Hotline 24/7
08983-08983

DSA điều trị đột quỵ, trường hợp nào được áp dụng?

Chào bác sĩ, ba tôi bị thiếu máu não thoáng qua. Hiện tại đã ổn định và vẫn đang có kế hoạch phòng ngừa đột quỵ theo hướng dẫn, trong đó có kiểm soát huyết áp, dinh dưỡng, lối sống. Tuy nhiên, tôi muốn tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị đột quỵ hiện nay. Tôi nghe nói về DSA điều trị đột quỵ nhưng không hiểu rõ lắm về phương pháp này khi nào thì cần sử dụng. (Huỳnh Văn Hảo - Hà Nội)

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào anh Hảo,

Đột quỵ có 2 dạng là nhồi máu não và xuất huyết não. Trong đó, nhồi máu não chiếm đa số các trường hợp đột quỵ và xuất huyết não là 20%.

Trường hợp bị đột quỵ nặng có máu bầm trong não, hay bị phình mạch máu não cần can thiệp phẫu thuật. Hạn chế của phương pháp này là nguy cơ tổn thương thần kinh khá cao, có thể tàn phế sau phẫu thuật, tình huống nặng nhất là tử vong.

Đối với tắc mạch máu nhỏ trong 4,5 giờ đầu có thể sử dụng biện pháp tiêu sợi huyết tĩnh mạch (bơm thuốc vào mạch máu để làm tan cục máu đông). Tuy nhiên hướng điều trị này có hạn chế trong trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn động mạch lớn.

Ghi nhận trong những trường hợp người bệnh bị tắc nghẽn động mạch lớn, trong vòng 6 giờ đầu, cần chuyển bệnh nhân đến phòng can thiệp DSA, áp dụng phương pháp can thiệp nội mạch cho hiệu quả đến 80%. Vậy nên, tối ưu nhất trong việc điều trị đột quỵ là can thiệp nội mạch, mang lại hiệu quả khá cao.

Trong đó, DSA (Digital Subtraction Angiography) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh kết hợp giữa việc chụp X-quang và xử lý số sử dụng thuật toán để xóa nền trên 2 ảnh thu nhận được trước và sau khi tiêm chất cản quang vào cơ thể người bệnh, nhằm mục đích nghiên cứu mạch máu trong cơ thể.

Một hệ thống DSA thường bao gồm các thành phần như bộ phận phát tia X, bộ phận thu nhận hình ảnh, bộ phận xử lý hình ảnh số và bộ phận hiển thị…. Bộ phận trung tâm của hệ thống là bộ xử lý hình ảnh số (digital image processing system).

Trước khi tiến hành chụp DSA, bác sĩ sẽ tiêm cho bệnh nhân một chất nhuộm huỳnh quang có tác dụng làm sáng mạch máu, chất nhuộm này hoàn toàn vô hại và sẽ thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu của bệnh nhân.

Khi tia X được phát ra, đi xuyên qua cơ thể người bệnh và được thu nhận bằng bầu tăng sáng (Image Intensifier). Một ống kính được đặt giữa bầu tăng sáng và video camera nhằm giới hạn cường độ ánh sáng truyền đến camera.

Trước khi thực hiện thuật toán xóa nền, máy chụp hình ảnh ban đầu khi chưa tiêm thuốc cản quang. Sau đó, chất cản quang sẽ được tiêm vào mạch máu cần chụp qua ống thông luồn vào động mạch đùi qua da.

Tiếp theo là quá trình thu nhận ảnh động khi chất cản quang đi vào cơ thể trong 1 đơn vị thời gian được cài đặt sẵn. Bộ phận xử lý hình ảnh sẽ lấy ảnh thu nhận được khi chưa có chất cản quang làm ảnh nền (ảnh mask) và tiến hành loại trừ ảnh nền với ảnh thu được khi có chất cản quang đó là những cấu trúc giải phẫu tĩnh giống nhau giữa 2 ảnh.

Như vậy nguyên lý cơ bản của hệ thống chụp DSA là dùng ánh sáng huỳnh quang và tia X chụp hình mạch máu ở những vị trí cần kiểm tra khi chưa bơm thuốc cản quang và sau khi đã bơm thuốc cản quang vào mạch máu cần chụp. Máy tính sẽ xóa mờ hình ảnh nền để làm rõ hệ thống mạch máu.

Trước khi chụp DSA, bệnh nhân phải được chuẩn bị kỹ: xét nghiệm máu, chụp X-quang phổi, ghi điện tâm đồ... Bệnh nhân được đưa một ống thông vào lòng mạch máu từ bẹn lên đến động mạch cần chụp để bơm thuốc cản quang.

Sau khi chụp, bệnh nhân sẽ được băng bó vùng bẹn và nằm bất động trong 24h, tuyệt đối tránh cử động chân.

Trân trọng!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X