Hotline 24/7
08983-08983

Chuyên gia cảnh báo các sai lầm trong chẩn đoán và điều trị hen suyễn thường gặp

Tại Việt Nam, tỷ lệ hen suyễn là 3,9% dân số tương đương khoảng gần 4 triệu người. Bệnh hen gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh, gia đình và xã hội. Tỉ lệ tử vong do bệnh hen còn cao mặc dù đã có thuốc điều trị, kiểm soát hiệu quả. Nguyên nhân có thể do những sai lầm sau đây trong chẩn đoán và điều trị hen.

Chỉ sử dụng thuốc cắt cơn

Đây là sai lầm thường gặp nhất, bệnh nhân chỉ dùng thuốc cắt cơn khi có triệu chứng mà không sử dụng thuốc dự phòng, dễ dẫn tới nhờn thuốc và những cơn hen kịch phát, nguy hiểm đến tính mạng.

Làm sai thao tác khi sử dụng ống hít, xịt

Một sai lầm khác mà người bệnh mắc phải trong điều trị bệnh hen suyễn là làm sai thao tác khi sử dụng ống hít. Mọi người thường nghĩ thao tác hít thuốc dễ, không cần phải học. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh lại có thao tác hít thuốc sai, hít không đủ sâu làm cho thuốc không đưa được sâu và tận phế quản. Thuốc chỉ phát huy hết tác dụng khi người bệnh sử dụng đúng cách. Nếu hít rồi mà khi mở miệng ra, mũi có khói bay ra là người bệnh vẫn sử dụng chưa đúng cách.

Không hạn chế tiếp xúc với dị nguyên

Cùng với việc sử dụng thuốc điều trị hen, người bệnh phải đảm bảo hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây hen như khói thuốc lá, bụi, khói xăng dầu, khói than củi. Đấy là những yếu tố nguy cơ khiến cho bệnh hen suyễn dễ bị tái phát. Một số người bệnh khi sử dụng thuốc điều trị mà không tránh được những tác nhân gây bệnh khiến bệnh vẫn bị tái phát nhiều lần thậm chí là nặng hơn nên đã mắc phải sai lầm trong điều trị bệnh hen suyễn là tự ý dùng tăng liều lượng chỉ định của thuốc khiến cho việc điều trị theo liều lượng cũ mất đi tác dụng, lâu dần sẽ làm “nhờn” thuốc khiến cho việc điều trị bệnh càng trở lên khó khăn hơn.

Không ý thức được sự nguy hiểm của bệnh

Nhiều bệnh nhân chủ quan, xem nhẹ bệnh, họ thường không đi khám cho đến khi bệnh trở nặng, các cơn hen xuất hiện dày hơn và tỏ ra ít đáp ứng với thuốc giãn phế quản. Hầu hết người bệnh không biết nếu không được khám và chỉ định sử dụng thuốc để xử lý trước khi được đưa đến bệnh viện, bệnh nhân rất dễ gặp nguy hiểm khi lên cơn hen cấp tính.

Cùng tìm hiểu những sai lầm trong chẩn đoán và điều trị hen suyễn qua ý kiến của ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng - Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong video dưới đây:

>> Xem thêm: Chi tiết giải đáp từ chuyên gia về PHÒNG + ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN & CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP

Sử dụng thuốc dự phòng nhưng không đúng chỉ dẫn:

Hiện nay, điều trị dự phòng hen bao gồm 2 thuốc chính: thuốc Tây và thuốc thảo dược

Thuốc Tây trong điều trị dự phòng hen thường là các thuốc chống viêm, tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Tây bệnh nhân thường mắc các sai lầm:

+ Sử dụng không đúng hoặc không đủ liều

+ Sử dụng không đúng cách:

Phổ biến nhất là các thuốc chứa corticoid. Corticoid được ví như con dao hai lưỡi, bên cạnh tác dụng điều trị là vô số các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng sai chỉ dẫn. Corticoid chỉ sử dụng đường uống (toàn thân) trong điều trị các đợt cấp dưới sự theo dõi của bác sĩ. Trong dự phòng hen thường sử dụng tại chỗ (hít, xịt) tuy nhiên, do thiếu hiểu biết, thói quen, giá rẻ,…rất nhiều bệnh nhân đã lạm dụng và tự ý sử dụng đường uống (toàn thân) dẫn đến các tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm. Một sai lầm nữa là bệnh nhân sử dụng thuốc hít và xịt không đúng hướng dẫn hoặc được hướng dẫn không đầy đủ nên thực hiện sai thao tác, thuốc hít không đủ sâu, không phát huy được hết tác dụng.

Hiện nay, các sản phẩm thảo dược được tin dùng bởi tính an toàn, không có tác dụng phụ và hiệu quả trong dự phòng, điều trị bệnh hen.

Người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc Tây cùng các thuốc thảo dược hoặc chỉ sử dụng thảo dược.

Sử dụng thảo dược có đặc điểm tác dụng lâu bền, tác động vào tận gốc căn nguyên gây bệnh nhưng hiệu quả thấy chậm hơn thuốc Tây nên nhiều người bệnh không kiên trì sử dụng, ngừng sử dụng khi thấy cải thiện chậm hơn thuốc Tây. Vì vậy, người bệnh cần có sự kiên trì và sử dụng đúng liệu trình khi lựa chọn các Đông y liệu pháp hay sản phẩm thảo dược. Người bệnh cũng cần lưu ý khi dùng thuốc thảo dược, nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi dùng, tránh dùng thực phẩm chức năng để điều trị bệnh.

Truy cập website http://www.benhhen.vn/ để biết thêm thông tin về bệnh hen hoặc gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để được các bác sỹ tư vấn trực tiếp.

XEM THÊM THÔNG TIN VỀ THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC (LÀ THUỐC, KHÔNG PHẢI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG):

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

15-nam-danh-dau-thanh-cong-cua-thuoc-y-hoc-co-truyen-dieu-tri-hen-phe-quan-copd-2

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng:

Ngày uống 2 lần sau ăn.

  • Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

  • Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X