Hotline 24/7
08983-08983

Đau ngực, hụt hơi: Khi nào là cơn đau tim?

Khi máu không thể đến tim, cơ tim của bạn không nhận được lượng oxy cần thiết. Nếu không có oxy, các tế bào của nó có thể bị hư hỏng hoặc chết. “Chìa khóa” để phục hồi là làm cho lưu lượng máu của bạn được phục hồi nhanh chóng. Vì thế, bạn hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu nghĩ rằng mình hoặc người xung quanh đang có các triệu chứng của cơn đau tim.

Nguyên nhân nào dấn đến một cơn đau tim?

Theo thời gian, cholesterol và một chất béo được gọi là mảng bám có thể tích tụ trên thành bên trong các mạch máu đưa máu đến tim của bạn, được gọi là động mạch. Điều này khiến máu khó lưu thông tự do hơn. Hầu hết các cơn đau tim xảy ra khi một mảnh mảng bám này bị vỡ ra. Một cục máu đông hình thành xung quanh mảng bám bị vỡ và nó làm tắc nghẽn động mạch.

Triệu chứng nhận diện cơn đau tim

Bạn có thể cảm thấy đau, áp lực hoặc khó chịu ở ngực. Bạn có thể bị hụt hơi, đổ mồ hôi, ngất xỉu hoặc cảm thấy đau bụng. Cổ, hàm hoặc vai của bạn có thể bị đau.

Đàn ông và phụ nữ có thể có các triệu chứng khác nhau. Nam giới thường toát mồ hôi lạnh và cảm thấy đau khi di chuyển xuống cánh tay trái.

Trong khi đó, phụ nữ có nhiều khả năng bị đau lưng hoặc cổ, ợ chua và khó thở. Họ có xu hướng gặp vấn đề về dạ dày, bao gồm cảm giác buồn nôn và nôn nao. Họ cũng có thể cảm thấy rất mệt mỏi, choáng váng hoặc chóng mặt. Một vài tuần trước khi bị đau tim, một phụ nữ có thể có các triệu chứng giống như cúm và các vấn đề về giấc ngủ.

Khoảng 435.000 phụ nữ bị đau tim ở Mỹ hàng năm. Các triệu chứng có thể nhẹ đến mức chúng bị bỏ qua.

Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cơn đau tim, bạn cần nhanh chóng gọi trợ giúp từ y tế (Ảnh minh họa)

Bạn phải làm gì khi xuất hiện cơn đau tim?

Nếu bạn hoặc ai đó có các triệu chứng có thể là đau tim, hãy gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Nếu đó là một cơn đau tim, bạn có nhiều khả năng sống sót nếu được điều trị trong vòng 90 phút.

Chẩn đoán như thế nào?

Điện tâm đồ, kiểm tra hoạt động điện của tim, có thể giúp bác sĩ xem liệu bạn có đang bị đau tim hay không. Nó cũng có thể cho biết động mạch nào bị tắc. Các bác sĩ cũng có thể chẩn đoán cơn đau tim bằng các xét nghiệm máu để tìm kiếm các protein mà tế bào tim giải phóng khi chúng chết.

Các bác sĩ sẽ nhanh chóng khôi phục lại dòng chảy của máu cho tim của bạn. Bạn có thể nhận được thuốc làm tan cục máu đông trong động mạch hoặc tiến thành thủ thuật gọi là tái lưu thông động mạch vành bằng cách nong-đặt stent động mạch vành qua da (can thiệp vành) và phẫu thuật cầu nối động mạch vành. Chỉ định phương pháp điều trị được cân nhắc tùy trường hợp cụ thể.

Những yếu tố nào khiến bạn có nguy cơ gia tăng rủi ro bị đau tim?

Tỷ lệ bạn bị đau tim tăng lên theo tuổi tác và nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nữ giới. Tiền sử gia đình mắc bệnh tim cũng có khả năng cao hơn. Ngoài ra, hút thuốc lá, cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường và béo phì, căng thẳng, lười vận động, trầm cảm cũng làm tăng nguy cơ đau tim.

Phòng ngừa như thế nào?

- Nếu bạn hút thuốc, hãy dừng lại. Điều này sẽ giảm nguy cơ đau tim của bạn xuống một phần ba.

- Tập thể dục và ăn uống hợp lý. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị 30 phút tập thể dục vừa phải mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc để giữ cho động mạch của bạn khỏe mạnh.

- Đối với một số người, dùng aspirin hàng ngày sẽ có ích. Bạn cần nói chuyện với bác sĩ để xem liệu nó có phù hợp với bạn không.

- Ngoài ra, hãy tìm những cách tích cực để điều chỉnh sự căng thẳng, stress của bạn.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X