Hotline 24/7
08983-08983

Cảnh báo nguy cơ bị tăng huyết áp ở người từng mắc COVID-19

COVID-19 đang là căn bệnh dành được nhiều sự quan tâm hiện nay. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm và nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe sau khi mắc, trong đó có tăng huyết áp. Cụ thể vấn đề này như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin hữu ích được cung cấp trong bài viết dưới đây!

Nguy cơ bị tăng huyết áp sau khi mắc COVID-19

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu trên Pubmed cho thấy, COVID-19 có tác động lên huyết áp. Cụ thể, một nghiên cứu thực hiện trên 211 người bệnh bị COVID-19, kết quả cho thấy, có 153 người được xác định là có chỉ số huyết áp cao hơn so với lúc nhập viện. Điều này cho thấy, COVID-19 làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao.

Virus SARS-CoV-2 gây ra tình trạng viêm kéo dài dẫn tới rối loạn chức năng sinh lý của mạch máu. Ngoài ra, virus gây ra bão Cytokine làm phá hủy trực tiếp các cấu trúc mạch máu và mao mạch. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus gây ra phản ứng miễn dịch làm tập trung các yếu tố đông máu, tế bào miễn dịch tại một khu vực gây ra tình trạng co mạch, cản trở lưu thông máu.

Bên cạnh đó, ở những người bệnh đã bị tăng huyết áp thì nguy cơ gặp phải các biến chứng khi nhiễm đồng thời cả virus corona cũng cao hơn. Theo đó, những biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp dễ xảy ra hơn đối với người mắc COVID-19 bao gồm:

- Trên tim: Nhịp tim nhanh hơn, suy tim, nhồi máu cơ tim, xuất hiện cơn đau thắt ngực.

- Trên mạch máu: Nguy cơ tắc mạch, vỡ mạch.

- Trên não: Xuất huyết não, tai biến mạch máu não, đứt mạch máu não, đau đầu dữ dội.

- Trên thận: Tổn thương màng lọc cầu thận do áp lực máu tăng cao, suy giảm chức năng thận.

Người mắc bệnh COVID-19 có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tăng huyết áp

>>> Xem thêm: Tăng huyết áp - Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa TẠI ĐÂY.

Giải pháp kiểm soát huyết áp hậu COVID-19

Trước những biến chứng nguy hiểm mà bệnh tăng huyết áp có thể gây ra, người bệnh cần phải thực hiện các giải pháp giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.

Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý góp phần điều hòa và kiểm soát huyết áp tốt hơn. Cụ thể như sau:

- Hãy bổ sung nhiều trái cây, rau xanh và hạn chế lượng calo dư thừa, chất béo, đường. Đặc biệt, người bệnh nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng kali tự nhiên cao như: Khoai lang, khoai tây, cà chua, rau xanh đặc biệt là bông cải xanh, trái cây như chuối, mơ, bơ và cam.

- Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên ăn nhạt hơn bằng việc giảm tối đa lượng muối nêm nếm vào các món ăn hàng ngày. Muối chứa hàm lượng ion natri lớn. Khi đưa vào cơ thể lượng natri lớn thì sẽ gây tác động làm mất cân bằng điện giải và làm huyết áp tăng lên. Hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày bằng cách tránh ăn thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn, đồ đóng hộp, muối chua (kim chi, dưa, cà muối,...).

- Ngoài ra, điều quan trọng để kiểm soát huyết áp tốt hơn là người bệnh cần hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia. Những đồ uống này gây tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, làm co mạch và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Chính vì vậy, nguy cơ tăng huyết áp cũng cao hơn.

Để kiểm soát huyết áp hiệu quả người bệnh nên thiết lập thói quen ăn uống khoa học

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Việc thay đổi thói quen sinh hoạt đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát chỉ số huyết áp. Thiết lập một chế độ tập luyện phù hợp và kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên là những lời khuyên của chuyên gia dành cho người bệnh. Cụ thể như sau:

Luyện tập thể dục đều đặn

Hoạt động thể chất là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng, không những giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng mà còn giúp kiểm soát huyết áp. Khi bạn vận động thường xuyên, khả năng co bóp của cơ tim trở nên mạnh hơn và lượng máu giàu oxy cung cấp đến các cơ quan cũng được tăng cường. Nhờ vậy, sự tác động áp lực lên thành mạch máu cũng giảm đi, huyết áp dần ổn định.

Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên

Việc xác định chỉ số huyết áp thường xuyên bằng các máy đo tại nhà giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh của mình tốt hơn. Từ đó, giúp đưa ra những phương án cải thiện bệnh đúng lúc, kịp thời. Theo khuyến cáo, việc đo huyết áp nên được thực hiện vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy.

Hạn chế thức khuya, căng thẳng

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc thức khuya trong thời gian dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, trong đó có tăng huyết áp. Tâm trạng thường xuyên bị căng thẳng sẽ làm cơ thể tăng tiết hormon cortisol có tác động lên quá trình chuyển hóa, gây giữ muối và nước, làm tăng thể tích tuần hoàn dẫn tới tăng huyết áp. Do vậy, điều nên làm để kiểm soát huyết áp tốt hơn chính là giữ cho tinh thần được thoải mái, hạn chế stress bằng việc ngồi thiền, nghe nhạc hay tập yoga.

Sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp

Một số nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp thường được các bác sĩ kê đơn cho người bệnh bao gồm:

- Nhóm thuốc lợi tiểu: Lợi tiểu thiazid (hydrochlorothiazide, indapamide, methylchlorothiazide), lợi tiểu quai (furosemide, bumetanid, torsemide), nhóm lợi tiểu giữ kali (spironolacton, triamterene).

- Thuốc ức chế kênh canxi: Amlodipine, nicardipine, felodipine, lacidipine, verapamil.

- Thuốc ức chế men chuyển: Captopril, perindopril, benazepril, lisinopril, enalapril, imidapril.

- Thuốc tác động lên hệ renin-angiotensin: Nhóm ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II (candesartan, losartan, irbesartan, telmisartan, valsartan), nhóm ức chế chọn lọc β1 (bisoprolol, atenolol, metoprolol).

Kiểm soát huyết áp bằng việc sử dụng các thuốc điều trị

>>> Xem thêm: 6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp đau thắt ngực thông dụng nhất TẠI ĐÂY.

Giải pháp kiểm soát huyết áp từ thảo dược

Để cải thiện và phòng ngừa bệnh tăng huyết áp hiệu quả, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp kể trên, bạn có thể sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên giúp nâng cao sức khỏe tim mạch. Trong đó, phải kể đến là cần tây đang được rất nhiều người lựa chọn.

Kết quả nghiên cứu tại Iran vào năm 2013 cho thấy, cần tây có khả năng làm hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38mmHg. Ngoài ra, cần tây cũng không gây độc cho cơ thể khi sử dụng với mức liều cao lên đến 5000 mg/kg cân nặng. Do vậy, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng cần tây với mục đích kiểm soát và phòng ngừa bệnh tăng huyết áp.

Và khi cần tây được kết hợp với lá dâu tằm, hoàng bá, tỏi,... sẽ giúp nâng cao hiệu quả cải thiện và phòng ngừa bệnh tăng huyết áp. Hiểu điều này, các chuyên gia đã kết hợp các dược liệu quý này và bào chế với công nghệ hiện đại thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương. Sản phẩm giúp giãn mạch, giảm huyết áp an toàn, hiệu quả. Theo kết quả được khảo sát trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam, tỷ lệ người bệnh cảm thấy hài lòng khi sử dụng Định Áp Vương với mục đích kiểm soát huyết áp lên đến 92,8%.

Định Áp Vương - Hỗ trợ điều hòa huyết áp hiệu quả

Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là đối với người mắc COVID-19. Để kiểm soát huyết áp tốt hơn, người bệnh nên tích cực thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, sử dụng các thuốc điều trị. Ngoài ra, bạn nên kết hợp thêm các thảo dược thiên nhiên, đặc biệt là sản phẩm chứa cần tây sẽ giúp quá trình kiểm soát huyết áp hiệu quả và an toàn hơn nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thu Hương

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X