Hotline 24/7
08983-08983

Đột quỵ cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đột quỵ cột sống rất hiếm, chỉ chiếm 1,25% trong tổng số đột quỵ. Tuy nhiên, nó vẫn có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm đến chức năng vận động và tính mạnh. Hãy tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị trong bài viết dưới đây để biết rõ hơn.

I. Đột quỵ cột sống là gì?

Đột quỵ cột sống xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho tủy sống bị cắt đứt. Nếu không được cung cấp máu đầy đủ, tủy sống sẽ không nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động.

Bất kỳ sự gián đoạn nào đối với nguồn cung cấp máu có thể làm tổn thương tủy sống và khiến nó không thể liên lạc với phần còn lại của cơ thể.

Cột sống sử dụng các xung thần kinh để kiểm soát các bộ phận của cơ thể như di chuyển cánh tay, chân, và cho phép các cơ quan của bạn hoạt động bình thường. Trong trường hợp nghiêm trọng của đột quỵ cột sống có thể gây ra liệt và nguy hiểm đến tính mạng.

Phần lớn các ca đột quỵ cột sống là do tắc nghẽn trong các mạch máu cung cấp máu cho cột sống, ví dụ như cục máu đông. Trường hợp đột quỵ cột sống do chảy máu từ các mạch máu bị vỡ thì xảy ra ít hơn.

Đột quỵ cột sống xảy ra do sự gián đoạn cung cấp máu cho tủy sống

II. Nguyên nhân gây đột quỵ cột sống

Các yếu tố làm tăng khả năng xảy ra đột quỵ cột sống, bao gồm:

  • Cholesterol cao
  • Huyết áp cao
  • Tiểu đường
  • Mắc bệnh tim hoặc tiền sử gia đình có người bị bệnh tim
  • Béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Uống nhiều rượu
  • Ít vận động

Tất cả những yếu tố trên sẽ làm tăng nguy cơ hư hỏng các mạch máu hoặc rối loạn chức năng. Ví dụ, huyết áp cao có thể làm hỏng và suy yếu các mạch máu, khiến chúng dễ bị vỡ và chảy máu dẫn đến đột quỵ.

Trong một số trường hợp, các vấn đề về tim hoặc động mạch chủ (như huyết áp thấp hoặc thiếu lưu lượng máu qua động mạch chủ) có thể gây ra đột quỵ cột sống. Hay trường hợp hiếm hoi có khả năng gây đột quỵ cột sống đó là mạch máu bị rối.

III. Triệu chứng đột quỵ cột sống

Các triệu chứng của đột quỵ cột sống có thể khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào vị trí của đột quỵ trên cột sống. Tuy nhiên triệu chứng chính vẫn là là đột ngột đau dữ dội ở cổ và lưng. Ngoài ra còn có:

  • Co thắt cơ bắp
  • Khó di chuyển
  • Yếu cơ
  • Tê liệt
  • Mất kiểm soát ruột và bàng quang (tiểu tiện không kiểm soát)
  • Ngứa râm ran
  • Khó thở
  • Không cảm thấy nóng hoặc lạnh

Trong trường hợp nghiêm trọng, đột quỵ cột sống có thể gây tử vong.

IV. Chẩn đoán đột quỵ cột sống

Chụp MRI chẩn đoán đột quỵ tủy sốngChụp MRI có thể giúp chẩn đoán đột quỵ cột sống

Bất kỳ ai bị đột quỵ cột sống đều cần được chăm sóc y tế ngay lập tức và chẩn đoán kịp thời. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng của họ liên quan đến vấn đề tủy sống, chẳng hạn như yếu ở chân, tay và tiến hành khám sức khỏe.

Nếu nghi ngờ đột quỵ cột sống, bác sĩ thường sẽ chụp cộng hưởng từ (MRI) để loại trừ các tình trạng khác trượt đốt sống, đĩa đệm, khối u hoặc áp xe. Chụp MRI cũng có thể giúp xác nhận sự hiện diện và vị trí tắc nghẽn hoặc chảy máu.

V. Điều trị đột quỵ cột sống

Điều trị đột quỵ cột sống sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng các loại thuốc để làm loãng máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Chúng được gọi là thuốc chống kết tập tiểu cầu và chống đông máu.

Thuốc cũng có thể được dùng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh nhân, cũng như các yếu tố nguy cơ của họ đối với một cơn đột quỵ khác. Ví dụ, đối với những người bị huyết áp cao hoặc cholesterol cao, bác sĩ có thể kê đơn để kiểm soát các yếu tố này.

Nếu một người bị tê liệt hoặc mất cảm giác ở một số bộ phận của cơ thể, cần sử dụng thêm liệu pháp vận động và vật lý trị liệu để giúp lấy lại khả năng chuyển động.

Trường hợp bệnh nhân mất kiểm soát bàng quang, họ có thể cần đặt ống thông tiểu.

Điều trị đột quỵ cột sốngVật lý trị liệu có thể giúp người bị liệt lấy lại khả năng vận động

VI. Các biến chứng đột quỵ cột sống

Đột quỵ cột sống có thể gây ra các biến chứng nặng nề và lâu dài, tùy thuộc vào mức độ tổn thương và vị trí của đột quỵ, bao gồm:

  • Khó đi lại
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Đau cơ, khớp hoặc thần kinh
  • Lo âu, trầm cảm sau chấn thương
  • Tê liệt vĩnh viễn

VII. Đột quỵ cột sống có phục hồi được không?

Câu trả lời là có thể phục hồi sau đột quỵ cột sống. Cơ hội hồi phục hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân và vị trí của đột quỵ, mức độ tổn thương, sự thành công của việc điều trị và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Ngoài ra, một số thay đổi lối sống cũng sẽ giúp giảm các yếu tố nguy cơ và cải thiện cơ hội phục hồi hoàn toàn như:

  • Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Hạn chế uống rượu
  • Đạt và duy trì cân nặng hợp lý

Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng nhiều người có thể hồi phục sau đột quỵ cột sống, nhưng điều này có thể mất vài tháng hoặc thậm chí vài năm.

Tình trạng tê liệt sau đột quỵ cột sống có thể kéo dài trong vài tuần hoặc có thể vĩnh viễn.

Vì vậy, nếu không may bị đột quỵ cột sống hãy liên hệ với bác sĩ vật lý trị liệu để giúp phục hồi chức năng và giảm căng thẳng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X