Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị sỏi mật, sỏi gan: Thông tin đầy đủ và chính xác nhất

Điều trị sỏi mật, sỏi gan là một quá trình gian nan và nhiều thách thức. Thế nhưng bằng cách hiểu rõ các khó khăn này là gì cũng như những cách điều trị hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể tan sỏi, giảm đau, đầy trướng một cách nhẹ nhàng.

Khó khăn trong điều trị sỏi mật, sỏi gan

Khó khăn lớn nhất trong điều trị sỏi mật, sỏi gan là nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, bao gồm một loạt các rối loạn trong hệ thống gan mật:

- Chức năng gan kém gây mất cân bằng các thành phần trong dịch mật (lượng cholesterol trong dịch mật quá nhiều hoặc acid mật quá ít) khiến sỏi hình thành.

- Giảm vận động đường mật khiến dịch mật bị ứ trệ và dễ kết tụ thành sỏi.

- Nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng: Xác và trứng của giun, sán có thể trở thành nhân sỏi tạo điều kiện cho sắc tố mật và calci bám vào. Mặt khác, dịch mật bị nhiễm khuẩn sẽ gây lắng đọng các thành phần có trong dịch mật (dịch mật vẩn đục) tạo điều kiện hình thành sỏi.

Riêng với sỏi gan, loại sỏi này thường nằm ở vị trí rất “hiểm hóc”. Chưa kể đến các đường ống dẫn mật trong gan (tiểu mật quản) rất nhỏ, dẫn đến sỏi xuất hiện cũng là lúc biến chứng xuất hiện. Điều này càng khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Ngay cả khi đã loại được sỏi vẫn có thể tái phát khiến người bệnh phải mổ đi mổ lại nhiều lần.

Sỏi mật, sỏi gan khó điều trị và kể cả khi đã loại bỏ được sỏi vẫn dễ bị tái phát

Ngoài những khó khăn trên, thời gian điều trị sỏi mật bằng thuốc hóa dược cũng là một thách thức với người bệnh. Để làm tan sỏi túi mật kích thước nhỏ hơn 1.5cm, ít nhất cũng phải từ 6 tháng đến một hoặc hai năm. Và các loại thuốc này cũng chỉ có tác dụng với sỏi Cholesterol, gần như không có hiệu quả với sỏi sắc tố (thường nằm trong gan) hay sỏi hỗn hợp.

Vì vậy, để điều trị sỏi mật, sỏi gan hiệu quả, người bệnh cần kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp điều trị từ Đông - Tây Y đến chế độ ăn uống, thay đổi lối sống. Mục tiêu cuối cùng là vừa giảm triệu chứng, bào mòn sỏi vừa ngăn sỏi tái phát.

Những cách điều trị sỏi mật, sỏi gan theo Tây Y

Điều trị sỏi mật, sỏi gan với các phương pháp của Y học hiện đại bao gồm: Sử dụng  thuốc hoặc can thiệp, phẫu thuật. Tùy theo kích thước, vị trí sỏi và biến chứng của người bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng các phương pháp khác nhau.

Thuốc trị sỏi mật, sỏi gan

Các thuốc được sử dụng để điều trị sỏi mật, sỏi gan có thể là thuốc giảm triệu chứng (thuốc giảm đau, kháng viêm…) hoặc thuốc tan sỏi (acid ursodeoxycholic). Nếu như thuốc giảm triệu chứng chỉ có hiệu quả tức thời thì thuốc tan sỏi lại tồn tại nhiều nhược điểm như:

- Chỉ hiệu quả với sỏi cholesterol < 15cm chưa bị canxi hóa.

- Thời gian sử dụng thuốc kéo dài, có thể đến vài năm.

- Có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nặng hơn có thể gây viêm gan, viêm loét dạ dày - tá tràng.

Vì vậy, chỉ một số ít người bệnh sỏi túi mật được kê đơn thuốc này.

Các thuốc tan sỏi Tây Y dùng lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn

Can thiệp, phẫu thuật

Can thiệp, phẫu thuật được áp dụng đối với sỏi có kích thước lớn hoặc sỏi nhỏ nhưng gây biến chứng hoặc túi mật mất chức năng. Các phương pháp phổ biến bao gồm:

- Phẫu thuật cắt túi mật: Bác sĩ có thể tiến hành cắt túi mật bằng phương pháp nội soi hoặc mổ hở. Do ít xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh, nội soi cắt túi mật sẽ được ưu tiên hơn.

- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Đây là phương pháp điều trị sỏi mật nội khoa khá phổ biến. Ưu điểm của thủ thuật này lấy được phần lớn sỏi trong ống mật chủ (sỏi viên, bùn mật) và làm giảm áp lực ở đó để sỏi trong gan lọt xuống ống mặt chủ và trôi ra ngoài mà không phải phẫu thuật. Tuy nhiên, nội soi mật tụy ngược dòng dễ gây nhiễm trùng đường mật hoặc gây viêm tụy, chảy máu đường mật nên chỉ được thực hiện ở các bệnh viện lớn.

- Tán sỏi qua da: Bác sĩ sẽ tạo đường hầm qua da để đưa ống nội soi vào tán sỏi. Sau đó, vụn sỏi được bơm rửa hoặc dùng rọ đưa ra ngoài.

- Phẫu thuật mổ hở lấy sỏi: Phương pháp này đòi hỏi áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại như lấy sỏi bằng rọ, tán sỏi nội soi qua ống mềm…

- Phẫu thuật cắt một phần gan: Phương pháp này chỉ được áp dụng khi các cách điều trị khác không có hiệu quả.

Sau can thiệp phẫu thuật, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như rối loạn tiêu hóa (đau, tiêu chảy…), tổn thương đường mật, chảy máu… Đáng chú ý nhất, sẽ có 50% người bệnh bị tái phát sỏi sau 3 - 5 năm phẫu thuật. Đây là vấn đề làm đau đầu nhiều thầy thuốc Tây Y nhưng lại là lợi thế của Đông Y.

Dùng Đông Y bài sỏi túi mật, sỏi gan có hiệu quả không?

Trả lời cho câu hỏi này, TS Vũ Thị Khánh Vân, nguyên Trưởng khoa A9, Viện Y học cổ truyền quân đội cho biết: Đông Y có nhiều thảo dược bài sỏi mật, sỏi gan hiệu quả và lâu dài do cơ chế tác động tận gốc vào nguyên nhân sinh sỏi. Thứ nhất, tăng cường chức năng gan để tăng chất lượng dịch mật, từ đó ngăn ngừa sỏi phát triển. Thứ hai, tăng vận động đường mật để bào mòn sỏi dễ hơn. Thứ ba, kháng khuẩn và kháng viêm giúp ngăn sỏi gây biến chứng hoặc sỏi mới hình thành.

Đông Y có 8 thảo dược quý giúp bài sỏi mật, sỏi gan, tránh tái phát

Trong các thảo dược này, chắc chắn phải kể đến 8 thảo dược quý: Nhân trần, Diệp hạ châu, Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá Kim tiền thảo, Chỉ xác. Sự kết hợp giữa 8 thảo dược không chỉ giúp bài sỏi mật mà còn làm giảm nhanh chóng các triệu chứng đau viêm, đầy trướng bụng và ngăn sỏi tái phát.

Trước đây, 8 thảo dược thường được dùng theo cách đun sắc. Tuy nhiên cách làm thủ công này rất khó lấy hết các tinh chất có lợi, chưa kể còn tiềm ẩn nguy cơ sót những tạp chất có hại. Ngày nay, các thảo dược này đã được nghiên cứu bào chế dưới dạng viên uống mang tên Kim Đởm Khang - thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành riêng cho người bị sỏi mật, sỏi gan.

Năm 2014 hiệu quả của TPCN Kim Đởm Khang trong hỗ trợ điều trị sỏi mật đã được nghiên cứu tại Bệnh viện 103, được đánh giá cao và đã được đăng trên nhiều Tạp chí chuyên ngành. Thực tế cũng có rất nhiều người bệnh đã bài sỏi mật, sỏi gan thành công nhờ sử dụng sản phẩm này. Điển hình như trường hợp của ông Nguyễn Văn Hải (Xuân Trường, Nam Định).

Sau 1 năm kiên trì sử dụng Kim Đởm Khang, ông Hải đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi nhận kết quả không còn sỏi gan từ bác sĩ: “Lần đầu siêu âm, tôi không thể tin viên sỏi của mình đã tan. Tôi tiếp tục đi siêu âm tại 2 bệnh viện nữa. Cầm 3 kết quả siêu âm giống nhau như đúc, lúc đó tôi mới thực sự tin mình đã không còn sỏi 22mm trong gan”.

Chia sẻ của ông Nguyễn Văn Hải về tác dụng bài sỏi gan của Kim Đởm Khang.

Không chỉ ông Hải, rất nhiều người bệnh sỏi mật, sỏi gan khác cũng đã bào mòn sỏi thành công nhờ giải pháp này. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ TẠI ĐÂY.

Chế độ ăn cho người sỏi túi mật, sỏi gan góp phần nâng cao hiệu quả điều trị

Bên cạnh các giải pháp kể trên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh sỏi túi mật, sỏi gan nên duy trì chế độ ăn lành mạnh. Dù không giúp tan sỏi nhưng một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn giảm bớt triệu chứng đau, đầy trướng, khó tiêu.

Một số lời khuyên về chế độ ăn mà bạn nên áp dụng là:

- Ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi...

- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều cholesterol như mỡ, phủ tạng động vật, đồ chiên rán…

- Ưu tiên cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da.

- Ăn đủ bữa, không nhịn ăn sáng.

- Ăn chín, uống sôi.

Không phủ nhận điều trị sỏi túi mật, sỏi gan còn nhiều khó khăn. Thế nhưng nếu kiên trì áp dụng các giải pháp kể trên, bạn vẫn có thể tan sỏi một cách nhẹ nhàng.

TPCN Kim Đởm Khang - giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Với thành phần là 8 thảo dược quý, TPCN Kim Đởm Khang là giải pháp giúp làm mềm sạn sỏi, bài sỏi mật, ngăn ngừa sỏi tái phát, hỗ trợ tăng cường chức năng gan.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Kim Đởm Khang TẠI ĐÂY

BTV Thảo Ngọc

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X