Hotline 24/7
08983-08983

Đau vai gáy nguy hiểm không?

Tình trạng đau vai gáy có nguyên nhân cơ học thường không nguy hiểm. Bởi cơ chế gây đau chủ yếu là do cơ bị mỏi hoặc lưu thông máu kém. Nó không gây tổn thương cơ xương hoặc làm sai lệch cấu trúc cột sống.

Đau vai gáy thường không nguy hiểm nếu có nguyên nhân cơ học

Các bác sĩ cho biết căn cứ quan trọng nhất để xác định bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không đó là nguyên nhân. Nó được xếp thành 2 nhóm chính: cơ học và bệnh lý. Trong đó, tình trạng đau vai gáy có nguyên nhân cơ học thường không nguy hiểm. Bởi cơ chế gây đau chủ yếu là do cơ bị mỏi hoặc lưu thông máu kém. Nó không gây tổn thương cơ xương hoặc làm sai lệch cấu trúc cột sống.

Cụ thể các trường hợp được xếp vào nhóm nguyên nhân này là: chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học; lao động hoặc tập luyện quá sức và chấn thương. Trong đó, cách sinh hoạt không khoa học là nguyên nhân cơ học phổ biến nhất gây đau vai gáy. Cụ thể là những người có thói quen ngủ co quắp hoặc kê gối quá cao. Bên cạnh đó, những người làm việc văn phòng thường xuyên phải ngồi quá lâu một chỗ không đúng tư thế khiến máu huyết lưu thông kém cũng có thể gây đau.

Nhóm nguyên nhân cơ học thường gây đau vai gáy nhưng nó cũng dễ chữa khỏi. Thông thường tình trạng này chỉ kéo dài từ 2 - 3 ngày. Trường hợp lâu hơn thì có thể kéo dài gần 1 tuần. Bên cạnh đó, cơn đau chỉ xuất hiện riêng lẻ. Nó không đi kèm với các biểu hiện khác như buồn nôn, chóng mặt, sốt hoặc suy nhược cơ thể.

Điều trị đau vai gáy do bệnh lý gây ra

Phác đồ điều trị tình trạng đau vai gáy do bệnh lý gây ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, quan trọng nhất là tình trạng và thể trạng của người bệnh. Các bác sĩ quyết định điều này sau khi cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Việc bạn cần làm là tuân theo các chỉ dẫn của họ.

Các phương pháp điều trị bệnh lý gây đau vai gáy

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Thời điểm bắt đầu điều trị càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Đồng thời, cách thức điều trị cũng dễ dàng và tốn ít chi phí hơn. Các biện pháp điều trị này được xếp vào 2 nhóm lớn: nội khoa và ngoại khoa.

Phương pháp nội khoa

Chủ yếu là dùng thuốc (Tây y và Đông Y); vật lý trị liệu (massage, thực hiện các bài tập, dùng điện hoặc nhiệt trị liệu, kéo giãn cột sống…); tiêm thuốc… Cùng với đó là chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Hầu hết các giải pháp điều trị nội khoa đều có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Nhất là đối với việc sử dụng các loại thuốc điều trị và những bài tập.

Điều trị ngoại khoa

Hầu hết các bệnh về xương khớp ở dạng nhẹ đều ưu tiên thực hiện cách điều trị nội khoa. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển nặng hoặc các giải pháp này không cải thiện được tình trạng đau nhức thì các bác sĩ sẽ cân nhắc dùng đến biện pháp ngoại khoa (phẫu thuật).

Dù thế, phẫu thuật không phải là giải pháp tối ưu nhất. Nguyên nhân là các bệnh về xương khớp (chiếm phần lớn các trường hợp bị đau vai gáy do bệnh lý) không thể chữa khỏi hoàn toàn dù đã mổ. Bên cạnh đó, cột sống cổ là nơi tập trung nhiều dây thần kinh nên rủi ro khi thực hiện phương pháp này là rất lớn. Trường hợp cần thay đĩa đệm nhân tạo có thể lên đến cả trăm triệu đồng.

Một số trường hợp bị đau vai gáy do bệnh lý phải dùng đến phẫu thuật để tránh biến chứng bại liệt.Một số trường hợp bị đau vai gáy do bệnh lý phải dùng đến phẫu thuật để tránh biến chứng bại liệt

Lưu ý khi điều trị đau vai gáy có nguyên nhân từ bệnh lý

Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào chính bản thân bạn. Nếu chủ động điều trị, điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và ăn uống của mình thì khả năng tác động của bệnh sẽ rất ít. Cụ thể là:

  • Nếu đã có chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống cổ thì bạn không nên xoay lưng hoặc vặn cổ mạnh;

  • Xoa bóp, bấm huyệt có thể giảm đau nhưng cần thực hiện đúng cách và điều đặn hàng ngày. Bạn có thể kết hợp với thuốc xoa bóp nhưng điều này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện;

  • Không tự ý mua thuốc giảm đau hoặc tự kết hợp các loại thuốc với nhau mà không có chỉ định của bác sĩ. Kể cả việc dùng thuốc Đông y cũng phải đúng liều lượng và chỉ dẫn của thầy thuốc. Bạn nên thông báo cho họ biết các loại thuốc đang dùng;

  • Hạn chế ngồi quá lâu trước máy lạnh. Nên che nắng khi ra ngoài;

  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá;

  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng và vừa sức;

  • Ăn uống đầy đủ chất. Bổ sung thêm canxi, vitamin B, D, C và E;

  • Nghỉ ngơi hợp lý. Cân bằng giữa công việc và thư giãn để tin thần được thoải mái nhất.

Theo thống kê có đến 70 - 80% đau vai gáy là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên mỏm, liên đốt làm hẹp lỗ tiếp hợp. Từ đó gây ra tình trạng chèn ép rễ hoặc dây thần kinh cột sống cổ tại lỗ tiếp hợp. Để giảm thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh này, bạn cần chú ý đến chăm sóc sức khỏe xương khớp. Chính vì thế, để phòng ngừa các bệnh về xương khớp , cách tốt nhất là cung cấp các vi chất cần thiết cho quá trình hình thành và tái tạo sụn khớp.

Bột đạm thủy phân với thành phần chính là mô sụn của các loài sinh vật biển sẽ giúp cơ thể tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp và đảm bảo cho hệ xương khớp hoạt động dẻo dai, bền bỉ. Viên khớp GHV BONE là sản phẩm HÀNG ĐẦU ứng dụng Bột đạm thủy phân trong dự phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về xương khớp

Bạn đọc tham khảo thêm video bài tập tại nhà dành cho người thoái hóa và gai cột sống thắt lưng do ThS.BS Lê Thị Hòe - Trung ương Hội Đông y Việt Nam hướng dẫn.

Mọi thắc mắc gọi về tổng đài 1800 6808 (miễn cước) hoặc Hotline 096 268 6808 để được tư vấn chi tiết. Website: https://bone.vn.

>> Xem thêm:

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên uống gì?

Thoái hóa cột sống lưng- nguyên nhân và cách điều trị

Top 13 loại rau, củ, quả tốt cho xương khớp bạn nên ăn mỗi ngày

Tác dụng của bột đạm thủy phân trong điều trị thoái hóa khớp

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X