Hotline 24/7
08983-08983

Chuyên gia chia sẻ cách sử dụng sirô điều trị cảm cúm cho trẻ từ 2 tuổi

Làm cha mẹ là “môn học” khó qua nhất của mỗi người. Nhất là việc chăm con trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên “nay ốm, mai đau”. Tiếng húng hắng ho, hắt hơi, nghẹt mũi khi con bị cảm cúm khiến mẹ thêm muộn phiền. Hãy lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia để giúp con yêu nhanh chóng vượt qua tình trạng này.

1. Thời tiết thay đổi, trẻ “rục rịch” bị cảm cúm ghé thăm

Mỗi năm, khi thời tiết giao mùa thu đông cũng là lúc cao điểm trẻ bị ốm, dễ mắc bệnh hô hấp, nhất là cảm cúm. Con trẻ đi học nên chỉ cần 1 bé ốm là có thể lây ra cả lớp. Thế nên bệnh hết đợt này đến đợt khác, lần cảm cúm trước chưa kịp dứt thì đợt mới lại chớm nở, nên cứ ho, chảy mũi “lai rai” cả tháng.

Khi bị cảm cúm, triệu chứng bắt đầu từ lúc trẻ cảm thấy không được khỏe, biểu hiện bằng đau họng và ho. Lúc đầu, trẻ có cảm giác đau họng là do chất nhầy tích tụ. Sau đó, đau họng giảm đi, nước mũi được hình thành và chảy dịch từ mũi xuống họng, có thể là màu vàng, xanh hoặc trong.

Vào giai đoạn nặng hơn, trẻ có thể thức dậy với các triệu chứng như chảy nước mũi, nước mắt, hắt xì, người mệt mỏi, ho, đau họng, sốt, khó ngủ và giảm sự thèm ăn. Niêm mạc mũi có thể đỏ và sưng, hạch bạch huyết ở cổ có thể hơi to.

Đau họng, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi… khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)

Theo BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh - Nguyên Trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM): “Mặc dù cảm cúm đa phần lành tính và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Song chỉ cần phụ huynh lơ là trong việc chăm sóc con nhỏ, khi virus “hạ gục” được sức đề kháng của trẻ sẽ tấn công mạnh gây nhiễm trùng thứ phát dẫn đến biến chứng. Điển hình như viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, kích phát cơn hen đối với trẻ có bệnh hen, viêm phổi, khởi phát các bệnh lý miễn dịch, bội nhiễm vi khuẩn”.

Do vậy, để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng cảm cúm trở nên tồi tệ hơn, cha mẹ cần đảm bảo con yêu được nghỉ ngơi nhiều và bổ sung nhiều nước. Đồng thời, xây dựng môi trường sống thoáng mát và luôn sạch sẽ, tắm bằng nước ấm cho trẻ.

Bên cạnh đó, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nếu các triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau một vài ngày, không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc. Trong một số trường hợp khi đến khám, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng sirô điều trị đa triệu chứng cho trẻ.

Loại này có ưu điểm giúp làm giảm tạm thời sung huyết mũi (nghẹt mũi), chảy mũi, hắt hơi, ngứa và chảy nước mắt, ho đau họng, đau mình, nhức đầu, sốt…, giúp trẻ giảm mệt mỏi, khó chịu). Nhưng cần lưu ý phải theo chỉ định của bác sĩ.

2. Lưu ý cần nhớ khi dùng sirô điều trị đa triệu chứng cảm cúm cho trẻ

Thị trường nước ta thường có các biệt dược nội và ngoại. Phần lớn trong thành phần thuốc cảm cho trẻ em có ít nhất là 2 trong số các chất dưới đây: hạ sốt (Paracetamol/ Acetaminophen, Ibuprofen), giảm ho (Dextromethorphan), kháng histamine chống dị ứng, hắt hơi, chảy mũi (Chlopheniramin) chống nghẹt mũi/ xung huyết mũi (Phenylephrin, Pseudoephedrin), long đờm (Guafenesin, Carbocystein).

Điển hình như sirô Ameflu Đa Triệu Chứng, chứa 4 thành phần Acetaminophen, Phenylephrin HCl, Dextromethorphan HBr, Chlopheniramin maleat. Sirô này đã được lưu hành và tin dùng ở thị trường Việt Nam gần 20 năm qua. Từ năm 2014, Dextromethorphan đã được Bộ Y tế chuyển sang danh mục thuốc kê toa, nên sirô Ameflu Đa Triệu Chứng trở thành sản phẩm Rx (sản phẩm kê toa) trong khi công thức gốc (tại Mỹ) vẫn là sản phẩm OTC (không kê toa).

Ameflu Đa Triệu Chứng làm giảm tạm thời các triệu chứng cảm cúm thông thường như các cơn đau nhẹ, nhức đầu, đau họng, sung huyết mũi (nghẹt mũi), ho, chảy mũi, hắt hơi và sốt

Một số sản phẩm có sự thay đổi nội dung tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, điều này phụ thuộc nhiều yếu tố, mà một trong số đó là tuân theo sự thay đổi của toa thuốc gốc. Dựa trên khuyến cáo an toàn của Cục quản lý Thuốc & Thực phẩm Hoa Kỳ (US FDA), tất cả nhà sản xuất tại Mỹ đều thống nhất nâng độ tuổi trẻ em sử dụng sản phẩm cảm ho OTC là dùng cho trẻ từ 4 tuổi, thậm chí có công thức gốc chỉ đề nghị liều dùng cho trẻ từ 6 tuổi.

Chính vì sự thay đổi này của toa thuốc gốc mà nhiều sản phẩm ở Việt Nam, trong đó có sirô Ameflu Đa Triệu Chứng đã có sự điều chỉnh tương tự về liều dùng cho trẻ.

Tuy nhiên khuyến cáo này của US FDA chỉ nhằm nâng cao độ an toàn khi dùng thuốc OTC cho trẻ em khi không có sự thăm khám, kê toa của bác sĩ. Chứ hoàn toàn không có nghĩa là các sản phẩm sirô điều trị đa triệu chứng cảm cúm này là chống chỉ định đối với trẻ dưới 4 tuổi.

Cụ thể, theo hướng dẫn sử dụng Dextromethorphan của Dược thư quốc gia Việt Nam, trẻ em từ trên 2 tuổi đến 6 tuổi có thể dùng từ 2,5-5 mg, 4 giờ/lần, hoặc 7,5 mg, 6-8 giờ/lần, tối đa 30 mg/24 giờ.

Trên thực tế, theo chia sẻ của vị chuyên gia đã có gần 30 năm gắn bó với các bệnh nhi - BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh, dựa trên kinh nghiệm lâm sàng vẫn có thể cân nhắc sử dụng sirô trị cảm ho có chứa thành phần Dextromethorphan cho trẻ từ 2 tuổi trong trường hợp trẻ có biểu hiện đa triệu chứng như sốt, chảy mũi, ho nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ cũng như bữa ăn.

“Ở liều dùng thông thường, có thể cho trẻ uống đúng chỉ định theo mỗi độ tuổi thuốc dung nạp tốt, ít gây tác dụng phụ. Chẳng hạn như, trong sản phẩm Ameflu Đa Triệu Chứng liều dùng cho trẻ từ 2 đến dưới 6 tuổi là 1 muỗng cà phê 5ml/ lần, cách mỗi 6 giờ, tương đương với Dextromethorphan 5mg/ lần, phù hợp với khuyến nghị. Chỉ cần lưu ý, Dextromethorphan không nên dùng ở những trẻ đang dùng các thuốc thuốc ức chế men monoaminoxydase (IMAO), trẻ bị thiếu hụt G6PD, suy gan nặng, đang cơn hen cấp…” - BS Thanh cho biết.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X