Hotline 24/7
08983-08983

Chải răng sai - răng giảm tuổi thọ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, thói quen và cách chải răng sai lầm không những răng miệng chưa được vệ sinh sạch sẽ mà còn khiến răng giảm tuổi thọ do sâu răng, các bệnh về nướu răng, rụng răng….

1. Chải răng chưa đủ thời gian

Theo nhiều nghiên cứu, hầu hết mọi người đánh răng không đủ số thời gian quy định. Các nha sỹ cho biết, đánh răng từ 2 - 3 phút mới chải hết toàn bộ bề mặt răng. Do đó, nếu không ước lượng được thời gian, cách tốt nhất là bấm đồng hồ mỗi lần đánh răng hoặc sử dụng bàn chải điện tử với chế độ thời gian định sẵn.

2. Đánh răng không đúng kỹ thuật

Đánh răng không đúng có thể dẫn đến trầy xước trong miệng. Thao tác chải đúng là đặt bàn chải nghiêng 45 độ ngay dưới nướu răng. Chải nhẹ theo chiều thẳng đứng hoặc theo hình tròn trên răng và nướu. Lặp lại động tác này đối với tất cả các răng. Chải mặt ngoài, mặt trong của răng theo chiều thẳng đứng. Đối với mặt nhai của răng, chải nhẹ theo chiều ngang.

3. Đánh răng bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng

Thường xuyên đánh răng bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng dễ gây các bệnh về răng, rút ngắn tuổi thọ của răng và gây triệu chứng dị ứng cho chất răng. Ngoài ra, theo nghiên cứu của y học Nhật Bản, răng thích ứng với sự trao đổi của mới ở nhiệt độ từ 30 - 36 độ C.

4. Đánh răng nhiều lần

Đánh răng quá nhiều lần trong ngày có thể khiến men răng bị mòn, răng dễ bị kích thích và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nướu. Đánh quá mạnh cũng có thể xói mòn men răng. Vì vậy, tốt nhất là chỉ đánh răng 2 lần/ngày.

5. Đánh răng ngay sau khi ăn

Nếu đánh răng ngay sau khi ăn uống sẽ khiến răng mau mòn. Do đó, nên đánh răng sau bữa ăn khoảng 30 - 60 phút.

Chải răng sai – Răng giảm tuổi thọ - Ảnh 4Đánh răng quá nhiều lần trong ngày ngày có thể khiến men răng bị mòn

6. Bàn chải quá cứng

Bàn chải đánh răng quá cứng khiến men răng dễ bị rạn nứt. Ngoài ra, đánh răng quá mạnh có thể làm tổn thương nướu răng và mòn răng.

7. Không sử dụng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa có thể làm sạch các mảng bám ở kẽ răng, nơi bàn chải không thể tiếp cận. Sâu răng hình thành thường xuyên nhất ở kẽ răng, nơi tiếp xúc của hai bề mặt răng.

Vi khuẩn sinh sôi ở đó, ăn hết các loại đường từ thức ăn mắc lại, sản sinh ra chất ăn mòn men răng và làm mềm chân răng, từ đó dẫn đến sâu răng. Chỉ nha khoa là cách tốt nhất giúp bạn có thể ngăn ngừa các vi khuẩn này.

8. Không rửa kỹ bàn chải sau khi dùng

Vi khuẩn có thể phát triển trên bàn chải nếu bạn không rửa dụng cụ này kỹ càng sau khi đánh răng. Nếu không, sau khi đánh răng, bạn thực sự có thể đưa vi khuẩn cũ trở lại trong miệng của mình.

9. Không để bàn chải nơi thoáng mát

Bàn chải đánh răng thường xuyên bị ẩm ướt sẽ là môi trường nuôi dưỡng các vi khuẩn có thể gây hại cho răng miệng. Do đó để bàn chải nơi thoáng mát sạch sẽ chính là cách giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng.

10. Không thay bàn chải thường xuyên

Các bác sỹ nha khoa khuyến cáo nên thay bàn chải đánh răng 3 - 4 tháng/lần hoặc thay sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn hoặc cùn.

Thay vì áp dụng một thời gian cứng nhắc trong việc thay bàn chải đánh răng thường xuyên, kiểm tra lông của bàn chải là cách tốt nhất để biết khi nào cần thay bàn chải mới. Một khi các sợi lông bắt đầu loe ra, màu sắc thay đổi thì đã đến lúc nên thay chiếc bàn chải cũ của mình.

Theo M.Hiếu - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X