhiều rau xanh, quả chín. Lượng chất đạm bổ sung vừa đủ nhưng chất béo phải cân đối và ưu tiên sử dụng chất béo tốt cho sức khỏe. Ví dụ sử dụng chế độ ăn nhiều chất xơ, chất xơ hòa tan với các nguồn như: ngũ cốc, rau quả cũng giúp giảm tình trạng mỡ máu cao. Khi chúng ta giảm được tình trạng mỡ máu cao thì tình trạng gan thoái hóa mỡ, nhiễm mỡ cũng giảm hẳn.

Với các bệnh nhân bị các vấn đề khác như tiểu đường mà kèm theo gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao thì chúng ta lại phải áp dụng chế độ ăn đảm bảo để đường trong máu không bị tăng. Đó là chế độ ăn nhiều rau xanh, gạo lứt,… Cần tránh sử dụng mỡ động vật, mỡ bão hòa và nhất là nội tạng động vật như tim, gan,... Vì sẽ khiến tình trạng gan nhiễm mỡ, mỡ máu nặng hơn. Ngoài ra, những người có chức năng gan đang kém thì nên hạn chế sử dụng rượu bia vì gan sẽ phải làm việc quá sức dẫn đến khả năng thải độc ngày càng suy giảm.

PV: Tại sao những bệnh nhân bị mỡ máu cao hay tăng huyết áp, phải dùng thuốc tây hàng ngày lại dễ bị viêm gan hay suy giảm chức năng gan ạ? Trong trường hợp này thì nên xử lý như thế nào thưa bác sĩ?

BS Hồng: Hầu hết các thuốc khi dùng đều phải qua gan chuyển hóa, sau đó đào thải ra ngoài qua thận. Do đó khi có suy gan, suy thận thì việc sử dụng thuốc đều phải giảm. Do đó, bệnh nhân đang sử dụng thuốc buộc phải theo dõi thường xuyên để biết có phải giảm liều lượng, dừng thuốc hay thay đổi loại thuốc mình sử dụng.

Nhiều trường hợp sử dụng thuốc điều trị gây ra tình trạng hủy hoại tế bào gan, ứ mật tại gan, bắt đầu có những rối loạn đông máu và ảnh hưởng đến 4 chức năng của gan. Khi men gan bắt đầu tăng lên, việc sử dụng thuốc gây ra mức độ ảnh hưởng đến gan: thứ nhất là hủy hoại tế bào gan thể hiện rõ trên các thông số khi xét nghiệm kèm theo triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, hơi sút cân; thứ hai là tình trạng ứ mật tại gan và vàng da.

PV: Những người đã có bệnh lý về gan nên làm gì để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân mình trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay?

BS Lâm: Người bị bệnh gan sẽ có sức khỏe yếu hơn người bình thường. Do đó trong bối cảnh mùa dịch, chúng ta phải áp dụng một chế độ ăn lành mạnh để giúp nâng cao sức khỏe. Chế độ ăn đảm bảo sẽ đủ 4 nhóm thực phẩm sau:

Nhóm chất đạm: Những người bệnh gan ở giai đoạn mãn tính nên có chế độ ăn giàu đạm hơn bình thường. Cần đảm bảo thịt có giá trị sinh học cao như thịt cá trứng sữa hoặc ăn thêm đạm từ đậu phụ hoặc đậu đỗ.

Nhóm chất béo: cần cung cấp các axit béo thiết yếu ở mức độ vừa phải.

Nhóm đường bột: Ngũ cốc, cơm, mì, ngô, khoai, sắn.

Nhóm rau xanh, quả chín: cần ăn đa dạng.

Đặc biệt, trong từng bữa ăn hay mỗi ngày nên đa dạng thực phẩm kể trên. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nên đảm bảo 5/8 nhóm thực phẩm mỗi ngày. Thực phẩm trong bữa ăn phải đảm bảo sạch, an toàn và giúp dự phòng ngộ độc thực phẩm, nâng cao sức khỏe con người.

Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe lá gan, ngoài các vitamin và khoáng chất, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm bổ gan hiệu quả. Chẳng hạn như thực phẩm chức năng Boganic với thành phần dược liệu an toàn được rất nhiều người Việt tin dùng.

Boganic: 20 năm tận tâm bảo vệ gan người Việt

Thuốc bổ gan Boganic tự hào 20 năm đồng hành chăm sóc và bảo vệ lá gan cho hàng triệu người dân Việt Nam. Với nguồn nguyên liệu 100% đạt chuẩn GACP-WHO, sạch và an toàn, áp dụng dây chuyền hiện đại, Boganic được chứng minh lâm sàng giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng: mẩn ngứa, dị ứng, chán ăn, ăn không tiêu, vàng da, nước tiểu vàng, hạ men gan chỉ sau 10 ngày dùng thuốc.

Boganic của Traphaco được vinh danh Top 10 thương hiệu Việt tiêu biểu xuất sắc

Tiếp nối thành công và kế thừa hành quả tinh hoa của thuốc bổ gan Boganic, Traphaco tiếp tục phát triển những dòng sản phẩm bổ gan chuyên biệt là: Trà thảo dược Boganic dạng nước đóng chai, Tpbvsk Viên nang mềm Boganic Lippi (**) hỗ trợ hạ men gan, giải độc gan, bảo vệ gan; Tpbvsk Siro Boganic Kid (**) giúp thanh nhiệt tiêu độc, mát gan, hỗ trợ giảm các triệu chứng dị ứng ở trẻ từ 6 tháng tuổi. Tất cả tạo nên bộ giải pháp bảo vệ sức khỏe lá gan cho người Việt ở mọi lứa tuổi.

Đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối sản phẩm: CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

Hotline: 1800 6612

Fanpage: https://www.facebook.com/ThuocboganBoganic/

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc mua hàng trực tuyến qua:

https://traphacoshop.com/he-tieu-hoa.html

* Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng


(*) Nội dung trích từ tư vấn trực tuyến “Lời khuyên cho người bệnh bệnh gan trong mùa dịch” vào 14h30, thứ Năm, ngày 10/09/2020 trên Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống online.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X