Hotline 24/7
08983-08983

Cách mua đồ chơi an toàn

Trẻ em nào cũng thích với chơi đồ chơi. Tuy nhiên, cần nhớ rằng mức độ an toàn của đồ chơi đối với trẻ là tiêu chuẩn trên hết đối với cha mẹ khi chọn đồ chơi cho trẻ. Hãy học cách mua đồ chơi an toàn và lưu ý một số cách để tránh tổn thương cho con mình.

Thương tích từ đồ chơi là bị trầy nhẹ hoặc có thể bầm tím. Tuy nhiên, có một số loại đồ chơi thậm chí có thể gây tử vong. Điều này xảy ra khi đồ chơi nguy hiểm hay sử dụng không đúng cách.

Theo một nghiên cứu của tạp chí Clinical Pediatrics (Nhi khoa Lâm sàn) công bố năm 2014, có đến hơn 3 triệu trẻ em người Mỹ phải điều trị chấn thương do liên quan đến sử dụng đồ chơi từ năm 1990 đến năm 2011. Chỉ riêng năm 2011, nghiên cứu cho thấy cứ ba phút là có một đứa trẻ bị thương và hơn một nửa số ca thương tích là ở trẻ nhỏ dưới sáu tuổi.

Cách phòng ngừa thương tích do đồ chơi

Cần đảm bảo tất cả đồ chơi có kích thước lớn hơn miệng của trẻ nhỏ nhằm phòng ngạt thở, nghĩa là đồ chơi phải có đường kính ít nhất 3cm và chiều dài 6cm. Với loại đồ chơi như thế, trẻ sẽ không nuốt được. Đồ chơi phải chắc chắn, dính khít với nhau không để các bộ phận bị rời ra.

Mua đồ chơi bằng nhựa chắc chắn. Đồ chơi làm từ nhựa mỏng có thể dễ bị vỡ.

Đồ chơi thích hợp với độ tuổi rất quan trọng, đây là những bước để bạn nên tuân thủ:
- Mức độ an toàn của đồ chơi (ví dụ, có khả năng nghẹt thở). Theo một nghiên cứu của Kids Health, những loại đồ chơi chạy bằng pin cần phải có có nắp đậy pin để trẻ không nuốt pin. Pin rất độc, gây chảy máu bên trong và gây ngạt thở cho trẻ.

- Phải lưu ý khả năng trẻ chơi đồ chơi của mình. Khi con bạn còn quá nhỏ, không nên cho bé chơi với các loại bi để tránh tình trạng trẻ nuốt phải hòn bi.

- Khả năng trẻ hiểu và sử dụng đồ chơi. Các món đồ chơi điều có đặc điểm hay riêng đối với trẻ, nhưng ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ thích đồ chơi các loại khác nhau.

Phương pháp nhận diện được đồ chơi an toàn

Lựa những món đồ chơi có kim loại không độc hại bằng cách xem nhãn hiệu đồ chơi. Cần đảm bảo đó là hãng đồ chơi uy tín. Để phân biệt hãng đồ chơi có uy tín và hàng nhái, cha mẹ cần tìm hiểu xem hãng đồ chơi đó có thực sự uy tín hay không.

Đồ chơi an toàn cho trẻ nhỏ phải được sản xuất an toàn (không có các bộ phận sắc nhọn hoặc mảnh vụn và không bị kẹp chặt); được sơn bằng sơn không độc hại, không chứa chì hay thủy ngân; chống vỡ; và dễ dàng làm sạch.

Kiểm tra đồ chơi của trẻ thường xuyên và vệ sinh món đồ chơi đó.

Tránh xa đồ chơi “ba không”: nếu đồ chơi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhãn hiệu thì đừng nên mua. Để tránh loại đồ chơi “ba không” thì người mua cần cẩn thận với giá cả. Đừng để bị quyến rũ bởi giá rẻ.

Xác định mục tiêu vì sao mình sẽ mua một món đồ chơi cho trẻ. Trước khi mua món đồ chơi đó, bạn cần biết trẻ thích gì và món đồ chơi định mua có an toàn cho sức khỏe của trẻ hay không.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X