Hotline 24/7
08983-08983

Đi ngoài ra máu nguy hiểm không?

Máu lẫn trong phân là hiện tượng khá thường gặp, nó thường đến từ táo bón, dẫn đến các tổn thương vùng niêm mạc hậu môn hoặc trực tràng. Tuy nhiên, nó cũng có thể đến từ các nguyên nhân ít phổ biến hơn như ung thư, xuất huyết tiêu hóa, viêm dạ dày. Để biết được máu trong phân có nguy hiểm không, bạn cần theo dõi triệu chứng nhằm biết được nguyên nhân và điều trị kịp thời. 

Hiện tượng đi ngoài ra máu nguy hiểm không?

Máu trong phân với biểu hiện cụ thể là phân đi có lẫn máu, có thể là máu lẫn vào phân, đi ra ngoài cuối bãi hoặc là dính trên giấy vệ sinh. Đi ngoài ra máu có thể là màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc màu thâm đen. Màu sắc của máu cũng như biểu hiện máu trong phân cũng phần nào xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Đa phần, các trường hợp đi ngoài ra máu là do táo bón, tự khỏi và trường hợp này không nguy hiểm. Tuy nhiên, tuy hiếm nhưng cũng có trường hợp, máu trong phân là biểu hiện của ung thư trực tràng hoặc ung thư đại tràng. Lúc này, các tế bào ung thư tác động đến ruột già – trực tràng, gây viêm hoặc kích ứng, dẫn đến chảy máu.

Do đó, nếu quan sát thấy phân có lẫn máu, cần quan sát, theo dõi tiến triển của bệnh. Nếu đã xác định được các nguyên nhân gây bệnh là do trĩ, nứt ống hậu môn, chỉ cần thay đổi chế độ ăn bằng cách ăn nhiều chất xơ, xông lá diếp cá hoặc điều trị nội khoa (uống thuốc, đặt thuốc hoặc bôi thuốc) là được. Ngược lại, nếu thấy đi ra ngoài ra, có đi kèm các triệu chứng như sốt, sụt cân, tiêu chảy thì nên đến bệnh viện để được kiểm tra.

Đi vệ sinh có máu là biểu hiện của bệnh gì?

Việc đi ngoài ra máu khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phần lớn nguyên nhân của triệu chứng này là đến từ các bệnh lý thường gặp như trĩ, lòi dom, nứt kẽ hậu môn. Đây là những bệnh lý không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng đến tính mạng. Dẫu vậy, cũng cần đề phòng vì nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc một bệnh lý khác nguy hiểm hơn.

Polyp đại trực tràng

Có thể hiểu, Polyp đại tràng là một khối nhỏ các tế bào phát triển và hình thành trên niêm mạc đại tràng, hay còn gọi là ruột già. Khi đó, nó sẽ gây ra tình trạng kích ứng, gây viêm và chảy máu. Theo đó, hầu hết các Polyp là vô hại, tuy nhiên cần cẩn trọng bởi một số các Polyp có thể phát triển thành ung thư đại tràng, gây tử vong.

Viêm và nứt kẽ ống hậu môn

Việc các mô của hậu môn, ruột hay trực tràng bị rách cũng tạo ra các vết nứt ở ống hậu môn, từ đó gây ra hiện tượng chảy máu khi đi ngoài. Nếu bạn bị vấn đề này, nên cảm thấy may mắn vì nó không gây nguy hiểm đến tính mạng hay làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Cũng giống như táo bón, nó có thể cải thiện và tự khỏi sau vài tuần nếu như điều trị sớm. Nếu để lâu, không trị dứt điểm, để bệnh tái đi tái lại nhiều lần, có thể tiến triển thành mãn tính.

Viêm loét đại trực tràng

So với các bệnh lý ở trên thì chảy máu do viêm loét đại trực tràng khá là nguy hiểm, có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Không chỉ là có máu trong phân, viêm loét đại trực tràng còn đi kèm các biến chứng như đau bụng, đi phân lỏng hoặc chỉ có nhầy máu, mót rặn. Nếu ở thể nặng, người bệnh có thể đi đại tiện hơn 6 lần/ ngày, đi kèm sốt cao, hạ huyết áp, tim đập nhanh, mệt mỏi và mất sức.

Sa trực tràng

Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến xuất hiện máu trong phân. Không ít người lầm tưởng sa trực tràng và trĩ là một, tuy nhiên đó là hai bệnh lý khác nhau. Dù là triệu chứng khá giống nhau, tuy nhiên sa trực tràng thường gặp ở người cao tuổi, đi cầu ra máu có kèm với đau bụng dưới. Trong khi đó trĩ là bệnh lý phổ biến hơn, độ tuổi dễ mắc nhất là từ 51-60 và cả những người ở độ tuổi 25-30 có nguy cơ bị rất cao.

Ung thư đại trực tràng

Nếu thấy có máu trong phân, cũng đừng chủ quan bởi đó là dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng hoặc ung thư đại trực tràng, có thể gây tử vong. Đó là sự hình thành và phát triển bất thường của các tế bào, chúng trực tiếp xâm lấn và lan rộng tới các bộ phận khác. Nó có biểu hiện là đi ngoài ra máu loãng, màu đỏ nhạt và các cơn đau ở dọc khung đại tràng. Ngoài ra, có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa và sụt cân đột ngột.

Bệnh trĩ

Đây là bệnh lý mà bạn nên nghĩ ngay đến khi phát hiện đi ngoài ra máu, bởi máu lẫn trong phân cũng chính là biểu hiện đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi bị trĩ. Biểu hiện của máu có thể giúp phân loại mức độ nặng nhẹ của trĩ, nếu chỉ rất ít máu, chỉ thấm vào giấy hoặc lẫn một ít trong phân thì không đáng lo. Tuy nhiên, nếu máu chảy thành tia, giọt kèm các triệu chứng khác như đau rát hậu môn, sa búi trĩ thì nghĩa là trĩ đã chuyển biến nặng.

Theo các chuyên gia, hiện tượng máu trong phần phần lớn vẫn là do bệnh trĩ, cũng có thể do các nguyên nhân trên nhưng khá hiếm. Nếu chỉ đi kèm với các triệu chứng như ngứa, đau rát hậu môn, không gặp vấn đề gì về tiêu hóa, bị sốt, sụt cân thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt, giảm mức độ đau rát, chảy máu thì cũng cần có sự can thiệp sớm.

Làm thế nào để điều trị phân có lẫn máu?

Đi ngoài ra máu là một biểu hiện thông thường, rất dễ xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Trường hợp nếu đi cầu ra máu nhiều, kéo dài nhiều ngày, gây đau đớn hoặc đi kèm các dấu hiệu như mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, buồn nôn, sờ thấy khối u ở bụng thì hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

Ngược lại, nếu việc đi cầu ra máu với một lượng ít, kín đáo hoặc chỉ thấm trên giấy vệ sinh, không có phản ứng bất thường xảy ra, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị ở nhà. Song song với việc điều chỉnh về chế độ ăn uống, tăng cường vận động, tránh ngồi nhiều và các mẹo dân gian thì các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên nên kết hợp với thuốc uống, kem bôi hoặc thuốc mỡ. Chúng có thể làm giảm sưng tấy, đau rát hậu hôn, chống ngứa ngáy và giảm chảy máu.

Hiện nay, trên thị trường các loại thuốc điều trị bệnh trĩ bao gồm:

Thuốc giảm đau, chống viêm: Acetaminophen, Ibuprofen,… So với Acetaminophen thì Ibuprofen có tác dụng mạnh hơn và lâu hơn.

Kem Hydrocortisone: Đây là dạng kem thoa chứa Hydrocortison vùng ngoài hậu môn, giúp giảm các triệu chứng đau rát, xoa dịu các cơn ngứa tạm thời.

Chất làm mềm phân: Táo bón là căn nguyên chính gây ra bệnh trĩ và xuất hiện máu trong phân là biểu hiện thường thấy nhất. Sử dụng chất làm mềm phân, điển hình như psyllium giúp giảm tình trạng táo bón ở người bị trĩ.

Hemocy - Cách mạng trong điều trị trĩ

Danh sách các nhóm thuốc hỗ trợ điều trị trĩ có đến hàng trăm loại, đến từ các thương hiệu trong nước cho đến quốc tế. Nhưng đáng chú ý nhất ở thời điểm hiện nay là sản phẩm Hemocyl, được đánh giá là sản phẩm đi đầu trong “Cách mạng trong điều trị trĩ”, hỗ trợ giảm đau rát, ngứa và chảy máu một cách rõ rệt. Chỉ cần uống mỗi ngày 1 lần, uống 2 viên trước bữa sáng, liên tục cho đến khi kết thúc liệu trình là 14 ngày. Sau liệu trình đầu tiên, phần lớn các triệu chứng đau rát, ngứa hậu môn, chảy máu khi đi ngoài biến mất và kéo dài ít nhất 6 tháng - 1,5 năm mà không cần phương pháp điều trị khác.

Trong suốt thời gian sử dụng Hemocyl, để đẩy nhanh hiệu quả, bạn cũng cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Thực đơn cần đa dạng, đủ 4 nhóm chất đường bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trĩ phần lớn đến từ hội chứng táo bón kéo dài. Để ngăn cản búi trĩ hình thành, tái đi tái lại nhiều lần, bạn nhớ ăn nhiều rau củ, trái cây và uống nhiều nước. Bên cạnh đó, tránh ngồi nhiều, ăn thức ăn cay nóng, đồ chiên rán cũng như uống bia, rượu thường xuyên.

Hemocyl được nhập khẩu & phân phối bởi Công ty cổ phần dược Medpharm (Địa chỉ: 343/54 Tô Hiến Thành, P.12 Q.10, TP. Hồ Chí Minh. Hotline: 028 22039369 - 0978 433 453). Truy cập https://medpharm.vn/san-pham/hemocyl để biết thêm về sản phẩm.

Thông qua những thông tin đã chia sẻ, hy vọng các bạn đã hiểu rõ được việc máu trong phân có nguy hiểm không cũng như nó có thể đến từ những bệnh lý nào. Đi ngoài lẫn máu, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng bệnh, đúng thuốc thì các triệu chứng cũng rất dễ thuyên giảm, không dễ gây tử vong. Song song với xây dựng lối sống lành mạnh, bạn cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm điều trị trĩ như Hemocyl. Tốt nhất, vẫn nên có sự tư vấn và chỉ định từ các bác sĩ cũng như hiểu rõ tác dụng phụ của thuốc để đạt được kết quả như mong muốn.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X