Hotline 24/7
08983-08983

Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung

Yếu tố nguy cơ lớn nhất của ung thư cổ tử cung là nhiễm virus HPV. Tuy nhiên, các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và thói quen sống cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

I. Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào (loạn sản) trên cổ tử cung (nằm giữa âm đạo và tử cung). Nó thường phát triển âm thầm nên rất ít khi xuất hiện triệu chứng, do đó nhiều phụ nữ thậm chí không biết mình đang mắc bệnh.

Thông thường ung thư cổ tử cung được phát hiện qua xét nghiệm tế bào cổ tử cung khi thăm khám phụ khoa. Nếu phát hiện kịp thời, nó có thể được điều trị trước khi gây ra các tình trạng nghiêm trọng.

Virus HPV (Human Papillomavirus) là một trong những virus lây nhiễm qua đường tình dục, nó cũng là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên, còn có những yếu tố khác có thể khiến bạn mắc căn bệnh này.

II. Yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung

1. Virus HPV

HPV là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Nó có thể lây truyền

Hiện, có hơn 200 chủng virus HPV. Một số chủng HPV nguy cơ thấp sẽ gây ra mụn cóc trên miệng hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn. Các chủng khác được coi là có nguy cơ cao và có thể gây ung thư cổ tử cung.

Đặc biệt, HPV tuýp 16 và 18 có liên quan nhiều nhất đến ung thư cổ tử cung. Các chủng này xâm nhập vào các mô trong cổ tử cung và theo thời gian gây ra những thay đổi trong tế bào cổ tử cung và các tổn thương từ đó phát triển thành ung thư.

Tuy nhiên, không phải tất cả những ai nhiễm HPV đều sẽ bị ung thư. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều không gây ra triệu chứng và cuối cùng sẽ tự biến mất (thông thường trong vòng 2 năm), do đó người nhiễm có thể không biết là họ đã bị nhiễm.

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ lây nhiễm HPV là quan hệ tình dục bằng bao cao su. Ngoài ra, thường xuyên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung để xem liệu virus HPV có gây ra những thay đổi trong tế bào cổ tử cung hay không.

 Virus HPVHPV là một loại virus gây u nhú ở người, là bệnh lây truyền qua đường tình dục.

2. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

Trong đó, nhiễm virus HIV gây suy giảm miễn dịch ở người, khiến cơ thể khó chống lại ung thư hoặc các bệnh nhiễm trùng như HPV.

Hay những phụ nữ hiện đang hoặc đã từng mắc bệnh chlamydia có nhiều khả năng bị ung thư cổ tử cung. Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra và nó thường không có triệu chứng.

3. Thói quen lối sống

Một số yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung liên quan đến thói quen sống của bạn.

Nếu bạn hút thuốc, bạn sẽ có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao gấp đôi. Hút thuốc làm giảm khả năng của hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại các bệnh nhiễm trùng như HPV.

Ngoài ra, việc bạn hút thuốc chính là đang đưa các hóa chất có thể gây ung thư vào cơ thể mình. Những hóa chất này được gọi là chất gây ung thư có thể gây tổn thương DNA trong tế bào cổ tử cung của bạn. Chúng đóng một vai trò trong việc hình thành các tế bào ung thư.

Chế độ ăn uống của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Chẳng hạn, nếu phụ nữ bị béo phì sẽ có nhiều khả năng phát triển một số loại ung thư cổ tử cung.

Hay phụ nữ có chế độ ăn ít trái cây và rau quả cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn.

Do đó, việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sống là điều vô cùng cần thiết để hạn giảm khả năng nguy cơ mắc bệnh của mình.

4. Sử dụng thuốc

Thuốc tránh thai gây ung thư cổ tử cungThuốc tránh thai là yếu tố nguy cơ có khả năng gây ung thư cổ tử cung nếu sử dụng lâu dài

Phụ nữ uống thuốc tránh thai dạng phối hợp là viên uống ngừa thai chứa hai hormone giới tính nữ Estrogen và Progestin trong 5 năm trở lên có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn so với những phụ nữ chưa bao giờ uống thuốc tránh thai.

Tuy nhiên, nguy cơ ung thư cổ tử cung sẽ giảm sau khi bạn ngừng uống thuốc tránh thai.

Ngược lại, với những phụ nữ dùng phương pháp tránh thai bằng cách đặt dụng cụ tử cung sẽ có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung thấp hơn so với những phụ nữ chưa từng đặt dụng cụ tử cung. Nhưng nó vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh rõ ràng, do đó tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ của mình trước khi đưa ra quyết định.

5. Các yếu tố rủi ro khác

Ngoài những yếu tố trên, còn có những yếu tố nguy cơ khác của ung thư cổ tử cung như:

Phụ nữ sinh nhiều con (từ 3 con trở lên) làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ có thai lần đầu trước 17 tuổi có nguy cơ cao gấp 2 lần so với những phụ nữ có thai lần đầu sau 25 tuổi.

Phụ nữ không được chăm sóc y tế đầy đủ, chẳng hạn không được xét nghiệm PAP test để sàng lọc hoặc điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.

Có tiền sử gia đình bị ung thư cổ tử cung cũng là một yếu tố nguy cơ. Điều này đặc biệt đúng nếu người thân như mẹ hoặc chị gái đã bị ung thư cổ tử cung.

III. Cách giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể phòng ngừa được.

Thứ nhất, tiêm vắc xin để bảo vệ chống lại một số chủng HPV có nhiều khả năng gây ung thư cổ tử cung. Nó được sử dụng đối với bé trai và bé gái từ 11 đến 12 tuổi và cũng được khuyến nghị cho phụ nữ từ 45 tuổi trở xuống và nam giới từ 21 tuổi trở xuống chưa được tiêm chủng trước đó.

Nếu bạn trong độ tuổi này và chưa được tiêm phòng, bạn nên đến gặp bác sĩ để trao đổi về việc tiêm phòng.

phòng ngừa ung thư cổ tử cungPhụ nữ nên chích vắc xin và tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên

Thứ 2, nên quan hệ tình dục bằng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác .

Thứ 3, bỏ hút thuốc nếu bạn đang sử dụng.

Thứ 4, tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên cũng là một phần quan trọng để giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Cụ thể:

Phụ nữ dưới 21 tuổi: Chưa cần tầm soát ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi : Tầm soát ung thư cổ tử cung chỉ bằng xét nghiệm Pap smear 3 năm 1 lần.

Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi: Ba lựa chọn để tầm soát ung thư cổ tử cung, bao gồm:

  • Pap smear đơn lẻ 3 năm 1 lần
  • Xét nghiệm HPV nguy cơ cao (hrHPV) riêng 5 năm 1 lần
  • Cả Pap smear và hrHPV cứ 5 năm một lần

Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên: Không cần tầm soát ung thư cổ tử cung, miễn là đã thực hiện tầm soát đầy đủ trước đó.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X