Hotline 24/7
08983-08983

Đột quỵ trong mùa dịch COVID-19: Chần chừ một giây, chậm cả đời

Có phải bây giờ trong tâm trí của bạn chỉ lo sợ COVID-19? Thực tế, dịch bệnh tuy có đáng sợ, nhưng trong cuộc sống còn nhiều căn bệnh khác cũng nguy hiểm không kém, có thể cướp đi sinh mạng bất kỳ lúc nào. Một trong số đó là đột quỵ. Vậy làm sao phát hiện, xử trí đột quỵ kịp thời trong mùa dịch bệnh? Những thắc mắc này sẽ được Thầy thuốc Nhân dân.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông giải đáp trong chương trình phát sóng vào 14g, thứ 7, ngày 30/10.

1. Mối liên hệ giữa COVID-19 và đột quỵ?

Theo Tổ chức Đột quỵ Thế giới COVID-19 và Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ/Hội Đột quỵ Hoa Kỳ (AHA/ASA), bệnh nhân bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh cùng lúc hoặc xảy ra trước các triệu chứng ở phổi và sốt. Tai biến nhồi máu não hay xuất huyết mạch máu não trên bệnh lý COVID-19 do rối loạn đông máu hoặc điều trị kháng đông máu, liên quan tới tấn công rễ sợi thần kinh trước tiên sau niêm mạc mũi.

Trong một nghiên cứu ở Vũ Hán, Trung Quốc, có đến 36% bệnh nhân COVID-19 biểu hiện triệu chứng thần kinh. Các biểu hiện thần kinh phổ biến nhất là chóng mặt (16,8%), đau đầu (13,1%) và bệnh não (2,8%). Các dấu hiệu và triệu chứng ngoại biên thường gặp nhất là mất khứu giác (5,1%), thay đổi vị giác (5,6%) và tổn thương cơ (10,1%).

Đột quỵ cấp sau nhiễm COVID-19 xảy ra ở 5,9% bệnh nhân, trung bình 10 ngày sau khởi phát triệu chứng. Bệnh nhân bị đột quỵ thường cao tuổi, có nhiều bệnh nền (bệnh về tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường,…) và có triệu chứng viêm phổi nặng. Cơ chế đột quỵ có thể thay đổi, bao gồm tình trạng tăng đông do bệnh nặng, và thuyên tắc từ tim do tổn thương tim liên quan đến virus.

Bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp (AIS) thuộc nhóm bệnh nhân nguy cơ cao. Trong một phân tích 6 nghiên cứu gồm 1.527 bệnh nhân COVID-19, các nhà khoa học nhận thấy rằng, nhóm bệnh nhân bị bệnh tim mạch/mạch máu não chiếm tỷ lệ 16,4%, cao gấp 3 lần trong số những bệnh nhân COVID-19 nặng cần nhập khoa chăm sóc tích cực (ICU) so với những bệnh nhân nặng không nhập khoa ICU.

Do đó, những bệnh nhân có bệnh sử và/hoặc có các yếu tố nguy cơ AIS thì sẽ có nguy cơ cao bị COVID-19 nặng. Trong số những bệnh nhân bị suy hô hấp do SARS-CoV-2, có đến 36,4% bệnh nhân có những triệu chứng thần kinh và 4,5% bệnh nhân nặng bị đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp (AIS).

2. Đừng bỏ lỡ “thời gian vàng” trong cấp cứu đột quỵ

Theo thống kê trên thế giới, đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 và là nguyên nhân tàn phế và giảm chất lượng cuộc sống hàng đầu. Mỗi năm có khoảng 16 triệu ca đột quỵ và khoảng 6 triệu trường hợp tử vong trên toàn cầu. Trong đó, có hơn 80% số ca đột quỵ xảy ra ở các nước kém phát triển.

Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tăng đáng kể, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh COVID-19. Bệnh lý này đòi hỏi phải chẩn đoán nhanh và chính xác, cấp cứu kịp thời thì mới cứu sống được người bệnh, giúp hồi phục sức khỏe và giảm nguy cơ tàn phế. Điều quan trọng là cần cấp cứu đột quỵ rất sớm sau khi có dấu hiệu đầu tiên. Nếu không, người bệnh sẽ nhanh chóng hôn mê, liệt nửa người, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên kiến thức về thời gian vàng đột quỵ nhìn chung chưa được biết đến rộng rãi.

Mặc dù với sự tiến bộ của y học, tỷ lệ tử vong do đột quỵ đã giảm, nhưng số ca tàn tật do tai biến mạch máu não lại có xu hướng tăng. Mức độ di chứng cũng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và cách thức phát hiện bệnh nhân, chẩn đoán và cấp cứu đột quỵ. Nếu bệnh nhân tai biến mạch máu máu não được đưa đến cơ sở y tế trong 3 giờ đầu, thì cơ hội bình phục là rất khả quan. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết chỉ có khoảng 2 - 3% người bị thiếu máu não cấp được cấp cứu đúng thời gian vàng đột quỵ 3 giờ đầu.

Bởi thế, dù là tháng ngày lao đao vì dịch bệnh hay bước vào giai đoạn “bình thường mới” chúng ta luôn nhớ rằng: Trong cấp cứu đột quỵ, thời gian là não. Càng đến bệnh viện sớm, càng nhiều tế bào thần kinh được cứu sống và cơ hội được cứu sống càng cao.

Để hiểu rõ hơn về triệu chứng cảnh báo đột quỵ, AloBacsi đã mời Thầy thuốc Nhân dân.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tham gia chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Đột quỵ trong mùa dịch COVID-19: Chần chừ một giây, chậm cả đời”.

Chương trình sẽ được phát sóng vào lúc 14g, thứ 7, ngày 30/10/2021 trên AloBacsi.com, Youtube AloBacsi, Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có câu hỏi và băn khoăn về vấn đề này hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.vn, email kbol@alobacsi.vn, Inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để chuyên gia trả lời trực tiếp trong chương trình.

Cảm ơn Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngừa tai biến, đột quỵ Nattoenzym - Dược Hậu Giang đã đồng hành cùng chương trình!

Kỳ 1: Dấu hiệu nhận biết đột quỵ và triệu chứng cảnh báo đột quỵ tái phát

Kỳ 2: Phòng ngừa đột quỵ ở người bệnh nền có khác gì với người khỏe mạnh?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X