Giải đáp 11 câu hỏi thường gặp về tầm soát đột quỵ
Ai cần tầm soát đột quỵ? Các xét nghiệm cần làm là gì? Chi phí và địa chỉ cần đến khi có nhu cầu tầm soát đột quỵ?... Tất cả những thắc mắc này đã có lời giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc đón xem.
1. Tỷ lệ tử vong vì đột quỵ “TOP 1” ở Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Y tế, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đây là điều đáng lo ngại vì trên thế giới, căn bệnh này chỉ xếp thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong, cao nhất là bệnh lý tim mạch và ung thư. Điều này có nghĩa là, tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong vì đột quỵ đứng hàng đầu, vượt qua ung thư và tim mạch.
Tại Việt Nam, đột quỵ hiện đang là nguyên nhân gây tử vong cao nhất, vượt qua cả tim mạch và ung thư. 3 dấu hiệu thường thấy của đột quỵ là méo miệng, nói ngọng, yếu liệt tay chân.
Tổ chức Y tế (WHO) thống kê, mỗi năm có khoảng 15 triệu người mắc đột quỵ não, khoảng 5 triệu người trong số đó tàn phế vĩnh viễn và 5 triệu người tử vong. Còn ở Mỹ, cứ 10 người đột quỵ thì 7 người không thể quay trở lại công việc trước đây. Đó là gánh nặng cho bản thân bệnh nhân, gia đình và xã hội khi mất đi nguồn nhân lực rất lớn.
Đột quỵ không chừa một ai và tuổi trẻ cũng hoàn toàn không miễn nhiễm với căn bệnh này. Trong đột quỵ, thời gian được ví như “quý như vàng”, bởi nếu để nó xảy ra thì cứ mỗi phút trôi qua, 2 triệu tế bào nơron thần kinh, đồng nghĩa với khoảng 12km sợi trục nơron thần kinh não, chết không hồi phục nếu thiếu máu nuôi.
>>> Phân biệt dấu hiệu đột quỵ với trúng gió, cảm lạnh
2. Phòng ngừa đột quỵ, cách nào tốt nhất?
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng - Chủ tịch Hội đột quỵ TPHCM, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115, để giải quyết được gốc rễ gánh nặng điều trị đột quỵ, không gì tốt hơn là điều trị phòng ngừa, tức là kiểm soát tốt các nguyên nhân gây ra bệnh.
Phòng ngừa đột quỵ có 2 dạng tiên phát và thứ phát. Trong đó, phòng ngừa tiên phát là khi chưa bị đột quỵ nhưng có yếu tố nguy cơ như rung nhĩ, cao huyết áp, tiểu đường… thì cần dùng thuốc theo chỉ định, điều chỉnh tốt để phòng ngừa đột quỵ có thể xảy ra trong tương lai.
Phòng ngừa thứ phát là bệnh nhân đã xảy ra đột quỵ, may mắn thoát khỏi nguy cơ tử vong, phục hồi tốt, nhưng vẫn cần sử dụng thuốc để phòng ngừa biến cố đột quỵ tái phát.
Hiện cả hai vấn đề tiên phát và thứ phát đều đã có đầy đủ các sử dụng thuốc để giúp bệnh nhân giảm nguy cơ. Điều này mang ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong, tàn phế do đột quỵ gây ra.
Chẳng hạn với bệnh nhân rung nhĩ, nếu tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc kháng đông với sự theo dõi thường xuyên của một bác sĩ chuyên khoa thì có thể giảm được đến 70% các biến cố đột quỵ trong tương lai. Tương tự, nếu chúng ta kiểm soát huyết áp, tiểu đường, cholesterol trong máu thì có thể giảm được 65% các biến cố đột quỵ.
Điều quan trọng là việc phòng ngừa chỉ có hiệu quả khi phát hiện sớm, kiểm soát sớm, khởi trị sớm. Song, vấn đề hiện nay theo PGS Huy Thắng nhận định, ý thức phòng bệnh tại Việt Nam đang thấp ở mức báo động, rất ít người đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để tầm soát bệnh, trong khi đây là việc có ý nghĩa rất lớn vì giúp phát hiện sớm các bệnh lý. Nếu không phòng ngừa tốt sẽ dẫn đến y tế quá tải trong điều trị đột quỵ cấp.
>>> Vì sao mùa đông thường dễ đột quỵ nhất trong 4 mùa?
3. Ai nên tầm soát đột quỵ?
TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TPHCM cũng nhận định, việc tầm soát đột quỵ mang ý nghĩa rất lớn, nó có thể dự phòng được trên 80%. Tầm soát đột quỵ không phân biệt ngành nghề, đặc biệt quan trọng với những người có các vấn đề:
Đái tháo đường: Đây là bệnh mạn tính không lây, thường diễn tiến âm thần, không chỉ dẫn đến biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận... mà người bị đái tháo đường còn có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2-4 lần so với người bình thường.
Tăng huyết áp: Căn bệnh này có thể gây ra bệnh về mạch máu, bao gồm cả tim và não. Bệnh về mạch máu có thể hình thành huyết khối trong khắp cơ thể, dẫn đến mạch máu khiếm khuyết, hình dạng bất thường. Chúng có thể bị vỡ nếu bị tác động bởi một sự thay đổi huyết áp lớn.
Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ
Cholesterol cao có thể hủy hoại các lớp áo trong của mạch máu khắp cơ thể, bao gồm tim và não. Cholesterol có xu hướng hình thành và gây xơ cứng mạch máu, làm tăng nguy cơ máu bị đóng cục trong mạch máu, cản trở việc cung cấp máu lên não.
Người có bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim... thường có nguy cơ cao bị đột quỵ.
Hút thuốc lá: Người thường xuyên hút thuốc lá dễ viêm trong mạch máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông dẫn đến đột quỵ. Theo nghiên cứu, những người hút thuốc lá ít hơn 11 điếu trong một ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 46% so với người không hút. Hút hai gói thuốc một ngày nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần.
Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ: Nếu gia đình có người thân từng bị đột quỵ, người bệnh có thể tăng nguy cơ do nếp sống, thói quen, yếu tố di truyền các bệnh lý có nguy cơ cao.
Ngoài ra, nếu xuất hiện các dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) như méo miệng, yếu tay chân, đau đầu đột ngột… sau đó tự hết trong vòng 24 giờ thì cũng nên đi tầm soát đột quỵ ngay.
4. Độ tuổi nào nên tầm soát đột quỵ và bao lâu nên thực hiện một lần?
Theo TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, tuổi 40 trở lên phải tầm soát đột quỵ. Theo những điểm chung của thế giới và Việt Nam, những người 40 tuổi trở lên không có các yếu tố nguy cơ: không tăng huyết áp, không đái tháo đường, không xơ vữa động mạch, không mắc bệnh tim và các bệnh mạn tính khác thì kiểm tra sức khỏe 6 tháng/ lần để tầm soát những gì mới xuất hiện.
Những người có các yếu tố nguy cơ trên thì 3 tháng tầm soát 1 lần. Khi đi khám, tùy mỗi trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng khác nhau phù hợp với tình trạng sức khỏe tại thời điểm đó.
Trong đó, nếu người bệnh được thực hiện chụp mạch máu não, kết quả hoàn toàn bình thường thì sau 3 năm (người trên 50 tuổi) hoặc sau 5 năm (với người dưới 50 tuổi) mới cần tái khám. Tuy nhiên, đây là trường hợp kết quả chụp mạch máu não (MRI) bình thường, ngoài kỹ thuật chẩn đoán này, khi tầm soát đột quỵ, người bệnh còn làm thêm các xét nghiệm khác nhằm phát hiện những yếu tố nguy cơ của đột quỵ (đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu…). Vì vậy, thời điểm thực hiện lại việc tầm soát còn tùy mỗi người, điều này sẽ được bác sĩ giải đáp khi bạn nhận các kết quả.
Người trên 40 tuổi, rượu bia, thuốc lá, có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường... cần tầm soát đột quỵ
GS Thông cũng nhấn mạnh, quan trọng nhất, mỗi người cần phải theo dõi kỹ cơ thể, nếu như thấy có những bất thường cần nhanh chóng đến các bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra. Ví dụ, nếu cảm thấy nóng bừng trong đầu, nhiều người tưởng đó là căng thẳng nhưng không phải, đó là cơn huyết áp. Hoặc nếu đang bị đái tháo đường, nhưng gần đây bị sụt ký hoặc tự nhiên ăn uống tốt lên, thì đó là lúc cần cần tầm soát… Vậy nên những người có yếu tố nguy cơ cần theo dõi những biểu hiện bất thường của cơ thể. Còn những nhóm người khác nên kiểm tra đúng thời hạn.
>>> 24 giờ đầu tiên của đột quỵ, phải làm gì?
5. Những xét nghiệm cần làm khi tầm soát đột quỵ?
Việc đầu tiên khi tầm soát đột quỵ người bệnh sẽ được gặp bác sĩ Nội thần kinh, khám lâm sàng qua nhìn, nghe, gõ, sờ, trao đổi về tiền sử sức khỏe và bệnh lý liên quan đến mạch máu, thần kinh…
Đồng thời, người bệnh cũng sẽ được đo điều cao, cân nặng (tính chỉ số BMI) để kiểm tra xem vấn đề thừa cân, béo phì… Qua đó, tư vấn cách điều chỉnh lối sống, sinh hoạt, cũng như chỉ định cận lâm sàng cần thiết để phục vụ cho việc chẩn đoán.
Để tầm soát đột quỵ, chụp MRI là một trong những kỹ thuật chẩn đoán cần thiết để quan sát hệ thống mạch máu não. Hiện nay, chụp MRI 3 Testla (MRI 3T) tương đối hiện đại, với từ trường cao hơn cho phép máy khảo sát nhanh hơn, tái tạo hình ảnh 3D, chi tiết giải phẫu tốt hơn do đó các tổn thương dễ dàng phát hiện hơn.
Hình ảnh của MRI 3T giúp bác sĩ chẩn đoán, phát hình một loạt tình trạng bệnh lý của não như phù nề, xuất huyết, có khối u, nang, bất thường về cấu trúc, bệnh nhiễm trùng, viêm, vấn đề về mạch máu, tuyến yên, thân não. Ngoài ra, MRI 3T còn hữu ích trong việc đánh giá các vấn đề khác như đau đầu hoặc chóng mặt kéo dài, yếu hoặc liệt cơ, suy giảm thị lực hoặc động kinh, phát hiện các bệnh lý hệ thần kinh mãn tính.
Đặc biệt, trong khảo sát hệ thống mạch máu não, chụp MRI 3T không cần dùng thuốc cản từ mà vẫn có thể quan sát rõ bó sợi thần kinh, kiểm tra độ tưới máu não nên độ xâm lấn bằng 0 (nhưng trong một số trường hợp bắt buộc chỉ định tiêm thuốc cản từ để phát hiện khối u choán chỗ hoặc có các dấu hiệu bất thường như viêm hoặc khảo sát phân biệt u hay phình…).
Nếu không có MRI 3T, người bệnh có thể được chụp bằng máy MRI với đơn vị đo lường thấp hơn 1,5 Testla, vẫn đủ để khảo sát mạch máu não.
Chụp MRI 3 Tesla tại một bệnh viện chuyên sâu về cấp cứu, can thiệp đột quỵ trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Ngoài MRI, người bệnh cũng sẽ làm thêm xét nghiệm máu (Cholesterol toàn phần, Triglyceride, Cholesterol HDL, Cholesterol LDL kiểm tra tình trạng mỡ máu; Glucose, HbA1c phát hiện tiểu đường; Axit Uric kiểm tra bệnh gout); xét nghiệm chức năng thận (phân tích nước tiểu, Creatinin, Ure); xét nghiệm chức năng gan (men gan GGT, tỉ lệ AST/ALT) để tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, lipid máu…
Bên cạnh đó còn làm thêm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, như siêu âm tổng quát; siêu âm doppler tim, đo điện tim để kiểm tra chức năng tim; Siêu âm doppler động mạch cảnh để kiểm tra tình trạng của động mạch cảnh có hẹp hay không (vì hẹp động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhồi máu não).
Qua các kết quả xét nghiệm, hình ảnh này, bác sĩ sẽ định hướng điều trị bằng thuốc hoặc thay đổi cách sinh hoạt nhằm dự phòng, giảm thiểu tối đa biến cố đột quỵ gây tàn phế nặng nề cho người bệnh và gia đình.
>>> Mua một thùng bia hay đi siêu âm động mạch cảnh?
Ngoài chụp MRI, siêu âm doppler động mạch cảnh, siêu âm tim... người bệnh cần làm thêm một số xét nghiệm giúp chẩn đoán các yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ như đái tháo đường, rối loạn lipid máu...
6. Gói tầm soát hoàn chỉnh có những gì?
Tùy mỗi cơ sở y tế sẽ xây dựng các gói tầm soát đột quỵ khác nhau. Hiện nay, để phục vụ tốt hơn, thuận tiện hơn, nhiều bệnh viện đã chủ động hoàn thiện các gói khám, dựa trên điều kiện thực tế của mỗi cơ sở y tế và nhu cầu của người bệnh.
Đây không chỉ là tầm soát đột quỵ riêng biệt mà đây còn là dịp để kiểm tra sức khỏe tổng quát, toàn diện để kịp thời phát hiện bất thường cơ thể.
AloBacsi xin giới thiệu gói khám tầm soát đột quỵ tại một bệnh viện tại TPHCM để bạn đọc tham khảo:
Stt |
Nội dung chỉ định |
Ý nghĩa chỉ định |
1 |
Khám nội thần kinh |
Đánh giá các bệnh lý về thần kinh như: đau nửa đầu Migraine, động kinh, tai biến mạch máu não… |
2 |
Khám nội tim mạch |
Đánh giá các bệnh lý về tim mạch |
3 |
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser) |
Đánh giá tình trạng thiếu máu, một số bệnh nhiễm trùng và rối loạn đông máu do thiếu tiểu cầu |
4 |
Đường huyết lúc đói |
Phát hiện sớm bệnh tiểu đường |
5 |
HbA1C |
Đánh giá mức đường huyết trung bình trong 3 tháng trước đó |
6 |
Tổng phân tích nước tiểu (bằng máy tự động) |
Phát hiện bệnh lý đường tiết niệu |
7 |
Định lượng Ure |
Đánh giá về chức năng thận và các bệnh lý thận |
8 |
Định lượng Creatinin |
Đánh giá về chức năng thận và các bệnh lý thận |
9 |
Độ thanh thải creatinine- NT 24 giờ |
Đánh giá về chức năng thận và các bệnh lý thận |
10 |
Đo hoạt độ AST (GOT) |
Đánh giá bất thường về chức năng gan |
11 |
Đo hoạt độ ALT (GPT) |
Đánh giá bất thường về chức năng gan |
12 |
GGT |
Đánh giá tổn thương gan do rượu bia, thuốc lá |
13 |
Định lượng cholesterol toàn phần |
Kiểm tra mỡ máu nhằm sớm ngăn ngừa những rối loạn do mỡ máu |
14 |
HDL-Cholesterol |
|
15 |
LDL-Cholesterol |
|
16 |
Định lượng Triglycerid |
|
17 |
Xét nghiệm CRP hs |
Xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C trong máu |
18 |
Thời gian thromboplastin (TCK) |
Đánh giá chức năng cầm, đông máu
|
19 |
Thời gian prothrombin (TQ) |
|
20 |
Định lượng Fibrinogen |
|
21 |
Điện tim thường |
Phát hiện bệnh thiếu máu cơ tim, rối loạn dẫn truyền, dày thất, nhồi máu cơ tim, ngoại tâm thu.... |
22 |
Siêu âm tim |
Đánh giá chức năng tim và chẩn đoán xác định các bất thường của cơ tim, van tim, các bệnh lý bẩm sinh, rối loạn vận động vùng trong bệnh tim thiếu máu cục bộ |
23 |
Doppler động mạch cảnh, doppler xuyên sọ |
Phát hiện bệnh lý liên quan đến động mạch cảnh như phình, hẹp ,… |
24 |
Chụp cộng hưởng từ não - mạch não không tiêm chất tương phản |
Phát hiện u não, hẹp tắt, dị dạng bất thường mạch máu não, phát hiện bệnh lý mạch máu não cũ |
7. Quy trình tầm soát đột quỵ ra sao?
Quy trình thực hiện tầm soát cũng tùy thuộc mỗi cơ sở y tế xây dựng gói khám như thế nào, thông thường sẽ bao gồm các bước:
Bước 1: Đến bệnh viện sớm hơn thời gian hẹn 15 phút, đến bàn chăm sóc khách hàng sẽ có nhân viên hỗ trợ, tư vấn.
Bước 2: Điền thông tin cá nhân (họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, số điện thoại người khám, địa chỉ, số điện thoại người cần liên hệ). Đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
Bước 3: Xác nhận thông tin và đóng phí tại quầy tiếp nhận.
Bước 4: Nộp hồ sơ, đo huyết áp, chiều cao, cân nặng.
Bước 5: Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn lấy máu, nước tiểu làm xét nghiệm. Sau khi lấy mẫu máu, kỹ thuật viên sẽ cung cấp cho bạn lọ đựng mẫu nước tiểu, có dán tên, mã số. Nếu bàng quang chưa đầy nước và sẵn sàng cho việc lấy mẫu thì bạn nên uống nhiều nước.
Bước 6: Đo điện tâm đồ
Bước 7: Chụp X-quang tim phổi thẳng.
Bước 8: Siêu âm động mạch cảnh, siêu âm tuyến giáp, siêu âm tim, siêu âm bụng.
Bước 9: Chụp MRI
Bước 10: Chờ nhận kết quả. Thông thường, giấy hẹn và thời gian cụ thể nhận kết quả sẽ được ghim trên hồ sơ. Nếu có thay đổi, nhân viên sẽ thông báo trực tiếp cho bạn.
Bước 11: Quay lại gặp bác sĩ Thần kinh - Đột quỵ để được giải thích các kết quả, hướng dẫn cụ thể.
Bước 12: Lấy thuốc (nếu có) và ra về.
8. Có cần nhịn ăn trước khi tầm soát đột quỵ?
Tốt nhất là bạn nên nhịn ăn sáng để tầm soát đột quỵ. Bởi trong gói tầm soát có xét nghiệm máu. Ngoài ra, một số trường hợp nếu cần chụp MRI có chất cản từ thì cũng cần nhịn ăn sáng. Bên cạnh đó, đừng quên mang theo các loại thuốc đang sử dụng như thuốc huyết áp, tiểu đường (nếu có). Trong trường hợp nếu lỡ ăn sáng rồi thì bạn có thể lấy máu sau 6 tiếng hoặc trao đổi trực tiếp với bác sĩ, nhân viên y tế để được hướng dẫn cụ thể.
9. Cần lưu ý trong quá trình tầm soát đột quỵ?
Khi đo điện tâm đồ, bạn sẽ tháo hết các vật dụng cá nhân như đồng hồ, ví, thẻ từ… tránh nhiễu sóng, ảnh hưởng kết quả.
Khi chụp MRI, cần thông báo với kỹ thuật viên nếu có: bất cứ vật liệu cấy ghép hoặc thiết bị trong cơ thể có thể sản sinh ra từ trường, bằng kim loại hoặc thiết bị điện tử; bạn có tiếp xúc với bụi kim loại từ các hoạt động như mài, cắt trong quá trình làm việc; bạn đang có các vật liệu kim loại trong cơ thể do chấn thương; bạn đang có các vật thể có chứa kim loại hoặc các bộ phận từ kim loại (điện thoại di động, kéo, đồng hồ, thiết bị trợ thính, các dụng cụ hoặc chìa khóa).
Nên đi tiểu trước khi vào chụp MRI, vì nhiệt độ phòng tương đối thấp, thời gian chụp lâu (15-20 phút) có thể khiến bạn có nhu cầu đi vệ sinh trong khi chụp.
Trong quá trình chụp đầu bạn cần cố gắng giữ nguyên và nếu khó chịu hãy bóp bóng ngay tay để được kỹ thuật viên hỗ trợ.
10. Chi phí tầm soát đột quỵ?
Về chi phí tùy mỗi cơ sở y tế, các xét nghiệm được chỉ định. Nếu gói tầm soát đột quỵ thực hiện đầy đủ các cận lâm sàng như AloBacsi nói ở trên, trong đó có chụp MRI 3 Tesla chi phí sẽ cao hơn, khoảng 8-10 triệu đồng; nếu gói tầm soát đột quỵ trong đó chụp MRI 1,5 Tesla chi phí sẽ thấp hơn, khoảng 5-7 triệu đồng.
Nếu tính riêng lẻ từng khoản phí, xét nghiệm máu khoảng 80.000 đồng; xét nghiệm tiểu đường khoảng 150.000 đồng; tầm soát bệnh lý thận khoảng 150.000 đồng; tầm soát gout khoảng 40.000 đồng; bệnh lý gan khoảng 90.000 đồng; mỡ máu khoảng 140.000 đồng; xét nghiệm nước tiểu khoảng 60.000 đồng; siêu âm tổng quát khoảng 200.000 đồng; tầm soát bệnh tim (ECG gắng sức) khoảng 400.000 đồng; siêu âm doppler tim khoảng 300.000 đồng; siêu âm dopper động mạch cảnh khoảng 300.000 đồng; MRI 3 Tesla khoảng 3,9 triệu đồng (có thuốc cản từ khoảng 5 triệu đồng); MRI 1,5 Tesla khoảng trên 2 triệu đồng.
11. Địa chỉ tầm soát đột quỵ
Địa chỉ tầm soát đột quỵ tại TPHCM
Bệnh viện Nhân dân 115
527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
ĐT: (028) 3865 2368 - 3865 4139 - 3865 5110
Website: http://benhvien115.com.vn/
Bệnh viện Thống Nhất
Số 1, Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, TP.HCM
Tel: (028) 3869 0277
Hotline: (028) 3864 2142
Email: thongnhathospital@bvtn.org.vn
Website: http://bvtn.org.vn/
Bệnh viện Chợ Rẫy
201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
Tel: (028) 3855 4137 - 3855 4138
Email: bvchoray@choray.vn
Website: http://choray.vn/
Bệnh viện Quân y 175
786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 0969831010
Email: banbientap@benhvien175.vn
Website: https://benhvien175.vn/
Địa chỉ tầm soát đột quỵ tại Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai
78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 3869 3731
Website: http://bachmai.gov.vn/
Bệnh viện Thanh Nhàn
Số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 0243 9714 363
Hotline: 091 122 4099
Email: bvtv@hanoi.gov.vn
Website: www.thanhnhanhospital.vn
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
12 Chu Văn An, Quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: 02438233075 – 02438233073
Email: info@bvxanhpon.vn
Website: http://bvxanhpon.vn/
Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108
Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 069 572 400
Email: bvtuqd108@benhvien108.vn
Website: https://benhvien108.vn/
Bệnh viện E
89 Trần Cung - Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Hotline: 081 846 7686 - 086 889 1318
Email: bvetuvanonline@gmail.com
Website: https://benhviene.com/
Bệnh viện Hữu Nghị
Số 1, Trần Khánh Dư, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 024 3633 0705
Email: bvhn@benhvienhuunghi.vn
Website: http://benhvienhuunghi.vn/
Bệnh viện Quân Y 103
261 Phùng Hưng - Hà Đông - Hà Nội
Tel: 0967 811 616
Website: http://benhvien103.vn/
Bệnh viện Quân Y 105
Số 1 Chùa Thông - Sơn Lộc - Sơn Tây - Hà Nội
Tel: 069 595 311 - 0243 930 414
Email: benhvienquany105@gmail.com
Website: benhvienquany105.vn
Địa chỉ tầm soát đột quỵ tại khu vực miền Bắc
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
479 Lương Ngọc Quyến, P.Phan Đình Phùng, Thái Nguyên
Tel: 0280 3855 125
Trung tâm đột quỵ của BV Trung ương Thái Nguyên: 0208 3857 378
Website: bvdktuthainguyen.gov.vn
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
Nguyễn Tất Thành, P. Tân Dân, TP Việt Trì, Phú Thọ
Tel: 0210 6 254 179 - 0210 6 27 8888
Email: bvdktinhpt@gmail.com
Website: benhviendakhoatinhphutho.vn
Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí
Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh
Tel: 02033.854038
Email: bvub.qn@gmail.com
Website: www.vsh.org.vn
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
Phố Tuệ Tĩnh, Phường Bạch Đằng, Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Tel: 02033 825499 – 02033825489
Email: bvdkt.syt@quangninh.gov.vn
Website: http://benhviendktinhquangninh.vn/
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng
Số 1 đường Nhà Thương, Quận Lê Chân, TP Hải Phòng
Tel: 0225 3700 436
Website: http://viettiephospital.vn/
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái
Thôn I Xã Phúc Lộc, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Tel: 02166 250 505
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
Lạc Ý - Đường Lam Sơn, Đồng Tâm, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Tel: 0211.3861206
Email: Dakhoa.vinhphuc.gov.vn
Website: http://dakhoavinhphuc.com/
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
225 Nguyễn Lương Bằng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Tel: 0320 3890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
Website: https://benhviendakhoatinhhaiduong.vn/
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
530 Lý Bôn, Phường Quang Trung, TP Thái Bình, Thái Bình
Tel: (0227) 3831042
Hotline: 19001990
Email: dakhoathaibinh@gmail.com
Website: http://bvdktinhthaibinh.vn/Portal/
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
Đường Tuệ Tĩnh, Phường Nam Thành, TP Ninh Bình
Tel: 02293 871 030
Email: banbientapbvnb@gmail.com
Website: www.benhvienninhbinh.vn
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
Số 2 Trần Quốc Toản, Phường Ngô Quyền, TP Nam Định, tỉnh Nam Định
Tel: 0228 3868 171
Email: bvdknd@namdinh.chinhphu.vn
Website: http://benhviendakhoatinhnamdinh.vn/
Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên
Tổ 1 Phường Hùng Vương, TX Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Đường dây nóng: 0964 851 010
Thường trực: 02113 869 223
Email: benhviendakhoaphucyen@gmail.com
Website: http://benhvienphucyen.vn/
Bệnh viện tỉnh Lào Cai
Đường Chiềng On (B8), Bình Minh, TP Lào Cai
Tel: 0214 3758 993
Email: laocaihospital@gmail.com
Website: http://bvdklaocai.vn/
Địa chỉ tầm soát đột quỵ tại khu vực miền Trung
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
Số 75, đường Hải Thượng Lãn Ông, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Tel: 02393 855569
Email: bvdktinh@hatinh.gov.vn
Website: http://bvdkht.vn/
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
106 Nguyễn Huệ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Tel: 0256.3822184
Email: bvbinhdinh@gmail.com
Website: https://binhdinhhospital.com.vn/
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Số 181 Hải Thượng Lãn Ông, Phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa
Tel: 0237 3951467
Email: lienhe@bvdktinhthanhhoa.com.vn
Website: https://bvdktinhthanhhoa.com.vn/
Bệnh viện Đà Nẵng
124 Hải Phòng, Thạch Thang, Thành Phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3821118
Email: benhviendanang@danang.gov.vn
Website: dananghospital.org.vn
Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An
Số 40, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
Tel: 0383 518 618
Hotline: 0383.511.115
Email: benhvien115na@gmail.com
Website: http://benhvien115.vn/
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Km5, Đại lộ Lê nin, Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An
Tel: 0886.234.222
Email: cskh@bvnghean.vn
Website: http://bvnghean.vn/
Bệnh viện Trung ương Huế
16 Lê Lợi, TP Huế
Tel: 0234 3822 325
Email: bvtwhue1894@gmail.com
Website: http://bvtwhue.com.vn/
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị
66, Hùng Vương, TP Đông Hà, Quảng Trị
Tel: 0233.3852 209
Website: http://benhvientinh.quangtri.gov.vn/
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận
Nguyễn văn Cừ, phường Văn Hải, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
Tel: 068 382 2660, 383 1799
Email: bvninhthuan@gmail.com
Website: http://benhvienninhthuan.vn/
Địa chỉ tầm soát đột quỵ tại khu vực miền Nam
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai
Số 02 Đường Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai
Tel: 0251 8825 609
Hotline: 0967 901 717
Website: www.benhviendongnai.vn
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
Số 234 Quốc lộ I, Phường Tân Biên, TP Biên Hòa, Đồng Nai
Tel: 02513 883 660
Email: vbbvtndn@dongnai.gov.vn
Website: http://bvthongnhatdn.vn/
Địa chỉ tầm soát đột quỵ tại khu vực miền Tây
Bệnh viện Đột quỵ tim mạch Cần Thơ SIS
397 Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Tel: 02923 789 911
Email: cskh@dotquy.vn
Website: http://sisvietnam.vn/
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
315 Nguyễn Văn Linh, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Tel: 0710 3820 071
Email: info@bvtwct.vn
Website: http://bvtwct.vn/
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
378 Lê Duẩn, Khóm 5, Thành phố Sóc Trăng, Sóc Trăng
Tel: 0299 3825 251
Email: benhviensoctrang@gmail.com
Website: https://benhviensoctrang.vn/
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp
144, Đường Mai Văn Khải, ấp 3, xã Mỹ Tân, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Tel: 0277 3899 232
Email: bvdkdt@yahoo.com
Website: https://bvdkdt.dongthap.gov.vn/
Bệnh viện Quân y 120
518 Nguyễn Thị Thập, Phường 6, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Tel: 0273 3873 489
Email: benhvienquany120@gmail.com
Website: https://www.benhvienquany120.vn/
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
60 Ung Văn Khiêm, Phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
Tel: 0296 3852 989 - 3852 862
Email: benhviendkttag@angiang.gov.vn
Website: https://bvag.com.vn/
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình