Hotline 24/7
08983-08983

Đái dầm: Nguyên nhân do đâu?

“Tháo nước” vô tổ chức vào ban đêm không chỉ làm bản thân mất tự tin mà còn làm cho người thân phiền toái.

 
 

Bé tè dầm

Mỗi bé mỗi khác, có bé chưa đầy năm đã biết dùng chân đập vào giường báo hiệu muốn “xả nước”, nhưng cũng có bé bốn-năm tuổi mà đêm nào cũng tè dầm ướt cả chăn, gối.

- Nguyên nhân đầu tiên tương đối dễ khắc phục là bé có thói quen uống lượng nước cho cả ngày từ chiều đến tối. Với nguyên nhân này, chỉ cần tập lại thói quen uống nước của bé.

- Nguyên nhân thứ nhì: thông thường khi bàng quang đầy sẽ thông báo lên não để não truyền tín hiệu: “mót tiểu”. Song, có thể do bé ngủ say hoặc đường liên lạc bàng quang - não không tốt, thế là… ướt quần!

- Rối loạn chức năng bàng quang: bàng quang nhỏ hoặc cơ chóp bàng quang tăng hoạt động.

- Thiếu nội tiết tố ADH tăng tái hấp thu nước, dẫn đến “tháo nước” vào ban đêm.

- “Kế thừa” từ cha mẹ có tật tiểu dầm. Thống kê cho thấy cha, mẹ bị… thì con của họ có tần suất mắc rò “rô bi nê” cao gấp bảy lần so với các bé sinh ra bởi cặp cha mẹ bình thường.

Tiểu dầm còn chia làm hai loại:

- Nguyên phát: tiểu liên tục không ngưng trong khoảng thời gian sáu tháng.

- Thứ phát: đã ngưng tiểu dầm trong khoảng thời gian sáu tháng, sau đó "ướt" lại. Trường hợp này thường do tâm lý: có thêm em, mâu thuẫn gia đình, bị cách ly giữa cha và mẹ, gia đình có mất mát…

Gánh nặng tâm lý

Các bé “bị ướt” vào ban đêm thường mắc cỡ và luôn cảm thấy mình có tội. Khi không thể điều khiển “rô bi nê” theo ý muốn, các em ngại bạn bè biết nên thường từ chối tham gia các sinh hoạt tập thể. Không ít người thấy bé tiểu dầm thường chọc ghẹo, nhằm làm cho bé xấu hổ để hết, nhưng thật ra là càng gây căng thẳng cho bé, khiến bệnh trầm trọng hơn.

Vì vậy, việc đầu tiên phụ huynh cần thực hiện là không trêu ghẹo mà phải để ý tìm nguyên nhân để khắc phục. Điều đáng mừng là với bệnh này thì đến khoảng bốn-năm tuổi các bé sẽ tự khỏi. TS Phạm Văn Bùi - BV Nguyễn Tri Phương TP.HCM hướng dẫn: “Chỉ đưa đi khám và điều trị khi bé trên sáu tuổi. Tùy theo nguyên nhân mà cách điều trị có khác nhau. Phần lớn điều trị tiểu dầm đạt kết quả cao”.

Còn với người lớn?

Người lớn vẫn bị tiểu dầm, bên cạnh các nguyên nhân như: di truyền, sức chứa bàng quang nhỏ, rối loạn nội tiết tố chống lợi tiểu…còn do say rượu, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi niệu đạo, các chứng rối loạn thần kinh, dị dạng cơ thể học, ung thư tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt phì đại, căng thẳng… Theo bác sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán y khoa TP.HCM, để điều trị tiểu dầm người lớn cần thực hiện chẩn đoán tìm nguyên nhân như:

- Xét nghiệm nước tiểu.

- Siêu âm hệ niệu, bọng đái.

- Đo áp lực, đo bọng đái.

Phụ nữ sau khi sinh cũng có thể bị bệnh

Thường tiểu dầm hay đi kèm với giấc mơ thấy ra nhà vệ sinh và chỉ tỉnh giấc khi đã... ướt cả quần. Đó là do sau khi sinh các cơ vùng tầng sinh môn không còn săn chắc nên phản xạ kém. Chỉ cần tập luyện cơ vùng này bằng các động tác đóng - mở các cơ như lúc muốn nhịn các loại đại và tiểu tiện. Khi đi ngủ nên lót miếng ni lông, sẽ giúp an tâm hơn, nhờ vậy mà “đánh đuổi” những cơn mơ tai hại! Uống ít nước vào buổi tối, khi dậy cho con bú nên uống nước rồi hãy cho con bú.

Phương Nam

 
Thích và chia sẻ chủ đề trên
 
 
 
 
Bản in
 
Xem bài theo ngày / /

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X