Hotline 24/7
08983-08983

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu chia sẻ cách bổ sung vitamin C để bé ít ốm vặt

Thiếu vitamin C sẽ gây ra những bệnh gì? Nên bổ sung vitamin C như thế nào? Uống vitamin C có giúp bé bớt ốm vặt không?...

Tất cả những thắc mắc này sẽ được BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Nhi đồng 2 trả lời chi tiết.


Vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh thường gặp như: cảm cúm, sốt virut, tay - chân - miệng, viêm đường hô hấp...

Hỏi: Kính gửi BS Nguyễn Thị Thu Hậu, xin bác sĩ vui lòng cho biết vitamin C là gì và vitamin C có công dụng gì đối với cơ thể?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Vitamin C, còn được gọi là acid Ascorbic, là một vitamin tan trong nước, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Sau khi theo thức ăn vào cơ thể, nó được hấp thu chủ yếu ở ruột non và tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng:

- Chống oxy hóa bằng cách trung hòa các gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào. Ngoài ra, trong cuộc sống hằng ngày với độ ô nhiễm đang ở mức báo động, tất cả chúng ta đều không thể tránh khỏi việc thường xuyên phải tiếp xúc với các gốc tự do sẵn có trong môi trường xung quanh như khói thuốc lá, khí thải từ xe cộ, nhà máy gây ô nhiễm không khí hoặc tia cực tím từ mặt trời.

- Tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, một loại protein cần thiết có tác dụng làm cho vết thương mau lành và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở xương, răng, mạch máu. Do đó, khi thiếu vitamin C, thành mạch máu không bền, gây chảy máu chân răng hoặc sưng nướu răng, răng dễ rụng.

- Xúc tác cho quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt. Vì vậy nếu thiếu vitamin C sẽ gây ra thiếu máu do thiếu sắt.

- Ngoài ra, vitamin C còn thúc đẩy hoạt động của một số men, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật.

Hỏi: Nếu cơ thể bé thiếu vitamin C, sẽ gây ra những bệnh gì thưa bác sĩ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Những người chỉ hấp thụ ít hoặc không hấp thụ vitamin C (dưới khoảng 10 mg mỗi ngày) trong nhiều tuần sẽ có nguy cơ mắc bệnh Scorbut. Bệnh Scorbut là bệnh do thiếu vitamin C gây ra. Bệnh gặp ở cả người lớn và trẻ em.

Ở người lớn, bệnh có biểu hiện viêm lợi, chảy máu chân răng, đốm xuất huyết, tụ máu dưới màng xương, tăng sừng hóa ở nang lông... Ở trẻ em, chế độ ăn không hợp lý rất dễ thiếu vitamin C gây bệnh Scorbut với triệu chứng chảy máu dưới màng xương, nhất là chi dưới; dễ chảy máu dưới da; vết thương lâu lành. Bệnh Scorbut nặng có thể gây tử vong nếu không được điều trị. 


Hỏi: Bác sĩ Thu Hậu ơi, con em năm nay 3 tuổi, giai đoạn này có cần tăng cường vitamin C cho bé không thưa bác sĩ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng chỉ dùng vitamin C khi trẻ bị bệnh. Đây là một thiếu sót vì vitamin C không chỉ giúp trẻ mau lành bệnh mà còn có vai trò rất quan trọng cho việc tăng sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt là với trẻ em - vốn có hệ miễn dịch và sức đề kháng còn non yếu. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh thường gặp do vi khuẩn, virut gây ra: cảm cúm, sốt virut, tay - chân - miệng, viêm đường hô hấp…

Tuy nhiên, cũng giống như con của bạn, trong giai đoạn cơ thể phát triển nhanh từ 1-5 tuổi, trẻ rất dễ bị thiếu vitamin C. Phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh cần được áp dụng triệt để với nhiều hành động, quan trọng nhất là tăng sức đề kháng cho trẻ.

Cách tăng sức đề kháng nhanh nhất, hiệu quả nhất có thể kể đến việc bổ sung vitamin C đúng cách. Nếu được bổ sung vitamin C đầy đủ hằng ngày, trẻ sẽ tự miễn nhiễm với các bệnh nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn thông thường. Cha mẹ có thể giúp trẻ tăng sức đề kháng bằng cách cho trẻ uống vitamin C dạng syrup mỗi ngày, hàm lượng từ 70-100mg.

Hỏi: Tôi nghe thông tin cứ cách vài ngày bổ sung vitamin C 1 lần cũng được, vậy có cần thiết phải dùng vitamin C hằng ngày không thưa bác sĩ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước, sau khi dung nạp vào cơ thể sẽ tự động được giữ lại một lượng theo nhu cầu của cơ thể và thải hồi ra ngoài qua nước tiểu nếu dư. Đó là lý do khiến mọi người, đặc biệt trẻ em cần được bổ sung vitamin C hàng ngày với một liều lượng đúng và vừa đủ (70 - 100mg mỗi ngày). Dùng liều cao ngắt quãng sẽ không giúp hấp thu và sử dụng vitamin C tốt nhất cho bé.

Hỏi: Vitamin C có trong những thực phẩm nào?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Cũng như nhiều vitamin khác, cơ thể con người không có khả năng tự tổng hợp vitamin C. Nguồn vitamin C thiết yếu chỉ có thể được cung cấp thông qua việc ăn uống hằng ngày hoặc uống bổ sung từ các chế phẩm vitamin C.

Trong thiên nhiên, vitamin C có trong hầu hết các loại rau quả tươi. Thông thường, các loại rau quả trồng ở nơi đầy đủ ánh sáng có hàm lượng chất này cao hơn. Tỷ lệ vitamin C trong một số loại rau là: rau ngót 185 mg% (185 mg vitamin C trong 100 g rau ngót), cần tây 150 mg%, rau mùi 140 mg%, kinh giới 110 mg%, rau đay 77% mg. Các loại quả giàu vitamin C nhất gồm thanh trà 177 mg%, bưởi 95 mg%, thị 81 mg%, ổi 62 mg%, nhãn 58 mg%, đu đủ chín 54 mg%... Hàm lượng vitamin C trong rau quả phân phối không đều, có nhiều ở lớp vỏ hơn ở ruột, ở lá nhiều hơn ở cuống và thân rau.

Còn các thực phẩm nguồn gốc động vật chỉ có rất ít vitamin C và không được coi là nguồn cung cấp vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày. 

Hỏi: Hàm lượng vitamin C trong thực phẩm bị ảnh hưởng như thế nào trong quá trình bảo quản và chế biến?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Rau là thực phẩm chủ yếu cung cấp lượng vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, bảo quản, lượng vitamin C trong rau giảm nhiều. Quá trình này càng kéo dài thì lượng vitamin C hao hụt càng lớn:

Khi ngâm rửa các loại rau quả đã gọt vỏ, cắt thái; vitamin C có trong sản phẩm bị tan ra trong nước và rất dễ bị nước kéo đi. Vitamin C trong các loại rau quả rất dễ mất đi và bay hơi trong quá trình nấu nướng.

Khi chần nguyên liệu bằng nước cũng như hấp thức ăn, nếu để rau quả tiếp xúc với không khí, sự phân hủy vitamin C cũng xảy ra nhanh hơn. Nếu cho rau vào nồi nước lạnh rồi mới luộc sẽ hao 42%, trong khi nếu nước sôi mới cho rau vào luộc sẽ chỉ hao 15%. Trong quá trình luộc, nếu bạn mở vung sẽ hao 32%, còn đậy kín vung thì chỉ mất 15%.

Về ảnh hưởng của độ pH, người ta thấy nếu môi trường đun nấu là acid thì vitamin C bền vững và có thể chịu được nhiệt độ tới 100 độ C; Song nếu là môi trường kiềm thì nó bị oxy hóa nhanh chóng.

Ánh sáng mặt trời và nhiệt độ môi trường bảo quản rau quả ở nhiệt độ cao cũng phá hỏng rất nhiều vitamin C. Ở nhiệt độ bình thường trong bếp, các loại rau ăn lá nếu chờ 4 giờ mới chế biến sẽ hao mất 20% vitamin C; để 1 ngày mất tới 40%. Còn với rau quả đem phơi khô thì vitamin C bị phá hủy hầu như gần hết...

Sau khi chế biến (như xào, nấu), lượng vitamin C cũng bị hao theo thời gian. Chẳng hạn, rau xào để sau 1 giờ hao 45%, sau 2 giờ hao 57%, sau 3 giờ hao 67%. 

Hỏi: Cần làm gì để bảo vệ vitamin C khi nấu ăn?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Từ những đặc điểm nói trên của vitamin C, chúng ta có thể rút ra một số cách bảo quản và chế biến rau quả như sau để lượng vitamin C ít bị hao hụt:

Khi mua rau quả, nên chọn mua loại càng tươi càng tốt. Cần bảo quản rau ở chỗ thoáng mát nhưng có độ ẩm để tránh khô héo và phải sử dụng hết trong ngày.

Khi sơ chế rau, củ, quả, không ngâm lâu trong nước, nên rửa rau cả cọng rồi mới thái. không nên vò nát khi nấu canh (nhiều người hay làm thế với rau ngót).

Sau khi làm sạch, cần nấu càng sớm càng tốt. Khi nước sôi già mới cho rau vào nấu hoặc luộc. Nên tận dụng ăn cả cái và nước vì có nhiều vitamin C hòa tan.

Khi luộc rau cần đậy vung, chế biến xong phải ăn ngay, tránh để quá lâu.

Hỏi: Tôi hay cho các con ăn rau củ và uống nước cam vào mỗi buổi trưa, như vậy có thể đảm bảo được rằng trẻ sẽ được cung cấp đẩy đủ lượng vitamin C cần thiết chưa ạ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Nhiều bà mẹ có suy nghĩ rằng việc cho trẻ ăn nhiều trái cây hàng ngày là đã đảm bảo lượng vitamin C cần thiết, không cần phải bổ sung thêm vitamin C tổng hợp từ các loại thực phẩm chức năng khác. Đây là một suy nghĩ ngộ nhận chung của nhiều người trong việc bổ sung vitamin C cho trẻ. Vì thực chất, thông qua việc bổ sung vitamin C hằng ngày bằng cách cho trẻ ăn trái cây và rau củ, các bà mẹ không thể kiểm soát được chính xác hàm lượng vitamin C cung cấp cho trẻ có đầy đủ hay không. Các bà mẹ nên hết sức cảnh giác trong việc cung cấp vitamin C cho trẻ vì theo thống kê của Bộ Y Tế thì hiện nay, khoảng 70% trẻ em Việt Nam thiếu lượng Vitamin C cần thiết (70-100mg mỗi ngày) cho sự phát triển tối ưu của thể chất.

BSCK2 Nguyễn Thị Thu Hậu trong cuộc giao lưu trực tuyến về tăng sức đề kháng cho trẻ
BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu trong cuộc giao lưu trực tuyến về tăng sức đề kháng cho trẻ

Hỏi: Có ý kiến cho rằng vitamin C tự nhiên tốt hơn vitamin C tổng hợp. Bác sĩ có thể chia sẻ quan điểm của mình về ý kiến nêu trên?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Tổ chức an toàn thực phẩm của Pháp (AFSSA) đã nghiên cứu: vitamin C tự nhiên hay vitamin C tổng hợp đều có thành phần hóa học giống nhau. Xét về mặt cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học, cũng như tính năng tác dụng thì không có sự khác biệt giữa hai loại vitamin này. Hơn nữa, khác với vitamin C có trong thức ăn, vitamin tổng hợp sẽ được cơ thể hấp thu 100% qua ruột. Đồng thời, vitamin C tổng hợp hết sức an toàn, kể cả những thực phẩm dinh dưỡng.

Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên 80 người cũng chứng tỏ cơ thể hấp thụ hai loại Vitamin C này như nhau. Thêm vào đó, việc dùng nhiều Vitamin C sẽ gây sạn thận là chưa chính xác như nhiều người lầm tưởng.

Lượng Vitamin C hằng ngày trẻ từ 1-6 tuổi cần là 100mg, vì vậy thay vì cho bé ăn 5 quả táo lớn, chỉ cần cho uống 5ml chế phẩm Vitamin C là đã cung cấp đủ Vitamin C hằng ngày cho bé mà không gây hại gì.

Hỏi: Xin bác sĩ tư vấn giúp trường hợp của gia đình tôi. Con trai tôi năm nay 7 tuổi. Con tôi không bú sữa mẹ nên cháu bị thiệt thòi và cơ thể còi cọc, yếu ớt dù gia đình tôi chăm sóc cháu rất kĩ càng, xin bác sĩ cho biết phải làm sao ạ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Các bé thường hay ốm vặt, chậm lớn, thường là trẻ rơi vào một trong các tình trạng sau: - Trẻ sinh nhẹ cân (đủ tháng nhưng cân nặng lúc sinh từ 2, 5kg trở xuống) - Trẻ sinh non (dưới 37 tuần tuổi) - Trẻ không bú mẹ - Trẻ không bú mẹ hoàn toàn và cai sữa sớm - Trẻ có bệnh lý bẩm sinh .

Theo tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, trẻ nhỏ cần được tiếp tục nuôi bằng sữa mẹ đến hai năm hoặc lâu hơn, kết hợp cho trẻ ăn bổ sung các thực phẩm chế biến giàu dinh dưỡng thỉ mới đủ sức đề kháng chống chọi bệnh tật. Nếu con bạn không bú sữa mẹ có thể dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm, vì vậy phải tăng cườngsức đề kháng cho trẻ bằng nhiều hình thức, như bổ sung các loại vitamin mà đặc biệt mà vitamin C có thể tìm thấy trong các sản phẩm thuốc hiện nay, vì chỉ ăn rau củ từ thiên nhiên thì không cung cấp đủ lượng vitamin cho bé.

Hỏi: Tôi mua vitamin C cho con uống để tăng sức đề kháng nhưng con tôi không chịu uống vì bé rất ghét các sản phẩm từ thuốc, lại rất lười ăn rau quả, vậy tôi phải làm sao bây giờ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Trên thực tế, việc bổ sung vitamin C hằng ngày bằng cách cho trẻ ăn trái cây và rau củ, không phải là không cung cấp đủ, mà nói chính xác hơn là không thể kiểm soát được chính xác hàm lượng vitamin C cung cấp cho trẻ có đầy đủ hay không. Về trường hợp của chị thì xin chị hãy yên tâm, hiện nay ngoài các hiệu thuốc có bán các loại Vitamin C sirô thân thiện và dễ uống, có nhiều hương vị trái cây khác nhau, thích hợp cho trẻ nhỏ hơn các viên sủi bọt hoặc viên nén thông thường, chị hãy tham khảo và dùng thử nhé.

Hỏi: Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi muốn mua vitamin C cho trẻ uống nhưng nghe nói uống nhiều có thể bị sỏi thận, điều này có đúng không thưa bác sĩ.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Đúng là uống vitamin C liều cao và kéo dài thì có thể góp phần gây sạn thận nếu ít hoạt động và ít uống nước. Nhưng vitamin C là vitamin tan trong nước và dễ bị thải ra theo nước tiểu, nên uống vitamin C kèm với nhiều nước và hoạt động nhiều thì không bị tác dụng phụ này. Một lời khuyên chân thành cho người dùng là nên lựa chọn loại vitamin C phù hợp và biết cách sử dụng cho đúng. Đối với người khỏe chỉ cần dùng liều dự phòng mỗi ngày khoảng 70 - 100 mg vitamin C là đủ, nếu uống dạng si rô thì mỗi lần uống 2,5 ml (nửa muỗng cà phê), dạng giọt thì mỗi lần 10 giọt (1/2ml), mỗi ngày có thể uống 1 - 2 lần, và cho bé uống đầy đủ nước.

Hỏi: Bé nhà tôi sắp được 1 tuổi, uống vitamin C thì có gây ra tác dụng phụ gì không thưa bác sĩ . Trẻ bao nhiều tuổi mới được uống vitamin C?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Chào bạn, bé từ 6 tháng tuổi trở lên mới được uống vitamin bạn nhé. Đối với các bé từ 6 tháng cho đến 12 tháng tuổi ( tại sao là từ 6 tháng tuổi mới được uống vitamin C, trong khi medical của Ceelin khuyến cáo trong liều dùng của Ceelin là trẻ từ 1 tháng tuổi đã uống được vitamin C) 25mg Vitamin C mỗi ngày là đủ và không gây ra tác dụng phụ gì nếu bạn cho bé uống nước đầy đủ. Trường hợp bé dưới 6 tháng tuổi không bú sữa mẹ được hoặc có các bệnh lý bẩm sinh thì vẫn có thể uống vitamin C bổ sung đề kháng, nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.

Hỏi: Tôi nghe khuyến cáo là không nên dùng vitamin C vào ban đêm, vậy thời gian nào uống vitamin C tốt nhất thưa bác sĩ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Nên cho trẻ uống vitamin C vào buổi sáng thì cơ thể sẽ hấp thu tốt hơn vào buổi tối, và nếu uống vào buổi tối sẽ làm cho trẻ khó ngủ. Không cho trẻ uống vitamin C ngay trước bữa ăn, dễ đau dạ dày.

Hỏi: Tôi muốn cơ thể con tôi tăng sức đề kháng hơn, xin bác sĩ cho biết các nguồn bổ sung vitamin C cho trẻ?


BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Có 2 cách bổ sung vitamin C cho trẻ: một là từ dinh dưỡng - vitamin tự nhiên, hai là dưới dạng thuốc- viên nén hoặc siro - vitamin tổng hợp.

 

Vitamin tự nhiên có trong các loại rau quả tươi với ưu điểm nổi bật là ở dạng phức hợp với các pectin và flavonoid, là những hợp chất vừa có tác dụng bảo vệ vừa ổn định được hoạt tính của vitamin C. Trong phức hợp với pectin do có khối lượng phân tử rất cao nên vitamin C được thải trừ qua nước tiểu chậm (sau khi ăn uống 12 giờ chỉ thải bằng 1/7 vitamin C tổng hợp).

 

Mặt khác, do sự có mặt của flavonoid trong rau quả nên vitamin C được cơ thể dự trữ lâu, nhất là ở tuyến thượng thận. Song cần lưu ý: vitamin C rất dễ bị phá hủy. Rau úa héo coi như mất hết vitamin C. Khi luộc, nấu rau quả cũng cần lưu ý nếu nấu không đúng cách - cho rau vào ngay từ lúc nước lạnh, hoặc nấu xong để lâu và hâm đi hâm lại cũng làm mất gần hết vitamin C. Với quả ngọt thì cần ăn tươi. Nói chung các loại quả đều có vitamin C, đặc biệt có nhiều là bưởi, cam, chanh, quít, nhãn, vải, đu đủ… Phụ huynh nên chủ động bổ sung vitamin C tổng hợp để đảm bảo trẻ không bị thiếu vitamin C hằng ngày. Đặc biệt, nên dùng dạng siro để cơ thể trẻ dễ tiếp nhận và dễ hấp thu hơn.


Uống vitamin C vào buổi sáng sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn

 

Hỏi: Bé nhà tôi bị cảm sốt mãi mà không khỏi, bác sĩ bảo là cảm cúm, vậy uống vitamin C vào có tự động hết không thưa bác sĩ?

 

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Vitamin C chỉ có tác dụng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ chứ không phải là thuốc trị bệnh. Trong trường hợp bé bị cảm cúm nhiều ngày, có thể thấy đây là dấu hiệu của virus ngày càng mạnh hơn, vì thế bạn nên cho bé uống thuốc cảm cúm để điều trị hiệu quả và uống thêm vitamin C để tăng sức đề kháng chứ giúp bé mau khỏi bệnh không nên quá phụ thuộc vào vitamin C. Sau này bạn có thể cho bé uống vitamin C mỗi ngày để tăng sức đề kháng và đề phòng 1 số loại bệnh phổ biến ở trẻ.

 

Hỏi: Làm thế nào bảo quan vitamin C cho đúng cách thưa bác sĩ?

 

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Các vitamin rất dễ bị phá hủy. Trong đó, 4 kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng là sự ôxy hóa, nhiệt độ của môi trường và tia cực tím, nấu nướng và các hóa chất công nghiệp (tẩy trắng, khử khuẩn, ion hóa...

 

Đối với các loại rau củ, vì vitamin C rất nhạy cảm với ánh sáng hay nguồn nhiệt vì vậy mẹ hãy mua rau củ vào buổi sáng, đặc biệt lúc vừa được người bán thu hái rất lý tưởng vì lúc đó, rau củ là tươi ngon và nhiều dinh dưỡng nhất. Nếu không, các loại rau củ được bảo quản mát trong siêu thị cũng rất tốt vì chúng không bị mất chất do phải tiếp xúc với ánh sáng hay nhiệt độ.

 

Đối với các loại thuốc cung cấp vitamin C, không khí và ánh sáng là kẻ thù của vitamin nên mẹ hãy đảm bảo đậy kín nắp thuốc sau khi sử dụng và để ở nơi khô thoáng, tránh bị ướt và không có ánh nắng quá gắt.

Hỏi: Tăng cường Vitamin C có thể giúp bé ngăn ngừa các bệnh gì thưa bác sĩ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Vitamin C có vai trò ảnh hưởng lên nhiều chức năng miễn dịch bằng cách tăng cường chức năng và hoạt động của các bạch cầu, đồng thời làm tăng nồng độ interferon, tăng nồng độ và đáp ứng kháng thể, đóng vai trò chính trong quá trình chống oxy hóa. Tăng cường vitamin C có thể giúp ta chống lại 1 số bệnh như: cảm cúm, rối loạn Lipid máu, huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu, xuất huyết máu, hen suyễn, đục thủy tinh thể, trầm cảm, thừa cân béo phì…

Hỏi: Bé nhà tôi hay có các vết bầm trên da và hay chảy máu cam, nghe hàng xóm bảo là do thiếu vitamin C. Làm thế nào để nhận biết cơ thể đang thiếu hụt vitamin gì và cách điều trị ra sao thưa bác sĩ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu:

 

Chào bạn, bạn có thể biết được cơ thể thiếu vitamin gì nhờ một số dấu hiệu sau:

 

Thiếu vitamin A: Nếu cảm thấy sợ ánh sáng, dễ mỏi mắt, dễ mắc bệnh viêm kết mạc, sức đề kháng cảm cúm kém, rụng tóc.

 

Thiếu vitamin B1: Nếu chân tay nóng, da nhiều dầu, ăn cơm xong có lúc bị mờ mắt.

 

Thiếu vitamin B6: Nếu hay bị chuột rút, vết thương ngoài da lâu lành hoặc phụ nữ có thai buồn nôn quá nhiều.

 

Thiếu vitamin B12: Nếu chán ăn, trí nhớ kém, hô hấp không đều, không tập trung tinh thần.

 

Thiếu vitamin C: Cơ thể dễ chảy máu cam, dễ xuất huyết (dưới da), vết thương lâu lành, miệng và lưỡi khô, chảy máu răng, khả năng thích nghi với nhiệt độ môi trường thay đổi kém, sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ, trẻ hay kêu đau, mỏi toàn thân, da có thể có đốm bầm xuất hiện, dễ ốm vặt, giảm cân..

 

Thiếu vitamin E: Tứ chi mệt mỏi, dễ ra mồ hôi, da khô, tóc chẻ, căng thẳng tinh thần, phụ nữ đau bụng khi hành kinh.

Trong trường hợp da có đốm bầm và hay chảy máu cam, nhiều khả năng bé đã bị thiếu hụt vitamin C. Bạn có thể cung cấp vitamin C cho bé thông qua rau củ và thực phẩm, tuy nhiên vitamin C thường bị hao hụt trong quá trình bảo quản và chế biến nên bạn có thể dùng thêm vitamin C dạng thuốc để đảm bảo nhu cầu của bé

Hỏi: Bác sĩ cho tôi hỏi dùng Vitamin C uống có khi nào gây ra dị ứng không ạ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu: Do tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất của cơ thể nên vitamin không phải là chất xa lạ với cơ thể con người. Vitamin nói chung và vitamin C nói riêng ít khi làm hình thành kháng thể, tức là ít khi kích thích những phản ứng dị ứng. Vấn đề chủ yếu là liều lượng Vitamin quá cao có thể trở nên nguy hiểm, có thể gây chết người khi tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều cao. Trong trường hợp này, người ta thường tưởng nhầm tác dụng phụ của việc dùng vitamin quá liều là dị ứng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X