Hotline 24/7
08983-08983

Cách phòng đột quỵ cho dân văn phòng vào mùa nóng

Để tránh sốc nhiệt, bạn điều chỉnh nhiệt độ điều hòa thấp hơn 3-4 độ C so với ngoài trời, chú ý cung cấp đủ nước, dinh dưỡng cân bằng.

Thống kê y học cho thấy số người bị đột quỵ tăng cao hơn vào mùa hè, tập trung vào những khoảng thời gian có đợt nóng đỉnh điểm. Cứ nhiệt độ tăng 1 độ C, nguy cơ đột quỵ tăng 10% trong thời gian 6 ngày - đó là công bố từ các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Haifa dựa trên căn cứ số liệu báo cáo về tình trạng đột quỵ của Bộ Y tế nước này.

Các nhà nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa nhiệt độ, cơn đột quỵ ở dạng tắc mạch máu cao hơn loại đột quỵ vỡ mạch máu gây xuất huyết não. Xem xét hồ sơ bệnh án của bệnh nhân đột quỵ, giới chuyên xác định khoảng thời gian ủ bệnh là 6 ngày, xảy ra ở nam và nữ giới ở độ tuổi trên 50. Vì vậy, nhận biết, phòng tránh đột quỵ vào mùa hè rất quan trọng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ vào mùa hè

Với dân văn phòng, để chống lại cái nóng bỏng rát của mùa hè thì điều hòa chính là một trong những cứu cánh. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, sai thời điểm có thể gây sốc nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng người dùng.

Đột ngụy là căn bệnh phổ biến, xuất hiện cả ở những người trẻ.Đột quỵ là căn bệnh phổ biến, xuất hiện cả ở những người trẻ

Ngồi làm việc trong phòng máy lạnh cả ngày, trời nóng thì điều hòa để ở nhiệt độ thấp, dân công sở thường chạy vội vào phòng có điều hòa mát lạnh ngay khi đi ngoài trời nắng nóng cao điểm hoặc ngược lại. Đây là thói quen nguy hiểm, có thể dẫn đến sốc nhiệt, nguy cơ đột quỵ cao. Nguyên nhân là do cơ thể chưa kịp thích nghi với nhiệt độ phòng hoặc ngoài trời, nhất là khi di chuyển từ một chỗ quá nóng sang một nơi quá lạnh và ngược lại.

Mùa nắng nóng cơ thể dễ đổ mồ hôi. Nếu  lỗ chân lông trên cơ thể giãn nở, lập tức chuyển sang môi trường lạnh sẽ khiến lỗ chân lông co lại đột ngột, dẫn đến các nguy cơ đột quỵ cao.

Những lưu ý tránh sốc nhiệt khi thời tiết nắng nóng

Thời tiết mùa hè thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao là nguyên nhân dễ dẫn đến hiện tượng đột quỵ. Trong những ngày nắng nóng, độ ẩm không khí cao, cơ thể mất nước qua hơi thở, mồ hôi cũng có thể gây rối loạn về đông cầm máu, gây đột quỵ.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn không ra vào phòng điều hòa đột ngột khi nhiệt độ ngoài trời nóng cao điểm. Mỗi người nên để cơ thể từ từ thích nghi với nhiệt độ bên ngoài, tắt máy điều hòa trước khi ra về tầm 15 phút.

Bạn không mở máy điều hòa cả ngày, điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bạn để nhiệt độ điều hòa thấp hơn bên ngoài từ 3-4 độ, không nên thấp hơn vì khi bước ra ngoài. Nhiệt độ chênh lệch đột ngột sẽ làm những mạch máu vốn đang ở trạng thái bình thường lập tức co lại, làm tăng huyết áp.

Cách chăm sóc sức khỏe phòng tránh đột quỵ, tai biến vào mùa hè

Chăm uống nước: mất nước nhiều là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, chúng ta cần chịu khó uống nhiều nước, đều đặn để bù vào lượng nước mà cơ thể con người bị thiếu hụt. Bạn không nên đợi đến lúc khát mới uống, cố gắng nạp đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Món Natto và Enzym Nattokinase góp phần ngăn ngừa hình thành cục máu đông...Món Natto và Enzym Nattokinase góp phần ngăn ngừa hình thành cục máu đông...

Cố gắng vận động: thời tiết nóng làm cho chúng ta ngại vận động nhưng thực tế việc tập thể dục hoặc vận động cơ thể sẽ giúp tăng khả năng chịu đựng của thành mạch, làm giảm nguy cơ đột quỵ tốt hơn.

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả: các acid amin có trong thực vật sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch của chúng ta, giúp điều hòa huyết áp tốt hơn. Món Natto và Enzym Nattokinase góp phần ngăn tế bào máu kết dính, thúc đẩy tuần hoàn não, chống hình thành cục máu đông, giúp cho việc lưu thông máu lên não tốt.

Hiện, trên thị trường, các sản phẩm có chứa natto có dấu JNKA được Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X