Hotline 24/7
08983-08983

Đau vai có phải triệu chứng của ung thư phổi?

Bạn có thể bị đau vai do chấn thương, viêm gân, hay hoạt động sai tư thế,... Tuy nhiên, đau vai cũng có thể là một triệu chứng của ung thư phổi mà bạn cần hết sức lưu ý.

I. Ung thư phổi có gây đau vai?

Đau vai do ung thư phổi khá giống với các dạng đau vai khác, vì vậy bình thường rất khó để nhận biết. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các vấn đề sau đây thì ung thư phổi không phải là nguyên nhân gây ra đau vai của bạn, chẳng hạn:

  • Chấn thương nhẹ do té ngã
  • Ngồi hoặc đứng không đúng tư thế
  • Gãy xương đòn, gãy tay
  • Viêm gân
  • Viêm xương khớp
  • Trật khớp vai
  • Viêm bao hoạt dịch
  • Vấn đề với khớp acromioclavular
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp

Nhưng nếu bạn là người hút thuốc gặp phải một cơn đau vai bất thường xảy ra trong lúc bạn nghỉ ngơi hoặc không liên quan đến bất kỳ hoạt động nào ở vai, thì nó thể là dấu hiệu ung thư phổi, bạn cần hết sức chú ý.

đau vai ung thư phổiNếu đau vai kèm theo việc hút thuốc lâu dài thì nên cẩn thận ung thư phổi

Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng đau vai cho bệnh nhân theo nhiều cách khác nhau. Sự phát triển ung thư ở nửa trên của phổi sẽ hình thành khối u Pancoast, gây chèn ép các dây thần kinh ở 4 khu vực như: Đầu, vai, cánh tay, xương sống.

Điều này có thể gây ra một loạt các triệu chứng được gọi là hội chứng Horner. Các triệu chứng của hội chứng Horner bao gồm:

  • Đau vai dữ dội
  • Yếu ở một mí mắt
  • Giảm kích thước đồng tử ở một mắt
  • Giảm tiết mồ hôi ở phía bị ảnh hưởng của khuôn mặt
  • Ngoài ra, đau vai cũng có thể xảy ra trong các trường hợp như:
  • Khối u trong phổi lớn đè lên các cấu trúc lân cận khác và góp phần gây ra đau vai.
  • Khối u trong phổi di căn đến xương và xung quanh vai hoặc cột sống cũng có thể gây đau vai.
  • Khối u gây áp lực lên dây thần kinh phrenic trong phổi.

II. Triệu chứng của ung thư phổi

Ngoài đau vai, ung thư phổi còn có rất nhiều triệu chứng khác để giúp nhận biết và chẩn đoán bệnh như:

  • Khó thở
  • Ho dai dẳng, dữ dội
  • Ho ra máu, có đờm hoặc chất nhầy
  • Khàn giọng
  • Đau ngực hoặc lưng

dấu hiệu ung thư phổiHo, khó thở là dấu hiệu dễ nhận biết của ung thư phổi

Ở giai đoạn nặng hơn của ung thư phổi, tức là ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể (gan, xương, hạch bạch huyết, não, hệ thần kinh, tuyến thượng thận) thì bạn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như:

  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Sụt cân
  • Teo cơ
  • Cục máu đông
  • Chảy máu
  • sưng mặt và cổ
  • Đau xương và khớp
  • Gãy xương
  • Đau đầu
  • Mất trí nhớ

III. Chẩn đoán ung thư phổi

Nếu bạn bị đau vai, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vai giúp xác định nguyên nhân cơn đau của bạn. Ngoài ra, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng khác để có cái nhìn toàn cảnh hơn về triệu chứng mà bạn gặp phải.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có khả năng bị ung thư phổi, thì sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp CT hoặc chụp cắt lớp phát xạ positron (chụp PET) để có được hình ảnh bên trong phổi của bạn.

Ngoài ra, để chắc chắn bác sĩ cũng có thể yêu cầu lấy một mẫu mô nhỏ từ phổi để kiểm tra kỹ lưỡng xem có tế bào ung thư hay không. Đây được gọi là sinh thiết.

Các bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết phổi theo hai cách khác nhau.

Sinh thiết kim: thực hiện bằng cách đưa kim qua da đến phổi của bạn và lấy đi một lượng nhỏ mô.

Nội soi phế quản để thực hiện sinh thiết: Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ có gắn đèn qua mũi hoặc miệng vào phổi của bạn để loại bỏ một mẫu mô nhỏ.

Sau đó, nếu tìm thấy tế bào ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm di truyền để xác định loại ung thư phổi mà bạn mắc phải. Bên cạnh đó, cũng giúp xác định các nguyên nhân cơ bản, chẳng hạn như đột biến gen gây ra ung thư phổi.

sinh thiết kimSinh thiết kim chẩn đoán ung thư phổi

IV. Điều trị ung thư phổi

Nếu bạn bị đau vai và có các triệu chứng khác của ung thư phổi hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh này, đừng chậm trễ đến gặp bác sĩ. Vì chẩn đoán sớm sẽ là chìa khóa để điều trị ung thư phổi hiệu quả.

Bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi khác nhau, bao gồm:

  • Phẫu thuật
  • Hóa trị
  • Xạ trị
  • Liệu pháp nhắm mục tiêu
  • Liệu pháp miễn dịch

Tùy theo loại và giai đoạn ung thư mà bác sĩ có thể sử dụng 1 hoặc kết hợp nhiều phương pháp để điều trị ung thư phổi cho bạn. Mục đích để thu nhỏ khối u và ngăn chặn khối u di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Tuy nhiên, khi thực hiện các phương pháp này bạn sẽ gặp không ít tác dụng phụ gây khó chịu cho bản thân như nôn mửa, rụng tóc, mệt mỏi, tiêu chảy… vì vậy hãy tham trao đổi với bác sĩ nếu bạn bị bất kỳ triệu chứng nào.

V. Làm sao để kiểm soát cơn đau vai?

Nếu bạn bị ung thư phổi thì điều quan trọng là phải điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ giúp bạn kiểm soát được cơn đau vai của mình. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ để có hướng xử trí thích hợp.

Ngược lại, nếu cơn đau vai của bạn không phải do ung thư phổi, thì cần phải xác định rõ nguyên nhân mới đưa ra kế hoạch điều trị. Trong khi đau vai bạn cũng nên chú ý những điều sau để bệnh không diễn tiến nặng hơn như:

  • Chườm lạnh vai 15 - 20 phút mỗi lần để giảm đau và sưng.
  • Tránh làm tổn thương vai bằng cách hạn chế hoạt động ở vai bị đau
  • Quấn vai bằng băng thun để không cử động vai nhiều

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X