Hotline 24/7
08983-08983

Cắt móng tay, móng chân cho trẻ sơ sinh: Nên hay không?

Không phải mẹ nào cũng mạnh dạn cắt móng tay, móng chân cho trẻ sơ sinh. Đôi bàn tay nhỏ bé cùng làn da mỏng manh của bé rất dễ xảy ra sơ xuất như cắt vào da. Vậy mẹ nên cắt móng tay, móng chân cho bé vào thời điểm nào? Cắt sao cho đúng? Xử lý thế nào khi lỡ cắt vào thịt bé?

Vì sao cần cắt móng tay, móng chân cho trẻ sơ sinh?

Có cắt móng tay cho bé sơ sinh là câu hỏi của rất nhiều ông bố bà mẹ nuôi con nhỏ. Thực tế, rất nhiều trẻ sơ sinh vừa chào đời móng tay, móng chân đã rất dài. Mặc dù không cứng và nhọn như người lớn, nhưng lại khá sắc bén.

Trong khi đó, trẻ sơ sinh thường có thói quen cho cho tay vào miệng hoặc vung vẩy tay lung tung, với móng tay dài và sắc, bé có thể sẽ tự sờ, móc, cào vào mình sẽ dễ làm tổn thương da, mắt, niêm mạc miệng… Bên cạnh đó, nếu không được làm sạch dễ khiến bé mắc một số bệnh nhiễm khuẩn qua đường miệng, làm suy giảm sức khỏe của bé.

Vì vậy, lời khuyên của các bác sĩ cho mẹ là nên cắt móng tay, chân cho bé.

Cắt móng tay, móng chân cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết nhưng các bậc phụ huynh cần trang bị kỹ năng để cắt cho đúng, tránh làm tổn thương làn da của bé.

Khi nào thì cắt móng tay, móng chân cho trẻ sơ sinh?

Khi vừa sinh ra, một số trẻ đã có móng tay, móng chân khá dài. Nhưng mẹ cũng không nên cắt ngay mà nên để khoảng 1 tuần sau thì cắt móng lần đầu cho trẻ, không nên cắt quá sớm. Trong thời gian 1 tuần này, mẹ nên chú ý đeo tất tay, tất chân cho trẻ, tránh để trẻ cào xước làm đau chính mình.

Móng tay bé thường dài nhanh hơn nhiều so với món chân, cho nên thời gian cắt hai loại móng này không mấy khi diễn ra đồng thời. Khi mẹ nhìn thấy móng của trẻ dài hơn một chút so phần thịt ở đầu ngón tay, ngón chân, thì đây chính là thời điểm mẹ có thể tiến hành cắt tỉa lại móng cho trẻ.

Đối với móng tay, tần suất thích hợp nhất để cắt thông thường là từ 1 - 2 lần/tuần. Còn đối với móng chân lại chỉ dao động ở mức 1 - 2/tháng.

Nếu để móng mọc quá dài mới cắt, hoặc cắt khi móng còn quá ngắn đều là sai lầm của các mẹ khi lựa chọn thời gian cắt móng cho con cái. Bởi vì, nếu để móng mọc quá dài sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị tổn thương do chính móng của mình, hơn nữa còn tạo thêm các nguy cơ gây đau đớn cho bé như gãy móng, bật móng…Còn ngược lại, nếu chọn cắt khi móng còn quá ngắn, chỉ một phút sơ sẩy là các bậc cha mẹ có thể cắt vào phần thịt ở đầu ngón tay, ngón chân của các bé và gây ra chảy máu.

3 bước cắt móng tay, móng chân cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Mẹ hãy dùng 1 tay để giữ chắc tay và đầu ngón tay của bé, tránh trường hợp vì mẹ không giữ chặt tay bé nên bé có thể cử động và bị thương. Khi cắt móng chân mẹ cũng cần giữ chân bé chặt, tránh để bé cựa quậy.

Bước 2: Mẹ cắt móng tay cho bé theo hình dạng ngón tay của bé (thường cắt theo một đường cong). Đối với móng chân thì nên cắt một đường thẳng từ bên này qua bên kia. Không nên cắt móng tay, móng chân cho bé quá ngắn, sát chân móng, làm lộ phần thịt dưới móng, sẽ khiến bé đau đớn và khó chịu. Khi cắt, mẹ hãy ấn phần mềm của đầu ngón xuống để phần móng được lộ rõ bên ngoài khi cắt sẽ dễ dàng và an toàn hơn

Bước 3: Mẹ dùng giũa để làm nhẵn những cạnh móng tay gồ ghề còn trên ngón tay bé, tránh tạo ra các đầu nhọn sắc, dễ làm bé bị thương. Trong trường hợp móng tay của các bé không quá dài thì mẹ có thể không cần dùng đến bấm móng tay mà chỉ cần sử dụng giũa để giũa móng tay cho trẻ.

Những lưu ý khi cắt móng tay, móng chân cho trẻ sơ sinh

Không cắt móng tay, móng chân khi bé đang khóc: Đa phần các em bé không thích thú việc phải nằm hoặc ngồi im để cha mẹ cắt móng tay, móng chân. Đó là lý do các bé thường cựa quậy thậm chí khóc thét lên. Nếu mẹ vẫn cố gượng ép, rất có thể mẹ sẽ cắt vào phần thịt của con gây chảy máu. Găp những trường hợp này, tốt nhất mẹ nên dừng lại và dỗ dành bé, đừng nên cố cắt cho xong.

Không cắt móng tay, chân cho trẻ sau 18g: Các nhà khoa học cũng chứng minh cắt móng buổi tối cũng không tốt, là vì móng tay là bộ phần gần các dây thần kinh đầu ngón tay, giúp điều tiết mạch máu và điều hòa thân cơ thể. Vào buổi tối, các dây thần kinh của bé đã vô cùng mệt mỏi. Chính vì vậy, không nên đụng vào khu vực này.

Bên cạnh đó, dụng cụ để cắt móng tay, móng chân thường là những vật dụng sắc nhọn. Vì thế, khi cắt móng tay vào ban đêm, trong không gian thiếu ánh sáng rất dễ cắt phải thịt, gây ra những thương tích cho em bé.

Chọn thời điểm cắt móng thích hợp cho trẻ sơ sinh: Thời điểm thích hợp nhất, lý tưởng nhất để mẹ cắt móng tay cho bé là khi bé ngủ hoặc phân tâm trong lúc ăn, lúc bú, vì lúc này bé sẽ không cựa quậy hoặc ít cựa quậy, hạn chế tối đa việc dụng cụ cắt làm tổn thương da bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tiến hành cắt móng cho bé sau khi tắm, vì lúc này, móng tay, móng chân của bé sẽ mềm mại, dễ cắt hơn.

Dùng bộ dụng cụ cắt móng dành riêng cho em bé của bạn: Để quá trình cắt móng cho bé diễn ra an toàn và thuận tiện nhất, trước hết, mẹ phải chuẩn bị một bộ dụng cụ cắt móng dành cho trẻ em với tối thiểu là 1 kềm cắt móng và 1 chiếc giũa móng, không nên dùng dụng cụ cắt móng của người lớn. Bởi vì kềm cắt móng của người lớn có độ sắc và kích thước không phù hợp với trẻ em. Cho nên, tốt nhất mẹ nên đến các cửa hàng dành cho mẹ và bé để sắm một bộ dụng cụ chuyên dụng dành cho em bé của nhà mình.

Một số mẹ còn có thói quen cắn móng tay cho trẻ. Điều này tuyệt đối nên tránh vì vừa mất vệ sinh lại vừa thiếu thẩm mĩ, vì dùng răng, mẹ không thể “cắt” móng cho trẻ thật gọn gàng như dùng dụng cụ chuyên dụng được.

Không “lấy khóe” móng tay, móng chân cho trẻ bằng vật nhọn: Khi người lớn cắt móng tay, móng chân thường có thêm một khâu có tên là “lấy khóe”, tức là dùng vật nhọn để lấy ra đi những chất bẩn nằm trong khóe móng. Những đối với trẻ em, quá trình này kỳ thực lại không cần thiết.

Nếu trong móng tay, móng chân của bé có chất bẩn, mẹ chỉ nên dùng nước sạch xả cho đến khi hết. Nếu dùng những vật nhọn để “lấy khóe” sẽ dễ dàng làm tổn thương lớp da thịt còn non nớt của các bé và gây đau đớn.

Mẹ lỡ tay cắt vào phần thịt của bé xử lý thế nào?

Nếu chẳng may cắt vào thịt của con, nhiều mẹ bỉm thường lựa chọn ngay phương án là băng bó kín vết thương để tránh nhiễm trùng. Thế nhưng điều đó bị coi là một sai lầm.

Cách xử lí chính xác như sau: Nếu kềm cắt móng làm da bé chảy máu, mẹ chỉ cần dùng băng gạc vô trùng đắp lên vết thương cho tới khi máu không còn chảy, sau đó bôi chút thuốc mỡ là được.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X