Hotline 24/7
08983-08983

Đau lòng bàn chân sau khi tập đi, vết thương của em đã lành chưa?

Câu hỏi

Thưa BS, Em bị vết thương lòng bàn chân khá sâu, khâu 6 mũi. Sau 12 ngày BS cắt chỉ, dặn 3 ngày sau tập đi. Đến nay sau cắt chỉ 5 ngày em mới tập đi và thấy đau. Vậy vết thương của em đã lành chưa, có thể tập đi không?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Vết thương lòng bàn chân. Ảnh minh họa - Nguồn intenret
Vết thương lòng bàn chân. Ảnh minh họa - Nguồn intenret

Chào em,

Mức độ đau của mỗi người rất chủ quan, BS cần phải khám trực tiếp vết thương của em (nề, phía dưới đọng dịch hay không, có mụn mủ không…) và đánh giá mức độ đau, khả năng vận động của em thì mới kết luận được là vết thương của em lành chưa, tập đi được chưa. Em đến khám lại ở cơ sở y tế đã khâu vết thương cho em để BS nơi đó đánh giá lại và xử trí thích hợp, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Vùng da lòng bàn chân thường khá nhạy cảm và ít được chú ý. Do đó, chỉ cần tiếp xúc với các vật nhọn hoặc có cạnh sắc, chúng sẽ nhanh chóng bị thương.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên chịu một lực tác động lớn của cơ thể lên lòng bàn chân cũng khiến các vết thương ở vùng da này rất dễ bị sưng tấy, thương tổn và khó liền miệng.

Việc tiếp xúc với nhiều bụi bẩn và vi khuẩn cũng sẽ khiến vết thương nơi lòng bàn chân lâu lành và dễ bị nhiễm trùng nhanh chóng.

Khi bị thương, bạn nên:

- Trấn an tâm lý người bị nạn

Thông thường, do vùng da nơi lòng bàn chân khá nhạy cảm nên chỉ cần một vết thương nhỏ cũng có thể gây đau nhức rất khó chịu. Vì vậy, ngay sau khi phát hiện ra vết thương, nếu chúng nguy hiểm, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến nơi an toàn, để họ ngồi trên ghế và an ủi, động viên nhằm chấn an tinh thần người bệnh.

- Nhanh chóng cầm máu

Nếu vết thương chảy máu, cần dùng khăn sạch đặt lên vết thương rồi ấn chặt cho máu ngừng chảy ra. Trường hợp máu chảy nhanh, nhiều, cần đè chặt lên vết thương và đưa chân lên cao hơn so với tim đồng thời chuẩn bị đối phó với tình trạng bệnh nhân có thể bị sốc, choáng do mất máu.

- Rửa vết thương

Sau khi đã cầm máu, nên rửa vết thương và các vùng da xung quanh bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Lưu ý, tuyệt nhiên không bôi thuốc sát khuẩn hay rửa vết thương bằng dung dịch cồn Iod hay nước oxy già bởi chúng có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn nhưng cũng hủy diệt luôn các tế bào và tổ chức lành trên da. 

- Đối với dị vật

Chỉ lấy những dị vật dễ. Nếu chúng nằm sâu trong vết thương, không nên cố gắng tự ý lấy ra. Thay vào đó, nên di chuyển người bệnh đến cơ sở y tế để được giúp đỡ. Nếu cố lấy ra, các dị vật có thể gây ảnh hưởng xấu đến các tổ chức khác, nhất là máu.

Trong trường hợp vết thương nhẹ có dính đất cát hoặc bụi bẩn, sau khi cầm máu, nên đặt lòng bàn chân dưới vòi nước chảy để làm sạch bụi bẩn, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

- Băng bó vết thương

Đối với những vết thương nhỏ nơi lòng bàn chân, bạn có thể không cần dùng đến băng gạc dạng vải. Thay vào đó, nên dùng băng dạng xịt Nacurgo phun lên vết thương. Việc làm này sẽ bảo vệ vết thương khỏi những vi khuẩn gây hại đồng thời  giúp chúng được thông thoáng và mau lành hơn.

Với vết thương nặng, bạn có thể phun một lớp Nacurgo lên vết thương để chống nhiễm khuẩn rồi dùng gạc y tế băng lại. Lưu ý, không nên tự tiện rắc kháng sinh lên vết thương hay tự ý uống thuốc kháng sinh mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Đặc biệt, trong thời gian bị thương ở lòng bàn chân, người bệnh cần hạn chế đi lại cũng như vận động mạnh, tránh gây tổn hại đến vết thương. Ngoài ra, cần giữ vết thương được sạch sẽ, khô thoáng, không để chúng bị dính bụi bẩn hay ướt nước, sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng rất nguy hiểm.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X