Hotline 24/7
08983-08983

Chế độ dinh dưỡng giúp chúng ta phòng ngừa COVID-19 ra sao?

Chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh giúp chúng ta giảm nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 ngoài việc tiêm vắc xin, giữ khoảng cách, rửa tay và đeo khẩu trang.

Một nghiên cứu khoa học của tổ chức Join Zoe đã phát hiện nhóm người ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giảm khả năng mắc COVID-19 lên đến 10% và 40% nguy cơ bệnh trở nặng khi điều trị trong bệnh viện. Sau đây là phần trình bày của bài nghiên cứu.

Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19

Trong bài nghiên cứu diện rộng lớn nhất từ trước đến nay, các nhà khoa học của tổ chức ZOE ở khoa y trường Harvard và King College đã phát hiện ra chế độ dinh dưỡng có liên quan đến khả năng mắc bệnh COVID-19. Yếu tố chính là chất lượng bữa ăn.

Cụ thể, bữa ăn lành mạnh sẽ bao gồm trái cây, rau củ, thực phẩm giàu yến mạch, cá béo và thực phẩm chứa chất xơ rất tốt cho dạ dày và giúp cơ thể của chúng ta tăng cường sức đề kháng.

Các bài nghiên cứu có quy mô nhỏ hơn cũng cho thấy một người ăn rau củ và uống cà phê giúp giảm nguy cơ nhiễm mắc COVID-19 từ mức độ trung bình cho đến thấp cũng như ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Ảnh: nutrition.org

Các dạng thực phẩm tốt cho sức khỏe của một người:

1. Rau củ

Rau củ chứa nhiều chất xơ, chất khoáng và vitamin. Các chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Một người có thể ăn rau củ trong bữa ăn theo nhiều cách. Trong suốt một tuần, bạn có thể ăn rau củ tươi, đông lạnh hoặc rau củ đóng hộp nhưng loại thực phẩm này cần có ít lượng đường và muối bảo quản.

Rau củ có thể trở thành món ăn chính hằng ngày. Để tăng cường rau củ trong bữa ăn, cần cắt nhuyễn và trộn chúng với các thành phần khác.

2. Trái cây

Trái cây nguyên chất sẽ có vị ngọt và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như chất xơ và vitamin.

Chúng ta nên ăn ngũ cốc hoặc yaourt với trái cây được thái nhỏ, ăn táo hay chuối trong các buổi xế cũng tốt cho sức khỏe.

Khi chọn trái cây đóng hộp hay đông lạnh, chúng ta nên chọn nhãn hiệu có ít lượng đường và muối bảo quản.

3. Các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt và mỳ Ý nguyên chất đều chứa các thành phần như cám xơ, nội nhũ nội nhũ giàu carbs và mầm dinh dưỡng. Bạn nên ăn thực phẩm này nguyên hạt để bổ sung các chất cần thiết. Hoặc có thể ăn các món như kiều mạch, bột mì khô, bắp, hạt kê, lúa mì…

4. Cá béo

Cá béo chữa nhiều Omega 3 có lợi cho sức khỏe. Món cá này còn có các chất iodine, sắt, selen.

Các món cá mang liều nhiều lợi ích cho sức khỏe như cá hồi nuôi, cá mòi, cá cơm và cá trích.

Chiên, hầm, hấp và nướng các loại cá sẽ giúp chúng ta thấy ngon miệng.

5. Các loại hạt tốt cho sức khỏe

Các loại hạt cũng chứa chất béo lành mạnh cùng một số chất dinh dưỡng như chất chống oxy hóa, chất xơ, chất khoáng và vitamin như: Quả hạnh nhân, hạt pistaschios, đậu phộng và hạt óc chó.

Mỗi người có thể ăn kèm các loại hạt mình thích trong bữa sáng hay với rau trong bữa trưa nhưng chúng ta cần hạn chế ăn quá nhiều hạt nướng.

6. Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Các thực phẩm này giúp hàng chục tỷ vi khuẩn đi vào cơ thể và hệ đường ruột hoạt động tốt.

Các thực phẩm giàu chất xơ như sữa kefir, kim chi, sauerkraut, và yaourt. Bên cạnh đó, chúng ta cần bổ sung loại đậu như đậu que và đậu hạt.

Ngoài bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch, chúng ta cần tránh các thực phẩm gây hại cho sức khỏe như sau:

1. Thực phẩm chế biến

Người tiêu dùng Mỹ và Anh cho biết năng lượng họ nạp vào cơ thể hằng ngày phần lớn bắt nguồn từ thực phẩm chế biến, khoảng gần 60%.

Các thực phẩm này có đường, muối, chất béo và chất gây ghiền bão hòa. Ăn có vẻ ngon miệng nhưng rất hại cho sức khỏe.

Các nhà khoa học cho biết, khi chúng ta ăn nhiều thực phẩm chế biến, hiện tượng thừa cân và mắc bệnh mãn tính như viêm khớp, ung thư, trầm cảm, bệnh tim và tiểu đường tuýp II sẽ càng tăng.

Thay vì thế chúng ta nên ăn rau củ, trái cây và hạt cho bữa ăn nhẹ.

2. Ngũ cốc chế biến

Cơm trắng, mì trắng và các dạng thực phẩm bột khác không chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên chất.

3. Nước ngọt có ga

Soda, trà đá, nước tăng lực và frappuccinos là thức uống chứa nhiều đường hóa học và không có giá trị dinh dưỡng.

Uống các loại nước này nhiều sẽ gây ra bệnh mãn tính như bệnh tim, gout và tiểu đường típ II.

Soda không đường tuy không có nhiều đường như các loại nước ngọt khác. Tuy nhiên, một số nhà khoa học lo lắng loại nước soda ít đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo mỗi người cần uống đủ nước trong suốt đại dịch COVID-19 vì thức uống này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc COVID-19?

Người mắc COVID-19 cần bổ sung các món ăn giàu đạm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, cá béo, trứng, tàu hũ, các loại đậu và hạt.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X