Hotline 24/7
08983-08983

Cấp cứu đột quỵ mùa lạnh: Gõ cửa đúng nơi, đến đúng thời gian vàng

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ "cười méo, nói ngọng, yếu liệt một bên" hiện đã được ghi sâu vào trí nhớ của nhiều người. Nhưng khi xuất hiện các triệu chứng này cần phải làm gì, đưa đến bệnh viện nào thì không phải ai cũng nắm được. Chương trình livestream phát sóng lúc 15g thứ 3, ngày 15/12/2020 trên AloBacsi cùng GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc này.

Đột quỵ “rình rập” người trẻ tuổi

Có lẽ chưa bao giờ căn bệnh đột quỵ lại khiến chúng ta lo sợ như thời gian gần đây. Chỉ trong vài ngày đã liên tiếp xảy ra 3 ca đột quỵ cướp đi sinh mạng của 2 người: một là giáo viên trẻ và một là nghệ sĩ nổi tiếng, riêng một người được cứu sống nhờ chuyển đến cơ sở y tế kịp trong lúc đợi máy bay.

Đây chỉ là những ca bệnh đột quỵ được biết đến rộng rãi thông qua báo chí. Nhưng trong thực tế, mỗi ngày các trung tâm, đơn vị, cấp cứu đột quỵ đều tiếp nhận nhiều hơn con số này. Theo thống kê, mỗi năm nước ta có hơn 200.000 ca đột quỵ, trong đó có đến 50% số ca diễn biến xấu đi và tử vong. Hơn 20 năm qua, tỷ suất đột quỵ ở Việt Nam tăng đáng kể từ 213,58/100.000 người/năm (1990) lên đến 254,78/100.000 người - năm (2010).

Trước đây, đột quỵ chủ yếu gặp ở nhóm người cao tuổi (trung bình 50-70 tuổi), thường có tiền sử bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rất ít gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên. Nhưng hiện nay, đột quỵ (cả nhồi máu não và xuất huyết não) đang gia tăng ở người trẻ.

Theo Tổ chức Đột quỵ Hoa Kỳ năm 2019, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, và khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm có độ tuổi từ 18 đến 50. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ người trẻ đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Ai dễ bị đột quỵ?

Đàn ông thừa cân, béo phì là một trong những nhóm người nằm trong "bảng đen" cảnh báo nguy cơ đột quỵ cao (Ảnh minh họa)

Đột quỵ do rất nhiều nguyên nhân. Nhưng Trung tâm Cấp cứu 115 (TPHCM) đã thống kê các thứ tự thường gặp nhiều, đó là:

1. Đàn ông thừa cân béo phì.

2. Thường xuyên làm việc đêm hôm, trực gác ca đêm, thức khuya xem phim, mất ngủ kéo dài.

3. Căng thẳng, áp lực, lo lắng, biến cố trong cuộc sống.

4. Hút thuốc lá trên nửa gói/ngày, uống rượu bia tối thiểu 1 lần/tuần trong nhiều năm.

5. Môi trường làm việc hoặc nơi sống thiếu Oxy: Phòng máy lạnh, chung cư, cao ốc, sân khấu đông người, thường xuyên họp hành, nhà hàng.

6. Tăng huyết áp không điều trị thường xuyên hoặc không ổn định.

7. Tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết.

8. Có bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, rối loạn nhịp.

9. Sổ khám bệnh có xét nghiệm ghi nhận: Rối loạn chuyển hóa mỡ kèm một vài bệnh khác như viêm khớp, suy thận,...

10. Đàn ông trung niên đã từng chụp CTscan hoặc MRI có ghi nhận bệnh lý về hẹp động mạch cảnh hay mạch máu não.

Đột quỵ: Gọi đến đâu, cấp cứu ở bệnh viện nào?

Gần đây việc điều trị đột quỵ đã có những tiến bộ vượt bậc, giảm tử vong và tàn phế, tuy nhiên điều tiên quyết là cả bệnh nhân cũng như các bác sĩ phải chạy đua với thời gian. Bởi cứ mỗi phút trôi qua, 2 triệu tế bào nơron thần kinh, đồng nghĩa với khoảng 12km sợi trục nơron thần kinh não, chết không hồi phục nếu thiếu máu nuôi.

Theo hướng dẫn của Hiệp hội Đột quỵ thế giới (WSO), "giờ vàng" của bệnh nhân đột quỵ là 4,5 giờ. Tốt nhất bệnh nhân bị đột quỵ cấp cần được đưa đến các bệnh viện trong vòng 30 phút, được xem là thời gian "kim cương".

Nhưng khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ như cười méo, nói ngọng, yếu liệt một bên, cần gọi điện cho ai, đơn vị nào? Đến bệnh viện gần nhà hay phải đến đúng trung tâm, bệnh viện cấp cứu, can thiệp đột quỵ?

Trước rất nhiều thắc mắc của bạn đọc, AloBacsi đã mời Thầy thuốc Nhân dân.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giải đáp trong chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Cấp cứu đột quỵ mùa lạnh: Gõ cửa đúng nơi, đến đúng thời gian vàng

Chương trình sẽ được phát sóng trực tiếp từ 15g, thứ 3, ngày 15/12/2020 trên Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời, Kênh Youtube của AloBacsi và Website AloBacsi.com.

Ngay từ bây giờ, nếu có các thắc mắc về chủ đề của chương trình, hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.com, email kbol@alobacsi.vn, inbox câu hỏi trực tiếp qua các Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để chuyên gia trả lời trực tiếp trong chương trình.

Trân trọng cảm ơn sự đồng ảnh của Bộ sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông. Nguyên liệu Nhật Bản: NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice của DHG pharma.

>>> Mạng lưới cấp cứu Đột quỵ trên địa bàn TPHCM

>>> Thống kê toàn bộ bệnh viện cấp cứu đột quỵ trên cả nước

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X