Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị suy giảm nhận thức bằng Ginkgo Biloba EGb 761 hiệu quả ra sao, cần lưu ý gì khi sử dụng?

Trong bài viết này, PGS.TS.BS Vũ Anh Nhị - Trưởng bộ môn Thần kinh Đại học Y dược TPHCM; Chủ tịch Hội Thần kinh học TPHCM, PCT Hội Thần kinh Việt Nam đã giải đáp nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề điều trị suy giảm nhận thức ở giai đoạn nhẹ, đặc biệt là với liệu pháp Ginkgo Biloba EGb 761 đã có nhiều nghiên cứu chứng minh và đồng thuận ở các chuyên gia châu Á.

1. Điều trị suy giảm nhận thức ở giai đoạn nhẹ, liệu có khỏi hoàn toàn?

Suy giảm nhận thức ở giai đoạn nhẹ nếu điều trị tốt liệu có thể phục hồi hoàn toàn? Những yếu tố nào quyết định hiệu quả điều trị tình trạng suy giảm nhận thức ạ?

PGS.TS.BS Vũ Anh Nhị trả lời: Nếu tình trạng quên thông thường do suy giảm nhận thức nhẹ ở người lớn tuổi có thể cải thiện được. Nếu quên do Alzheimer hay sa sút trí tuệ không thể điều trị khỏi được, bởi liên quan đến cơ chế gen, các chất dẫn truyền thần kinh, gốc tự do. Do đó, điều quan trọng là cần đi khám bác sĩ để có sự tư vấn, hướng dẫn cách phòng ngừa, khắc phục.

Đối với người lớn tuổi được chẩn đoán suy giảm nhận thức nhẹ, quên do hiện tượng lão hóa, do oxy hóa, gốc tự do hay quá trình suy giảm mạch máu nuôi não, suy giảm oxy thì cần:

- Thứ nhất, xây dựng lối sống lành mạnh: nghỉ ngơi hợp lý, không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh.

- Thứ hai là tập thể dục. Đây là vấn đề rất quan trọng với người lớn tuổi, hạn chế teo cơ, tăng cường tinh thần, khả năng huy động oxy cho não nhiều hơn.

- Thứ ba là tích cực đọc sách báo. Học - học là quá trình liên tục ở người lớn tuổi. Một bài tập rất hữu ích cho người lớn tuổi là đánh cờ, giúp bồi dưỡng trí nhớ.

- Thứ tư là điều trị, kiểm soát bệnh nền, ví dụ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu… Hiện nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại, các bệnh lý này không còn là nan giải với người bệnh. Đồng thời, cần có cuộc sống tránh áp lực, căng thẳng.

- Ngoài ra, thuốc bổ não đã có rất nhiều và trong đó có những sản phẩm được chứng minh hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc bổ não phải nằm trong các cách thức điều trị toàn diện, nếu riêng lẻ sẽ không thể hiệu quả.

Ngược lại, khi khám và chẩn đoán suy giảm nhận thức kiểu Alzheimer, gia đình và người thân cũng cần xác định, đây là bệnh không chữa được. Nhưng có thể điều trị trì hoãn triệu chứng nặng của Alzheimer, nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn cho từng giai đoạn. Đừng để đến giai đoạn muộn, bệnh nhân rối loạn tâm thần việc điều trị rất khó khăn, bởi ở giai đoạn sớm hiện có rất nhiều loại thuốc để khắc phục cũng như cách sống để tốt hơn.

2. Nhờ đâu Ginkgo Biloba EGb 761 trở thành liệu chính thức trong điều trị đa mô thức ở người bệnh suy giảm nhận thức?

Được biết, năm 2021, các chuyên gia về sa sút trí tuệ ở châu Á đã đồng thuận và khuyến cáo Ginkgo Biloba EGb 761 là một phần trong điều trị đa mô thức, nhằm cải thiện chức năng nhận thức ở người suy giảm nhận thức nhẹ, đồng thời phòng ngừa nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ.

- Xin hỏi PGS, dựa vào những tiêu chí nào đã giúp Ginkgo Biloba EGb 761 được các chuyên gia đồng thuận xem là một liệu pháp chính thức trong điều trị đa mô thức ở người bệnh suy giảm nhận thức?

PGS.TS.BS Vũ Anh Nhị trả lời: Đầu tiên, chúng ta phải hiểu về cơ chế bệnh sinh. Ngoài gen, rối loạn chuyển hóa chất, người ta thấy rằng, trong quá trình sống gây ra nhiều áp lực, chuyển hóa năng lượng, tạo ra nhiều gốc tự do gây độc cho não. Như vậy, thoái hóa thần kinh, trong đó có gốc tự do là mấu chốt để có thể tiến hành điều trị, giải quyết được.

Từ hàng nghìn năm qua, Ginkgo Biloba được trồng nhiều ở Bắc Mỹ và bắt đầu nghiên cứu, khi sử dụng lá của cây này thấy rằng bệnh tuổi già ít hơn, đồng thời có thể chữa được nhiều bệnh như đau đầu, chóng mặt… Ginkgo Biloba được chiết xuất bằng nhiều cách, từ dùng lá để nấu nước, hoặc khô đặc thành cao, đóng viên nang. Gần đây, với công nghệ Phytosome (công nghệ 761) để chiết xuất được tinh chất, bỏ đi những tạp chất, tạo ra Ginkgo Biloba EGb 761.

Trong quá trình thoái hóa não tạo ra rất nhiều gốc tự do, gây độc cho tế bào. Những thành phần của Ginkgo Biloba có tác dụng trung hòa gốc tự do, làm giảm gốc tự do, giảm yếu tố độc. Ngoài ra, Ginkgo Biloba còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, làm lòng máu lưu thông tốt hơn. Như vậy, khi sử dụng Ginkgo Biloba ở những người suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức cho thấy hiệu quả.

Hiện, Ginkgo Biloba trên thị trường ngoài Tanakan là thuốc thì tất cả đều là thực phẩm chức năng. Riêng với Tanakan đều bắt đầu từ Ginkgo Biloba nhưng được chiết xuất thành dược phẩm. Tôi thấy nhiều người sử dụng và thường dùng từ 1-3 tháng thấy hiệu quả rõ ràng trong cải thiện suy giảm nhận thức.

3. Sử dụng Ginkgo Biloba EGb 761 lâu dài có gây lệ thuộc thuốc?

Một trong những vấn đề lo sợ của người bệnh và thân nhân đó là sự lệ thuộc thuốc cũng như tác dụng phụ.

- Vậy, đối với Ginkgo Biloba EGb 761, người bệnh có cần khởi liều thấp, tăng liều từ từ để tránh lệ thuộc thuốc? Và nên sử dụng bao lâu là phù hợp?

PGS.TS.BS Vũ Anh Nhị trả lời: Ginkgo Biloba có hai cơ chế cơ bản, một là chống gốc tự do và hai là giảm nguy cơ đông máu, chống kết tập tiểu cầu. Người ta thấy rằng, sử dụng Ginkgo Biloba không gây lệ thuộc, càng dùng càng tốt cho bệnh nhân. Bởi chúng ta biết rằng, cơ thể càng hoạt động càng tạo ra nhiều gốc tự do, gây tổn thương cho não, vì vậy nếu sử dụng Ginkgo Biloba, gốc tự do sẽ dừng lại ở việc tác động đến mạch máu, không gây lệ thuộc thuốc. Cách dùng là 3 viên/ ngày trong bữa ăn hoặc sau ăn. Quan trọng là sử dụng đều đặn, 1-3 tháng có thể thấy hiệu quả trên suy giảm nhận thức.

- Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Ginkgo Biloba EGb 761 là gì và nó có phổ biến không, có tự chấm dứt khi dừng sử dụng?

PGS.TS.BS Vũ Anh Nhị trả lời: Đối với người lớn tuổi có thể gây chóng mặt, buồn nôn, tuy nhiên không phổ biến. Tuy nhiên, riêng với phụ nữ mang thai, đang cho con bú thì người ta khuyên không nên dùng. Còn lại, khi sử dụng đa số không gây tác dụng phụ, bởi Ginkgo Biloba có tác dụng trung hòa các gốc tự do, đem lại lợi ích cho mạch máu, không chỉ là mạch máu ở não mà còn liên quan đến vùng tai, mắt…

4. Ginkgo Biloba EGb 761 có giúp phòng ngừa suy giảm nhận thức?

Ngoài hiệu quả trong điều trị, Ginkgo Biloba EGb 761 có tác dụng phòng ngừa suy giảm nhận thức ở những người có nguy cơ cao, chẳng hạn như với người bệnh Alzheimer, thưa PGS?

PGS.TS.BS Vũ Anh Nhị trả lời: Người bệnh nên sử dụng sớm ở giai đoạn suy giảm nhận thức sớm hoặc khi có triệu chứng hay quên, chóng mặt, hoa mắt… Ở giai đoạn nặng vẫn có thể dùng kết hợp, bởi vì thực tế cho đến nay không có thuốc nào điều trị sa sút trí tuệ.

Những loại thuốc có thể có hiệu quả trên từng bệnh nhân, ví dụ như Acid ascorbic (vitamin C), vitamin E dài hạn ở người lớn tuổi qua các nghiên cứu cho thấy có hiệu quả. Sau đó bắt đầu tiến hành nghiên cứu đến Ginkgo Biloba và Tanakan hiện là sản phẩm đứng đầu được chiết xuất theo công nghệ 761, trở thành thuốc ghi nhận kết quả rất tốt, được đánh giá là hiệu quả.

Như vậy, nên dùng từ giai đoạn suy giảm nhận thức, còn giai đoạn nặng cơ thể người bệnh không dung nạp thuốc nữa, do đó điều chính yếu là chăm sóc.

5. Tanakan điều trị suy giảm nhận thức dùng cho những ai, sử dụng sao cho đúng?

Em tìm hiểu thì thấy sản phẩm Tanakan có thành phần Ginkgo Biloba EGb 761 điều trị suy giảm nhận thức nên muốn mua cho người nhà.

- Xin nhờ PGS giải đáp giúp em, Tanakan sử dụng cho người từ bao nhiêu tuổi? Người bệnh mạn tính có được sử dụng không ạ, vì em sợ tương tác với thuốc đang dùng?

- Cần lưu ý gì khi sử dụng Tanakan (uống trước hay sau ăn, thời điểm uống trong ngày…) để đạt hiệu quả?

PGS.TS.BS Vũ Anh Nhị trả lời: Tanakan có thành phần Ginkgo Biloba EGb 761. Đây là thuốc, dùng ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là với người lớn tuổi khi được chẩn đoán suy giảm nhận thức nhẹ hoặc khi bị chóng mặt. Ngoài ra, với những người Alzheimer giai đoạn sớm và trung bình cũng nên sử dụng sớm.

Tanakan được chỉ định ngày 3 lần, mỗi lần một viên, uống trong hoặc sau bữa ăn, không uống trước bữa ăn. Tanakan là chế phẩm được bào chế từ thảo mộc nên không ảnh hưởng đến bất kỳ một loại thuốc nào và có tác dụng thuận lợi trong quá trình điều trị suy giảm nhận thức, điều trị triệu chứng chóng mặt. Lưu ý, không sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi và phụ nữ mang thai.

6. Căng thẳng, mất ngủ liên tục có dẫn đến suy giảm nhận thức?

Gia đình tôi trải qua biến cố lớn do COVID-19, cùng với đó sau khi mắc bệnh tôi luôn trong tình trạng căng thẳng, mất ngủ, hiện giờ đi làm thì lúc nhớ, lúc quên. Xin hỏi PGS, căng thẳng kéo dài có làm chức năng nhận thức xấu đi và sau đó là tiến tới suy giảm nhận thức không ạ? Tôi phải làm sao để chấm dứt tình trạng này, thưa PGS?

PGS.TS.BS Vũ Anh Nhị trả lời: Đây là vấn đề mới và rất thời sự. Qua các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân mắc COVID-19 có biến chứng thần kinh, trong đó có suy giảm nhận thức. Ở những bệnh nhân COVID-19 thường bắt đầu bằng những biểu hiện suy giảm nhận thức, quên, lú lẫn, cùng với mất ngủ, ngoài ra có thể xuất hiện triệu chứng lo âu, trầm cảm. Đây là những triệu chứng thường gặp do biến chứng thần kinh sau nhiễm COVID-19.

Khi có những triệu chứng này, trước tiên cần đi khám bác sĩ để được tư vấn cách giải quyết, bởi đây là hậu quả sau nhiễm COVID-19 mà hiện nay thường được gọi là hậu COVID-19. Qua đó, bác sĩ sẽ xác định được bệnh nhân có bị trầm cảm, lo âu, mệt mỏi không và xác định triệu chứng quên là của nhận thức. Đôi khi chúng ta phải tập trung vào điều trị nhận thức cho bệnh nhân, có như vậy mới cải thiện được trầm cảm, lo âu. Nếu không điều trị tình trạng quên sẽ trở thành mãn tính, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa Thần kinh, để có chẩn đoán và hướng dẫn, chỉ định cụ thể, trong đó có việc sử dụng Tanakan giúp cải thiện nhận thức.

7. Người bệnh suy giảm nhận thức chống đối uống thuốc, phải làm sao?

Ba mẹ em năm nay ngoài 60 tuổi, bị suy giảm trí nhớ và nhận thức nhẹ, nhưng lại có tâm lý chống đối uống thuốc, nên mỗi lần uống thuốc đều rất khó khăn.

- Xin hỏi kinh nghiệm của PGS để xử trí những trường hợp ghét uống thuốc, chống đối thuốc như thế này ạ? Những sai lầm cần tránh khi chăm sóc người suy giảm nhận thức?

PGS.TS.BS Vũ Anh Nhị trả lời: Những trường hợp không chịu thực hiện theo hướng dẫn của người thân (ăn cơm, uống thuốc, tập thể dục…) đó là một triệu chứng của suy giảm nhận thức nặng, có thể là giai đoạn sớm của sa sút trí tuệ, Alzheimer.

Vì vậy, bạn cần đưa ba mẹ đi khám để xác định và có thể có những lời khuyên từ bác sĩ giúp cho việc uống thuốc thuận lợi hơn. Nếu người nhà cho uống thuốc cũng rất khó, nhiều trường hợp có thể dẫn đến ám ảnh sợ hãi, hoặc là rối loại tâm thần trong bệnh cảnh Alzheimer. Bởi vì chỉ có uống thuốc, người bệnh mới nhận ra mình bị bệnh, như vậy mới tiếp nhận điều trị tốt hơn.

- Ba mẹ em cũng có triệu chứng stress, căng thẳng do biết mình mắc bệnh. Nâng đỡ tâm lý cho người bệnh suy giảm nhận thức, gia đình có thể làm được gì, thưa PGS?

PGS.TS.BS Vũ Anh Nhị trả lời: Thực tế, người thân chẩn đoán stress cũng rất khó. Stress là một áp lực và cũng là nhu cầu của cuộc sống, bởi nếu không có áp lực thì sẽ không có sự phấn đấu trong cuộc sống. Nhưng áp lực này làm thay đổi tâm trạng, sức khỏe của bệnh nhân thì khi đó mới gọi là stress, sang chấn sau tâm lý.

Người thân bị stress phải có biểu hiện tâm trạng, đó là tim hồi hộp, mệt mỏi, không ngủ được, sự kiện nào cũng làm lo lắng, vã mồ hôi, tụt huyết áp, đặc biệt là mất ngủ… Do đó, tốt nhất là cần phải đưa đi khám để xác định stress, từ đó mới có hướng điều trị, tư vấn hiệu quả.

8. Lời khuyên từ chuyên gia giúp nhận thức đúng - đủ về suy giảm nhận thức

Cuối chương trình, nhờ BS đưa ra những lời khuyên để giúp bạn đọc có góc nhìn cụ thể hơn về rối loạn nhận thức, sa sút trí tuệ và Alzheimer ạ!

PGS.TS.BS Vũ Anh Nhị trả lời: Triệu chứng quên, suy giảm nhận thức cũng rất thường gặp ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, vấn đề quan trọng là phải có sự quan tâm đúng mức. Với các chị em phụ nữ ở tuổi 35-45 thường có sự suy giảm nhận thức liên quan đến hoạt động tâm lý. Người từ 50-60-70 tuổi cũng rất dễ suy giảm nhận thức. Đặc biệt nếu suy giảm nhận thức xảy ra từ từ, gây ra hiện tượng mất mát về nhận thức của con người thì nên nghĩ đến bệnh Alzheimer.

Như vậy, suy giảm nhận thức hoặc nói chung quên là triệu chứng phổ biến, nhưng để xác định được nguyên nhân và điều trị cải thiện thì cần đi khám, tạo ra yếu tố tâm lý cải thiện chất lượng cuộc sống, khắc phục. Nếu chẩn đoán được giai đoạn sớm của Alzheimer, dù về nguyên tắc là không điều trị khỏi, nhưng có thể nâng đỡ tâm lý, cải thiện cuộc sống lên.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X