Hotline 24/7
08983-08983

Có nên cho bé dùng xe tập đi?

Thông thường ở trẻ thì tháng thứ 3 bé đã có thể giữ được cổ cứng, tháng thứ 5-6 đã có thể lật và trườn, chưa bò được. Khi đến tháng thứ 8, trẻ sẽ làm chủ hoàn toàn được khả năng ngồi và dễ dàng chuyển sang các tư thế khác.

Theo quá trình phát triển sinh lý bình thường, phải đến 10 tháng tuổi, bé mới có thể dần biết đứng lên và lẫm chẫm biết đi. Tuy nhiên, do bé phát triển không giống nhau nên nhìn chung bé trong khoảng 10-18 tháng tuổi bắt đầu tập đi là bình thường.

Khi bé mới bắt đầu tập đi, người lớn phải đỡ, dìu bé. Tuy nhiên, không nên lôi kéo mạnh vào tay và người bé vì chúng sẽ dễ bị trật khớp, nhất là các khớp vai và cổ tay. Cần phải lót sàn nhà bằng các tấm lót xốp mềm mại để tránh gây hại khi ngã.



Một trong những lý do phổ biến của các bậc phụ huynh khi cho trẻ sử dụng xe tập đi vì nghĩ xe tập như một phương tiện hỗ trợ giúp bé biết đi nhanh hơn. Một số phụ huynh khác lại so sánh hai bé cùng sinh thì bé kia đã chập chững biết đi còn con mình vẫn còn bò nên sốt ruột và sử dụng xe đẩy cho bé tập đi.

Xe tập đi không được khuyến khích dùng ở trẻ tập đi vì có thể làm cho cơ chân của bé không phát triển hoàn toàn. Trong xe tập đi, trẻ có khuynh hướng ngồi trên miếng lót đỡ khung chậu và dùng các đầu ngón chân để đẩy xe đi. Như vậy, trẻ không có cơ hội để hai bàn chân đứng chịu sức, cơ hội cho hai đầu gối co duỗi kiểu bước đi cũng không xảy ra. Không ít trường hợp trẻ chậm phát triển, khi sử dụng xe tập đi, trẻ vẫn không cải thiện được chức năng đi.



Theo các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng, không cho con sử dụng xe tập đi con vẫn có thể đi bình thường khi hệ xương con vững chắc. Và trong quá trình cho con tập đi, để tránh những hậu quả, di chứng về hệ xương sau này của con, mẹ lưu ý:

- Chỉ cho con tập đi khi thấy con cứng cáp, ngồi vững.

- Mẹ tạo điều kiện giúp con tập đứng, việc làm này giúp cho cơ chân con săn chắc, hệ xương chân phát triển vững chãi - tiền đề cho việc tập đi sau này. Cách tập cũng không quá khó, mẹ cho chân con đứng vào chân mẹ và mẹ di chuyển cùng con. Sau đó, mẹ dạy con ngồi xuống từ từ, mẹ có thể giúp con gập đầu gối xuống trước để tránh tổn thương phần mông và cột sống.



- Tuyệt đối không kéo bé đi theo mình vì có thể làm trật xương vai hoặc cổ tay. Tốt nhất nên nâng đỡ và dìu con đi từng bước một, không đẩy bé đi về phía trước.

- Nên cho bé đi chân trần khi tập trong nhà để bé cảm nhận được từng bước đi và sớm biết đi nhanh hơn.


Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn (tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X