Hotline 24/7
08983-08983

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ trong dịch COVID-19 bằng “y tế từ xa”

Các nhóm chăm sóc người đột quỵ của Trung tâm Geisinger đã tiếp cận và điều trị trực tiếp nhiều bệnh nhân bằng biện pháp y tế từ xa trong suốt đại dịch virus SARS-CoV-2, và các cuộc thăm hỏi từ xa không còn là chuyện hiếm đối với họ.

Bác sĩ Clemens Schirmer, phó giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh Geisinger, cho rằng cũng như người bị nhồi máu cơ tim hay chấn thương nghiêm trọng, nếu một người cảm thấy mình hay người thân của mình có triệu chứng đột quỵ, họ nên tìm ngay đến cơ sở y tế để được chăm sóc đúng lúc, đúng cách.

“Điều quan trọng là phải tìm đến bác sĩ cũng như phát hiện triệu chứng ngay lập tức,” bác sĩ Schirmer nhấn mạnh.

Một số triệu chứng đột quỵ chính:

  • Mặt, tay, hay chân bất chợt bị yếu dần hay tê cứng.
  • Thình lình mất thính giác, sức mạnh cơ, nói ngọng, mất cảm xúc hoặc khó hiểu lời người khác đang nói.
  • Đột ngột mất thăng bằng.
  • Nôn mửa, buồn nôn, sốt, nấc cụt hay khó nuốt.
  • Bất ngờ bị mờ một bên mắt
  • Đau đầu đột ngột không rõ lý do, sau đó mất tỉnh táo.
  • Bỗng dưng ngã quỵ hay chóng mặt.

Tiến sĩ Anthony Noto, cũng là phó giám đốc chủ tịch Trung tâm Phẫu thuật thần kinh Geisinger, cho biết có một số triệu chứng người ta không nghĩ rằng liên quan đến đột quỵ, bao gồm thay đổi thị giác hay tư thế. Tuy nhiên, ý thức được rằng đây có thể là dấu hiệu đột quỵ và tìm đến bác sĩ trong thời gian ngắn nhất có thể giúp giữ được mạng sống.

Tiến sĩ Noto nhấn mạnh: “Càng sớm tìm bác sĩ, khả năng điều trị và phục hồi của người bệnh càng cao.”

Y tế từ xa (telemedicine) tạo nên sự khác biệt trong quy trình chăm sóc đột quỵ

Telemedicine là một từ ghép bắt nguồn từ “tele” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “từ xa” và “medicine” trong tiếng Latin là “mederi” nghĩa là “điều trị”. Năm 1970, lần đầu tiên khái niệm telemedicine được dùng nhằm mô tả cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân từ xa thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở đây có thể bao gồm cả chẩn đoán và điều trị, cung cấp thuốc men, tư vấn, dự phòng và phục hồi, bảo hiểm y tế, giảng dạy, nghiên cứu...

Y tế từ xa đã trở thành một phần hết sức quan trọng trong hệ thống y tế cho nhiều người. Điều này cũng đúng với bệnh nhân đã trải qua đột quỵ. Các nhóm chăm sóc người đột quỵ của Trung tâm Geisinger đã tiếp cận và điều trị trực tiếp nhiều bệnh nhân bằng biện pháp y tế từ xa trong suốt đại dịch virus SARS-CoV-2, và các cuộc thăm hỏi từ xa không còn là chuyện hiếm đối với họ.

Các nhóm chăm sóc đột quỵ Geisinger đã sử dụng phương pháp điều trị đột quỵ từ xa (telestroke) hơn một thập kỷ qua. Cách điều trị này cho phép nhiều nhà thần kinh học và bác sĩ phẫu thuật thần kinh chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bằng các công nghệ đặc biệt.

Dù có đại dịch hay không, các nhóm chăm sóc đột quỵ vẫn phải sẵn sàng tận tình chăm sóc bệnh nhân và gia đình họ để đáp lại lòng tin tưởng nơi mình.

Đảm bảo an toàn khi thăm người bị đột quỵ trong mùa COVID-19

Bác sĩ Schrimer cho biết thêm dù bất cứ lý do gì, ngay cả việc lo sợ nhiễm virus SARS-CoV-2 trong khi đại vẫn đang tiếp diễn, trì trệ việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ đều không thể chấp nhận được.

Các biện pháp phòng ngừa COVID-19 khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ bao gồm:

  • Cách ly người có triệu chứng COVID-19 hoặc các triệu chứng liên quan. Đưa họ đến khu cách ly được chỉ định.
  • Bắt buộc nhân viên y tế hay người thăm bệnh phải đeo khẩu trang để phòng ngừa virus SARS-CoV-2.
  • Làm vệ sinh kỹ lưỡng.
  • Hạn chế số người vào thăm người bệnh.
  • Kiểm tra thể trạng của người ra vào, bao gồm cả bệnh nhân, người thăm và nhân viên. Khi đo nhiệt độ, hãy dùng nhiệt kế không cần tiếp xúc trực tiếp.

Trọng Dy (dịch)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X