Hotline 24/7
08983-08983

Điểm tin ngày 15/12: Bộ Y tế khuyến cáo đối phó ô nhiễm không khí; hơn 50 công nhân ở An Giang nghi bị ngộ độc thực phẩm

Chủ nhật 15/2, Bộ Y tế đã chính thức khuyến cáo đối phó ô nhiễm không khí; An Giang có 50 công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm; và tin tức về nghiên cứu của các nhà khoa học cấy tế bào con người vào phôi thai động vật để tạo cơ quan nội tạng phục vụ cấy ghép.

Bộ Y tế chính thức gửi 14 khuyến cáo đối phó ô nhiễm không khí

Theo đó, Bộ Y tế có 2 nhóm hướng dẫn đối với mọi người dân và hướng dẫn cho người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mãn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, người già. Những người này nên cáo hạn chế ra đường phố, đi tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu.

Cụ thể, để bảo vệ sức khoẻ trong tình hình thời tiết xấu, Bộ Y tế khuyến cáo:

Với người dân, nên thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin của cơ quan chức năng; hạn chế ra khỏi nhà, đi tập thể dục, làm việc ngoài trời trong tình huống chất lượng không khí xấu.

Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, nhất là sau khi ra đường. Tra, rửa mắt bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ. Người hút thuốc nên hạn chế hút thuốc lá, người không hút thuốc nên tránh xa khỏi thuốc lá.

Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào ở những thời điểm chất lượng không khí xấu, nhất là những gia đình ở gần đường giao thông và khu vực ô nhiễm. Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. Hạn chế sử dụng và thay thế bếp than tổ ong bằng bếp điện, bếp từ.

Người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mãn tính, người già, người suy dinh dưỡng, người bệnh tim mạch cần thực hiện các biện pháp dự phòng kể trên nghiêm ngặt hơn. Nếu có bất thường cần đến cơ sở y tế kịp thời.

An Giang: Hơn 50 công nhân cấp cứu nghi bị ngộ độc thực phẩm

Trưa 14-12, sau giờ làm, nhiều công nhân ăn trưa với món chay nấm bào ngư xào tàu hủ. Sau đó, nhiều công nhân có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, nên Công ty lập tức đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang và một số bệnh viện khác trên địa bàn Cần Thơ cấp cứu.

Nuôi nội tạng người trong cơ thể động vật, có được không?

Do nguồn tạng cung cấp cho việc cấy ghép khan hiếm, các nhà khoa học đã cấy tế bào con người vào phôi thai động vật để tạo cơ quan nội tạng của người. Tuy nhiên đến nay mục tiêu này còn rất xa vời vì tỷ lệ tế bào mang gen biến đổi rất thấp trong khi tỷ lệ tử vong rất cao.

Mới đây, công trình nghiên cứu của nhà khoa học Tang Hai cùng các đồng nghiệp ở Phòng thí nghiệm sinh học sinh sản tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Ngày 6-12-2019, tạp chí khoa học New Scientist (Anh) đăng tin nhóm nghiên cứu này đã ghép tế bào khỉ cho lợn và hai chú lợn con mang tế bào khỉ chào đời.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã sửa đổi các tế bào khỉ để chúng phát huỳnh quang nhằm dễ dàng theo dõi, sau đó nuôi tế bào gốc từ các tế bào biến đổi gen này rồi tiêm vào phôi lợn 5 ngày tuổi. Như vậy một phần các cơ quan như tim, gan, lá lách, phổi, da của lợn được cấu tạo từ tế bào khỉ. Tuy nhiên, tỷ lệ tế bào khỉ cực kỳ nhỏ trong phôi thai.

Trong gần 4.000 phôi đã biến đổi gen di truyền cấy cho lợn cái, chỉ có 10 phôi đậu thành lợn con, trong đó chỉ có hai chú lợn con mang tế bào khỉ. Cuối cùng toàn bộ 10 lợn con chết sạch trong vòng một tuần.

Trước đó vào cuối tháng 7-2019, chính phủ Nhật đã cho phép nhóm nghiên cứu tế bào gốc do Tiến sĩ Hiromitsu Nakauchi - giám đốc nhóm nghiên cứu của Đại học Tokyo (Nhật) và Đại học Stanford (Mỹ) đứng đầu tiến hành thử nghiệm cấy tế bào con người vào phôi thai động vật. Nhóm nghiên cứu dự tính tiêm tế bào gốc con người vào phôi thai chuột, sau đó phôi thai được cấy vào động vật thay thế để tiếp tục phát triển. Mục đích nghiên cứu nhằm tạo cơ quan dùng để cấy ghép.

Tháng 2-2018, một nhóm nghiên cứu khác của Mỹ đã tạo ra trong phòng thí nghiệm phôi thai cừu mang 0,01 % tế bào người. Do không được phép thử nghiệm nên phôi thai chỉ phát triển tới 28 ngày thì bị hủy theo quy định.

Đến tháng 8-2019, nhà nghiên cứu Juan Carlos Izpisúa (Tây Ban Nha) thông báo đã lai tạo cho khỉ mang tế bào người.

Nhiều công trình nghiên cứu về phôi thai lai tạo giữa các loài động vật (dê với cừu hoặc chuột cống với chuột nhắt…) đã được thực hiện nhưng không có công trình nào thử nghiệm với lợn đến khi lợn chào đời vì lý do khoa học và lý do đạo đức.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X