Hotline 24/7
08983-08983

Chữa hen suyễn như thế nào?

Bệnh hen phế quản (hen suyễn) là bệnh lý mạn tính của đường thở, tình trạng viêm mạn tính đường thở làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí thở khiến bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực; ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, có đến 95% người bệnh chưa biết hen có thể chữa và kiểm soát được, đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường.

Là bệnh mạn tính, nhưng nếu tuân theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân vẫn có cuộc sống bình thường như bao người. Việc sống chung với một căn bệnh mãn tính không có nghĩa là mọi hy vọng và mơ ước của bạn đã tiêu tan, nhưng có thể con đường để đạt được nó sẽ hơi khó khăn và đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh.

Lo lắng, trầm cảm khi mắc hen suyễn

Sống chung với bệnh hen suyễn mãn tính có thể làm bạn cảm thấy thất vọng, giận dữ và trầm cảm. Những cảm xúc này cũng có thể ảnh hưởng đến gia đình và bạn bè của bạn. Một số dấu hiệu của căng thẳng bao gồm thay đổi thói quen ngủ (ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường), người mệt mỏi, đau nhức cơ thể, lo lắng, khó chịu, căng thẳng và đau đầu.

Bạn hãy tham gia vào một câu lạc bộ của những người mắc bệnh giống mình để học hỏi kinh nghiệm từ họ - những người cũng đang sống chung với căn bệnh mãn tính này. Bạn hãy thoải mái trao đổi, chia sẻ tâm tư của mình để cảm thấy dễ chịu hơn. Hen suyễn không phải là căn bệnh nan y “vô phương cứu chữa” mà nó chỉ là căn bệnh mạn tính thông thường như những căn bệnh khác. Nếu hen được kiểm soát người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt, vui chơi, học tập và làm việc bình thường. Người bệnh nên trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh để tránh lo lắng thái quá khi mắc hen.

Cần có lối sống tích cực

Đừng luôn nghĩ về quá khứ, hãy nghĩ về hiện tại. Bạn hãy xem như căn bệnh này là một thử thách để bạn vượt qua, chứ không phải là một vấn đề không thể nào giải quyết được. Hen là bệnh phát triển bởi sự tương tác gen và yếu tố môi trường, xây dựng lối sống tích cực, môi trường sống sạch sẽ, suy nghĩ lạc quan sẽ giúp bạn hạn chế được sự tiến triển xấu đi của bệnh.

Tìm hiểu kỹ về căn bệnh hen suyễn của bạn từ các nguồn uy tín, chính xác

Bạn và người thân xung quanh càng biết nhiều về bệnh này, thì sẽ càng dễ dàng kiểm soát nó. Hãy hỏi bác sĩ về những nguồn thông tin đáng tin cậy giúp bạn tìm hiểu và học hỏi. Bạn có thể dành thời gian để tham khảo những bài viết trên BenhHen.vn, Chuyên trang Bệnh Hen phế quản - Báo Sức khỏe Đời sống, và không nên bỏ qua phần dành cho những người mới được chẩn đoán bị bệnh suyễn.

Cung cấp thông tin về bệnh cho gia đình và bạn bè

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong số những người sống chung với bệnh mãn tính, người nào có sự hỗ trợ từ những người xung quanh sẽ có kết quả điều trị tốt hơn so với những người bị cô lập. Những người thân yêu càng hiểu rõ về bệnh hen suyễn thì họ sẽ càng hỗ trợ bạn tốt hơn. Họ sẽ nhắc nhở khi thấy bạn có những triệu chứng của cơn suyễn, giúp bạn xử trí khi cơn hen suyễn tái phát. Bạn cũng có thể lưu số tổng đài bác sĩ tư vấn miễn cước 1800 5454 35 để được trợ giúp nhanh bất cứ lúc nào.

Bạn có thể đưa sách hoặc những cuốn cẩm nang cho người thân để họ đọc, hoặc nhờ họ đến buổi khám bác sĩ cùng với bạn để họ có thể hỏi những câu hỏi mà họ đang thắc mắc về căn bệnh của bạn.

Thay đổi lịch sinh hoạt hằng ngày

 

Việc điều trị bệnh mạn tính có thể gây ra mệt mỏi. Bạn nên tránh làm những công việc hằng ngày quá nhiều hoặc quá ít để giúp kiểm soát bệnh hen suyễn tốt hơn.

Bạn có thể áp dụng những biện pháp thư giãn và thiền định để tập trung hoàn toàn vào hiện tại, vì căng thẳng và lo lắng là hai trong số những nguyên nhân lớn nhất có thể gây ra các cơn hen suyễn. Những kỹ thuật thư giãn này cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn.

Người mắc bệnh hen phế quản cần kiêng ăn gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh hen nặng hơn, trong đó nặng nhất là những thức ăn dị ứng, ví dụ như hải sản, thịt bò, gà, đậu phộng (lạc) tùy theo thể trạng từng người. Ngoài ra, các hóa chất, mùi nồng gắt, khói, bệnh cảm cúm, nấm mốc, thú có lông, bia rượu, một số loại thuốc... đều có thể khiến bệnh hen nặng hơn.

Cách phòng tránh tốt nhất là bạn cần tránh loại thực phẩm có thể làm khởi phát cơn hen:

- Hạn chế ăn thức ăn mặn, nhiều muối: vì chế độ ăn nhiều muối có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

- Rượu bia, đồ uống có chứa chất kích thích: Histamine trong rượu vang gây hắt hơi, chảy nước mắt, thở khò khè.

- Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn: Chứa chất bảo quản sulfite gây kích ứng phổi, hen phế quản nặng hơn.

Người bệnh có thể bổ sung một số loại thực phẩm sau vào thực đơn để giúp tình trạng hen tốt lên:

- Các loại rau củ quả giàu vitamin C, E, chất chống oxy hóa cao: Cà rốt, bí xanh, rau xanh sẫm màu, khoai lang…

- Hành tây, nghệ, tỏi, ớt, ngũ cốc, rau thơm tăng sức đề kháng cho cơ thể, tiêu đờm giúp đường thở thông thoáng, dễ thở hơn.

- Thực phẩm giàu magie giúp kháng viêm, giãn cơ trơn tốt cho người bệnh hen suyễn. Đồng thời sẽ hạn chế khả năng tái phát các dấu hiệu hen phế quản.

- Thực phẩm giàu axit béo omega 3 như cá trích, cá hồi, cá ngừ, cá thu, các loại hạt có dầu… giảm viêm, phòng ngừa và điều trị hen phế quản.

Chữa hen phế quản bằng thuốc

Trong Tây y việc điều trị hen phế quản chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng là chính với 2 nhóm thuốc điều trị là điều trị dự phòng và thuốc cắt cơn hen trong đó phổ biến nhất là thuốc dạng hít cắt cơn hen. Ưu điểm của thuốc Tây y trong điều trị hen phế quản là khả năng điều trị triệu chứng tốt, cắt cơn hen nhanh chóng tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của Tây y chính là không giải quyết được tận gốc căn nguyên sinh bệnh hen phế quản, khiến cơn hen hay tái phát, tái đi tái lại, nguy hiểm hơn còn có xu hướng nặng hơn. Ngoài ra thuốc Tây y dạng hít corticoid còn có nguy cơ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn lên người bệnh, bệnh tình không khỏi hẳn lại để lại những tác dụng không mong muốn về sau.

Còn theo quan điểm của Đông y, Đông y tập trung vào căn nguyên sinh ra bệnh, từ đó điều trị hen phế quản một cách triệt để nhất, hạn chế tối đa hiện tượng tái phát cơn hen. Theo Y học cổ truyền, hen phế quản xảy ra là do sự suy yếu từ 3 tạng Tỳ - Phế - Thận gây ra, dẫn đến khó thở, khó thở khi gặp các yếu tố kích thích. Ngoài phục hồi - điều hòa và tăng cường công năng tạng phủ, Đông y còn tập trung tăng sức đề kháng cơ thể, giảm phản ứng của cơ thể đối với các dị nguyên. Các bài thuốc hen phế quản được sử dụng nổi bật nhất chính là Tiền hồ thang gia vị, Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm và nổi bật nhất chính là Tiểu thanh long thang hiện nay đang được sử dụng trong thuốc hen thảo dược điều trị hen phế quản.


>> Xem thêm: TẠI SAO NÊN ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN BẰNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN

 

Thuốc hen thảo dược hiệu quả trong dự phòng hen phế quản.

Hiện nay giải pháp sử dụng thuốc hen thảo dược đang được sử dụng phổ biến bởi khả năng điều trị tốt, hiệu quả, triệt để hơn so với Tây Y, bên cạnh đó còn được sử dụng như thuốc điều trị dự phòng hen phế quản một cách an toàn nhất hiện nay.

Bài thuốc Tiểu thanh long thang sử dụng trong thuốc hen thảo dược đã được kiểm chứng qua hơn 1000 năm, bên cạnh đó được nghiên cứu, gia giảm để phù hợp nhất trong điều trị giúp người bệnh hoàn toàn an tâm trong sử dụng.

Bên cạnh đó, nguồn gốc thảo dược an toàn, không gây hại cho cơ thể cũng như không gây ra tác dụng phụ cho cơ thể cũng là ưu điểm nổi bật của thuốc hen thảo dược. Sau khi dùng các thuốc cắt cơn giảm triệu chứng hen phế quản, người bệnh hen phế quản nên sử dụng thuốc hen thảo dược để điều trị dự phòng, chủ động kiểm soát để cơn hen không tái phát.

Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435 / https://www.benhhen.vn/

 

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

15-nam-danh-dau-thanh-cong-cua-thuoc-y-hoc-co-truyen-dieu-tri-hen-phe-quan-copd-2

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Sản phẩm này là THUỐC ĐIỀU TRỊ đã được Bộ Y tế cấp phép, không phải thực phẩm chức năng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X