Hotline 24/7
08983-08983

Cục máu đông, ngăn chặn bằng cách nào?

Trong một số trường hợp, máu đông là một điều cần thiết. Khi bị thương, bạn cần máu đông lại để ngăn chặn chảy máu. Nhưng thỉnh thoảng, những cục máu đông lại xuất hiện không đúng lúc, đúng nơi. Điều này có thể gây nguy hiểm, nhất là khi các cục máu đông ngăn chặn dòng máu tới não dẫn đến đột quỵ. Vậy làm sao để ngăn chặn điều này xảy ra?

1. Huyết khối (cục máu đông) là gì?

Huyết khối là quá trình tập trung máu đến các mạch máu bị rách và làm ngừng chảy máu, khi một người bị chảy máu, quá trình tạo máu đông sẽ được kích hoạt.

Ban đầu, các tiểu cầu được triệu tập đến vùng tổn thương để tạo ra nút bao quanh vết thương. Tiếp theo đó, chúng được kết dính với nhau nhờ các sợi fibrin được tạo ra trong quá trình hoạt hóa các yếu tố đông máu. Các tiểu cầu đến trước phóng thích các chất hóa học để thu hút các tiểu cầu khác tạo thành một cục máu đông bền hơn và ngăn chặn tình trạng chảy máu.

Các protein trong cơ thể có vai trò xác định thời điểm dừng lại quá trình tạo cục máu đông khi nó đủ lớn. Khi vết thương được chữa lành, các sợi fibrin sẽ tự hòa tan và những tiểu cầu quay trở lại mô máu bình thường.

Nhưng nếu quá trình đông máu diễn ra mạnh hơn, cục máu đông được hình thành nhiều hơn và có khả năng gây tắc mạch máu cao hơn. Khi cục máu đông chặn dòng máu đến các vùng quan trọng trong cơ thể, điển hình là não, nó có thể gây ra đột quỵ. Theo các chuyên gia, có tới 80% các ca đột quỵ não là do cục máu đông.

Đột quỵ não do hình thành cục máu đông được chia làm 2 dạng:

  • Đột quỵ do huyết khối: Khi cục máu đông hình thành trực tiếp tại não, những động mạch này có thể tích tụ chất béo, mảng bám lâu ngày gây tắc mạch làm hạn chế hoặc mất hoàn toàn sự lưu thông dòng máu.
  • Đột quỵ do tắc mạch: Do sự tồn tại của các cục máu đông hình thành các bộ phận khác trong cơ thể (thường là tim) và di chuyển đến não. Biểu hiện thường gặp là nhịp bất thường ở hai buồng phía trên của tim (rung tâm nhĩ), có thể làm hình thành cục máu đông.

Ai có nguy cơ bị cục máu đông cao nhất?

Một số yếu tố nguy cơ khiến một số người có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn.

  • Trên 65 tuổi: Càng lớn tuổi càng dễ bị cục máu đông, đặc biệt trên 65 tuổi.
  • Thời gian nằm viện lâu, phẫu thuật và chấn thương có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đông máu.
  • Thiếu máu do thiếu sắt. Nghiên cứu mới cho thấy nồng độ sắt trong máu thấp làm tăng nguy cơ đông máu. Những người có lượng sắt trong máu thấp có nguy cơ cao mắc các cục máu đông nguy hiểm, như trường hợp của Maradona, theo Express.
  • Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ ở mức độ thấp hơn, bao gồm: Uống thuốc tránh thai hoặc bổ sung nội tiết tố; mang thai; bị ung thư, hoặc đã được điều trị ung thư; có tiền sử gia đình về cục máu đông hoặc dễ bị đông máu; thừa cân hoặc béo phì; lối sống ít vận động; hút thuốc lá; mắc COVID-19...

Cục máu đông, ngăn chặn bằng cách nào?

Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người khi vô tình sở hữu các yếu tố nguy cơ như kể trên. Để giúp bạn đọc giải tỏa nỗi lo lắng này, AloBacsi đã mời TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TPHCM, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ giải đáp trong chương trình giao lưu trực tuyến phát sóng vào lúc 20g thứ 2, ngày 30/8/2021.

Chương trình sẽ được phát sóng trên AloBacsi.com, Youtube AloBacsi, Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có câu hỏi và băn khoăn về vấn đề này hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.vn, email kbol@alobacsi.vn, Inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để chuyên gia trả lời trực tiếp trong chương trình.

Trân trọng cảm ơn Nhãn hàng NattoEnzym - hỗ trợ làm tan cục máu đông, giúp ngừa đột quỵ nguyên liệu Nhật Bản của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X