Hotline 24/7
08983-08983

Chăm sóc sức khỏe sau tiêm vắc xin COVID-19, người nhà có thể giúp gì?

Chúng ta không thể dự đoán chính xác cơ thể sẽ phản ứng ra sao sau khi tiêm vắc xin COVID-19, điều này khiến nhiều người lo lắng về các tác dụng phụ có thể xảy ra. Song nếu chuẩn bị tốt kiến thức cùng kỹ năng xử trí, sẽ giúp việc chủng ngừa hiệu quả và an toàn.

Những điều nên làm sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Theo BS.CK1 Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, không phải ai cũng gặp các phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19, điều này do cơ địa của mỗi người. Trong quá trình triển khai tiêm vắc xin, hệ thống giám sát tiêm chủng đã ghi nhận 14-20% các trường hợp có phản ứng sau tiêm, chủ yếu là nhẹ thông thường như đau, đỏ tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, chóng mặt, đau cơ… Đa số các dấu hiệu này sẽ thuyên giảm và tự khỏi trong 1-2 ngày sau tiêm.

Sốt nhẹ là phản ứng phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin COVID-19 (Ảnh minh họa)

Trong đó, theo BS Chính, sốt và đau vị trí tiêm là phản ứng phổ biến nhất. Những triệu chứng này khiến người được tiêm chủng mệt và khó chịu. Vì vậy, cần chế biến thức ăn ở dạng mềm, dễ tiêu như cháo, súp… và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nên uống nhiều nước, mặc trang phục thoải mái, thoáng mát.

“Đồng thời nên theo dõi thân nhiệt thường xuyên, nếu sốt từ 38,5 độ C hoặc đau mỏi người, đau tại chỗ tiêm nhiều người nhà có thể cho sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường có chứa paracetamol như Hapacol...

Theo khuyến nghị quốc tế, liều dùng paracetamol là từ 10-15mg trên một kg mỗi lần. Như vậy, với vóc dáng chung của người trưởng thành Việt Nam hiện nay ở cả 2 giới từ 43 - 65kg thì có sử dụng liều 650mg paracetamol là phù hợp, có thể uống 4-6 lần/ngày nhưng không quá 4g/ngày” - BS.CK1 Bạch Thị Chính chia sẻ.

Bên cạnh đó, người được tiêm vắc xin và người nhà cũng nên theo dõi các bất thường về sức khỏe. Nếu sốt cao trên 39 độ C, khó hạ nhiệt độ hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ; co giật; phát ban; tinh thần khó chịu, kích thích vật vã, lừ đừ...; khó thở hoặc khi có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế.

Những điều không nên làm và quan niệm sai lầm sau tiêm vắc xin COVID-19

Cần lưu ý, không bôi, không đắp thuốc hay bất cứ thứ gì lên vết tiêm theo lời truyền miệng. Thay vào đó có thể dùng phương pháp chườm lạnh qua một lớp vải ở chỗ tiêm để giảm đau.

Mặc dù cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống rượu bia làm giảm hiệu quả hay không an toàn cho người tiêm vắc xin COVID-19, nhưng tốt nhất nên tránh các đồ uống có cồn trước và sau khi chủng ngừa, bởi các thức uống này có khả năng gây ức chế miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước, gây khó khăn trong việc phân biệt phản ứng của vắc xin và rượu.

Thuốc hạ sốt không ảnh hưởng đến việc sinh miễn dịch sau tiêm vắc xin (Ảnh minh họa)

Hiện nay nhiều người tin rằng sau khi tiêm vắc xin không nên uống thuốc giảm đau, hạ sốt bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến việc sinh miễn dịch của vắc xin phòng COVID-19. Tuy nhiên, BS.CK1 Bạch Thị Chính khẳng định, việc dùng thuốc hạ sốt không ảnh hưởng đến việc sinh miễn dịch. Ngược lại, nếu sốt cao trên 38,5 độ C, cơ thể mệt mỏi mà không hạ sốt kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền như suy tim, tăng huyết áp, người cao tuổi.

“Việc dùng thuốc hạ sốt khi sốt đơn thuần là điều trị triệu chứng, giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, khó chịu, giảm bớt tình trạng mất nước, mất điện giải. Chỉ cần lưu ý sử dụng theo đúng chỉ định về liều lượng, khoảng cách giữa các liều của cán bộ y tế” - BS Chính nói.

Thêm một người tiêm vắc xin, thêm một lá chắn an toàn, giảm % lây nhiễm trong xã hội, bớt đi một người có thể đối mặt với nguy kịch. Vì vậy, đừng vì lo sợ tác dụng phụ mà trì hoãn, tước đi cơ hội tiếp cận gần hơn với mũi tiêm của mình.

"Hapacol 650 chuẩn chất lượng Nhật Bản phù hợp với người Việt Nam", giúp giảm nhanh các cơn đau đầu, đau nửa đầu. Ngoài ra, thuốc còn giảm đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng; hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. GPQC: 24e/2021/XNQC/QLD

Liên hệ 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Hotline: 0292.3891433

Website: https://hapacol.vn/

Dược Hậu Giang - Doanh nghiệp có 02 dây chuyền sản xuất viên nén và viên nén bao phim đạt tiêu chuẩn Japan-GMP.

Chi tiết về Japan-GMP vui lòng xem tại:http://japangmp.dhgpharma.com.vn/vi/

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X