Hotline 24/7
08983-08983

Chung sống hòa bình với viêm mũi dị ứng, bạn cần trang bị “vũ khí” nào?

Nếu bị viêm mũi dị ứng, bạn có thể bị quấy nhiễu bởi các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi và nghẹt mũi thường xuyên. Với tình trạng này, bạn cần trang bị cho bản thân “vũ khí” nào để an tâm làm việc, học tập và vui chơi?

1. Viêm mũi dị ứng - “kỳ đà cản mũi” bạn tận hưởng cuộc sống

Trong chúng ta, liệu mấy ai sẽ đến bệnh viện khám chỉ vì hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi…? Đây đều là những biểu hiện thường gặp của viêm mũi dị ứng nhưng rất dễ bỏ qua vì nhầm lẫn với các bệnh lý khác, dẫn đến việc điều trị không hiệu quả, bệnh dai dẳng.

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập (Ảnh minh họa)

Theo TS.BS Nguyễn Ngọc Minh - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, viêm mũi dị ứng không chỉ gây ra sức ảnh hưởng đến y tế mà còn tạo ra gánh nặng cho người bệnh và gia đình. Bệnh tái phát nhiều lần và diễn biến nặng thêm nếu không điều trị đúng mức, làm giảm chất lượng cuộc sống, mất việc làm và nghỉ học, “ngốn” 2-4 tỷ đô hằng năm chỉ tính riêng cho năng suất lao động.

“Hơn nữa, các triệu chứng gây phiền toái trong thời gian dài khiến người bệnh rơi vào mệt mỏi, giảm trí nhớ. Trong đó, nghẹt mũi - triệu chứng nổi bật nhất ở viêm mũi dị ứng có liên quan đến rối loạn giấc ngủ, một tình trạng có thể ảnh hưởng sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm, lo lắng và lạm dụng rượu.

Không chỉ ảnh hưởng chất lượng sống, viêm mũi dị ứng có những biến chứng phức tạp, rất khó chữa trị như viêm xoang, viêm mũi xoang nhiễm trùng vì ứ đọng dịch tiết, viêm họng - viêm thanh quản do phải thở bằng miệng, viêm tai giữa” - TS.BS Nguyễn Ngọc Minh nhấn mạnh.

2. Đối phó với triệu chứng dai dẳng, khó chịu của viêm mũi dị ứng

Tránh dị nguyên là yếu tố quan trọng để bạn không bị làm phiền bởi viêm mũi dị ứng, nhưng thực tế rất khó thực hiện một cách tuyệt đối (Ảnh minh họa)

TS.BS Nguyễn Ngọc Minh cho biết, trong điều trị viêm mũi dị ứng, điều quan trọng nhất là tránh các dị ứng nguyên đã được xác định (như phấn hoa, lông thú cưng như chó, mèo và thức ăn gây dị ứng…). Tuy nhiên, thực tế điều này rất khó thực hiện triệt để.

Vì vậy, việc dùng thuốc để kiểm soát tiếp các triệu chứng của bệnh và phòng ngừa tái phát là cần thiết. Trong đó, dùng thuốc kháng histamin là một biện pháp điều trị xuyên suốt cần được áp dụng cho tất cả các dạng viêm mũi dị ứng nhẹ đến trung bình, nặng.

Chuyên gia đánh giá, hiện nay trong thực hành lâm sàng, thuốc kháng histamin thế hệ 2 như Fexofenadin là lựa chọn đầu tay để điều trị viêm mũi dị ứng bởi nhiều ưu điểm. Thứ nhất là hiệu quả trên tất cả các triệu chứng tại mắt, nhảy mũi, chảy mũi, ngứa mũi. Thứ hai là với thế hệ mới ít gây buồn ngủ, ít gây các triệu chứng khô miệng, buồn nôn, chóng mặt… như thế hệ cũ.

Thứ ba là Fexofenadin có tác dụng nhanh và kéo dài, hấp thụ tốt khi dùng đường uống. Tác dụng của thuốc sẽ bắt đầu sau khi uống khoảng 60 phút và đạt được nồng độ đỉnh khoảng 3 - 4 giờ sau khi uống. Hơn nữa, thời gian bán hủy của thuốc dài nên bệnh nhân chỉ cần dùng 1-2 lần/ ngày. Thứ tư, sử dụng hoạt chất Fexofenadin hầu như không phải điều chỉnh liều khi sử dụng trên người bệnh viêm mũi dị ứng có bệnh lý suy gan, suy thận, bệnh lý tim mạch và trên cả phụ nữ cho con bú.

Trước thực tiễn lâm sàng trong điều trị, TS.BS Nguyễn Ngọc Minh đánh giá: “Khi dùng trong một thời gian dài, Fexofenadin cũng tác dụng rất tốt và không gây ra những hậu quả đối với cơ thể con người. Do vậy được ưu tiên lựa chọn để điều trị các bệnh viêm mũi dị ứng ở bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên. Thông thường, các bệnh lý viêm mũi dị ứng theo mùa sẽ giảm sau 2 tuần, viêm mũi dị ứng quanh năm sẽ giảm sau 4 tuần khi dùng Fexofenadin”.

Trong nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 2 với thành phần Fexofenadin, chuyên gia đánh giá cao Telfor của DHG Pharma nhờ đạt tiêu chuẩn JAPAN GMP và có nhiều hàm lượng (từ 60mg, 120mg đến 180mg) rất dễ lựa chọn và sử dụng. Trong đó, đối với dạng 60mg, người bệnh sử dụng 2 lần/ngày. Đối với dạng 120, 180mg thì người bệnh nên sử dụng 1 lần/ngày.

Telfor được chuyên gia đánh giá cao trong việc kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của viêm mũi dị ứng

3. Viêm mũi dị ứng, đừng để “nước đến chân mới nhảy”

TS.BS Nguyễn Ngọc Minh nhận định, hiện nay dù đã có nhiều xét nghiệm chẩn đoán và phương pháp điều trị được sử dụng để kiểm soát bệnh này, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thách thức. Một trong số đó là, nhiều người chưa quan tâm đúng mức về căn bệnh này nên ít đi khám, chẩn đoán để điều trị.

Thay vào đó, người bệnh thường tự sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị khác như thực phẩm chức năng, trong khi đó các loại thuốc chính thống điều trị hiệu quả thường bị lãng quên. Hoặc là điều trị nhưng tự ý ngưng thuốc khi giảm các triệu chứng, và không có biện pháp dự phòng. Những thói quen thường gặp này khiến bệnh hay tái phát, khó điều trị.

Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo, do viêm mũi dị ứng là một bệnh lý mạn tính nên việc điều trị cần kiên trì, nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, dược sĩ về liều lượng, thời gian dùng, không ngừng thuốc ngay cả khi triệu chứng đã được cải thiện. Nhìn chung, người bệnh phải dùng thuốc ít nhất 2 tuần mới hiệu quả. Và thông thường phải dùng thuốc kéo dài ít nhất một tháng.

Bên cạnh việc điều trị, phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng cũng rất quan trọng. Tốt nhất là tránh các dị nguyên gây bệnh, tránh hít phải khói, bụi, phấn hoa, cánh bướm, lông thú, sơn ta, xăng dầu, hơi hóa chất… Về ăn uống, cần hạn chế các loại thức ăn gây dị ứng tùy theo cơ địa mỗi người. Bên cạnh đó, Fexofenadin (Telfor) là lựa chọn cần thiết khi các triệu chứng viêm mũi dị ứng ghé thăm, bạn sẽ có thể an tâm làm việc cả ngày dài mà chẳng còn bị quấy nhiễu bởi các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X