Hotline 24/7
08983-08983

BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên: Quên một liều thuốc trị lao có ảnh hưởng phác đồ?

Em mới uống thuốc lao phổi 6 ngày, nhưng hôm qua uống thiếu mất 1 liều. Việc em uống thuốc như vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị?

Diệu Thu - ntdt...@gmail.com

Mấy bữa nay sốt nhẹ với nhức đầu, đụng cái gì giống như bị điện giật hết. CPU máy tính, tủ lạnh, trong ngoài thành tủ có sắt đều bị giật, máy in mà mở ra thay giấy in cũng bị giật luôn, trong khi người khác đụng vô vẫn bình thường. Em cảm ơn ạ.

Chào bạn,

Không chỉ những vật được cắm vào ổ điện mới chưa điện tích. Tĩnh điện là hiện tượng xảy ra do mất cân bằng điện tích trên bề mặt 1 vật liệu. Khi 2 vật tiếp xúc nhau, điện tích sẽ chuyển từ vật này qua vật kia, dẫn tới sự dư thừa điện tích dương trên 1 vật, và thừa điện tích âm ở vật còn lại.

Trong khi đó, cơ thể người là 1 bộ máy điện hóa cực đặc biệt, có thể tạo ra 1 lượng điện năng siêu nhỏ, đủ gây tê tê khi vô tình ma sát với 1 vật nào. Thậm chí còn tạo ra những tiếng nổ tanh tách, hay tóc sẽ dựng đứng lên 1 cách kỳ quặc.

Mặc dù gây khó chịu như vậy nhưng dòng điện do quá trình tĩnh điện tạo ra điện trường rất yếu, không ảnh hưởng đến cơ thể hay sức khoẻ, thủ phạm thường do độ ẩm trong không khí sụt giảm nhiều, nhất là khi thời tiết bắt đầu lạnh và hanh khô.

Bạn có thể giảm bớt tình trạng khó chịu này bằng cách thoa kem dưỡng ẫm cho da tay, tránh sử dụng quần áo từ chất liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon có thể dễ dẫn tới tĩnh điện nhiều hơn.

Thân mến.

Mac Trong Dat

Cho em hỏi, khi em nhậu vào 1 lon bia là đỏ mặt, sưng mặt và mắt, đỏ từ ngực trở lên rất khó chịu. Em bị viêm mũi dị ứng. Chất dịch ra em khạc nhổ liên tục. Mong bác sĩ hướng dẫn dùm em khám và điều trị ở đâu? Em cảm ơn ạ.

Chào bạn Đạt,

Trong thành phần rượu, bia có histamin, do đó dễ gây ra phản ứng dị ứng. Nhất là trên cơ địa vốn nhạy cảm như bạn. Tuy nhiên, bác sĩ nghi ngờ bạn còn có tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Do rượu bia là chất kích thích, làm tăng tiết acid, yếu cơ tâm vị nên dễ làm cho dịch acid từ dạ dày đi ngược lên thực quản, họng và đường hô hấp trên, gây đau ngực, viêm mũi họng mạn tính.

Do đó, dù khuyến cáo có thể sử dụng 1 lon bia/ngày là an toàn nhưng bạn nên tránh sử dụng rượu bia do cơ địa nhạy cảm của mình, đồng thời điều trị tích cực bệnh lý mũi xoang bạn nhé!

Đào Văn Thái - daov...@gmail.com

Ống JJ bị chặt không rút ra được, làm như thế nào?

Chào bạn,

Thông JJ là một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt để luồn vào niệu quản. Niệu quản là ống tự nhiên dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang.

Thông JJ giúp chuyển lưu nước tiểu từ thận xuống bàng quang: giải áp nước tiểu tồn đọng ở thận, niệu quản và bàng quang do nhiều nguyên nhân; giảm nguy cơ nhiễm trùng do tồn đọng nước tiểu; nong niệu quản đặt thông JJ để điều trị hẹp niệu quản.

Thông thường, việc rút thông JJ được thực hiện bởi bác sĩ và thực hiện tại cơ sở y tế. Vì thế, trường hợp của bạn nên đến khám tại chuyên khoa Ngoại tiết niệu để được các bác sĩ đánh giá và can thiệp xử trí bạn nhé.

Thân mến.

Đinh Hoàng

Em bị viêm gai lưỡi gần 4 tháng nay. Em đánh răng 1 ngày 2 lần, có súc nước muối nhưng không đỡ. Bác sĩ tư vấn giúp em để khắc phục được không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn,

Viêm lưỡi là bệnh nguyên phát của lưỡi hoặc triệu chứng của một bệnh khác. Có nhiều nguyên nhân rất khác nhau gây viêm lưỡi: nhiễm khuẩn, nấm (thường gặp cơ địa suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh kéo dài,...), chấn thương, chất kích thích (thuốc lá, rượu, chất cay, thức ăn uống nóng); mẫn cảm (với thuốc đánh răng, chất màu thực phẩm); bệnh hệ thống như thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, thiếu vitamin PP, thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt; một số bệnh da phát triển toàn thân như lichen phẳng, aptơ, giang mai,...

Biểu hiện bệnh không đi đôi với mức độ trầm trọng của bệnh. Lưỡi có thể đỏ, sưng to, cộm rộp, loét hoặc nhợt nhạt, láng bóng, trơn nhẵn, đau hoặc không. Có khi thấy đám lan, kẽ nứt, mảng đen có lông, bạch sản có lông.

Điều trị bệnh viêm lưỡi là điều trị theo nguyên nhân gây bệnh (kháng sinh nếu nhiễm khuẩn, kháng virut nếu do virut, kháng nấm nếu nghi do nấm, bổ sung vitamin nếu viêm lưỡi do thiếu vitamin, tránh các chất kích thích nếu viêm lưỡi do yếu tố kích thích, ...). Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều rau quả, uống thêm các loại vitamin C, E, B, PP và kẽm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cần vệ sinh miệng, rơ lưỡi và niêm mạc miệng nhẹ nhàng với nước muối sinh lý hoặc mật ong.

Theo thư bạn nói, tuy không đau nhưng ảnh hưởng phát âm, vì vậy bạn nên tới khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương cũng như tìm nguyên nhân nhằm điều trị dứt điểm bạn nhé.

Thân mến.        

Nguyen Duc Canh

Tôi 66 tuổi, mắc tiểu đường type 2 6 năm nay, hiện cân nặng 65kg, đang điều trị bằng thuốc uống Diamicron 120mg; Glucopha 1000 mg/ngày chia 2 lần. Tuy nhiên đường huyết vẫn cao: buổi sáng trước ăn >9 mmol, sau ăn chiều 2h >14mmol, có đường trong nước tiểu mặc dù đã thực hiện chế độ ăn, luyện tâp thể lực theo hướng dẫn.

Xin hỏi cách điều trị, đã cần tiêm Insulin chưa?

Chào chú,

Theo như mô tả, bệnh đái tháo đường của chú kiểm soát chưa tốt, chú cần kiểm tra thêm chỉ số HbA1c để biết mức đường trong thời gian 3 tháng qua ra sao mới đánh giá cụ thể được. Đường huyết cao kéo dài dễ làm suy yếu hệ miễn dịch và gây ra nhiều biến chứng trên thận, mắt, tim mạch…

Do đó, nếu đáp ứng quá kém với thuốc uống, có khả năng đái tháo đường đã chuyển qua giai đoạn cần insulin, bác sĩ có thể chỉ định dùng insulin dài hạn hoặc ngắn đồng thời gia giảm thuốc uống tuỳ vào từng cơ địa chú nhé!

Trân trọng.

Henry Nguyễn

Chào bác sĩ, mẹ con năm nay 54 tuổi, cách đây 2 tháng rưỡi bị gãy xương mác gần mắt cá, chụp phim kết quả bị gãy xương mác nhưng không bị xê dịch vị trí xương, bó bột sau 4 tuần thì đi tháo bột và chụp lại phim thì người chụp phim bảo đã ổn.

Đã 2.5 tháng nhưng mỗi khi đi lại hoặc đứng nhiều thì vị trí ở khớp cổ chân lại sưng tấy lên, hết sau một đêm nghỉ ngơi, nếu sáng đi lại hoặc đứng nhiều thì sẽ gây nhức và sưng. Bác sĩ cho con hỏi mẹ con bị gì và cần uống thuốc hay kiểm tra gì không ạ? Cảm ơn bác sĩ nhiều.

Chào bạn,

Tổn thương gây gãy xương là tổn thương nặng, do đó có thể ngoài tổn thương xương, mô mềm còn ảnh hưởng tới mạch máu, đặc biệt là hồi lưu tĩnh mạch của chi dưới. Bạn nên đưa mẹ khám thêm mạch máu chi dưới để đánh giá huyết khối hoặc suy van tĩnh mạch.

Sự ứ trệ máu ở chi dưới khi đứng lâu, ngồi lâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, do đó nên khuyên mẹ hạn chế đứng hoặc ngồi lâu 1 chỗ, nên kê cao chân khi nằm, ngồi và vận động thể lực thường xuyên để hỗ trợ cho tĩnh mạch bạn nhé!

Trần V. C.

Chào bác sĩ, em vừa được chẩn đoán là lao phổi AFB(-), XPERT(+). Bác sĩ có thể giải thích giúp em về chẩn đoán này không ạ? Lao này có dễ lây lan không ạ? Em chân thành cám ơn!

Chào bạn,

AFB và Xpert là các xét nghiệm để tìm kiếm sự hiện của vi khuẩn lao trong đàm hoặc dịch rửa phế quản. Xét nghiệm AFB hay BK tức là kỹ thuật viên sẽ nhuộm bệnh phẩm (đàm, dịch rửa phế quản, dịch dạ dày…) với kỹ thuật đặc biệt và đưa vào kính hiển vi để tìm vi khuẩn lao. Do đó, độ nhạy không cao, có khả năng bỏ sót khoảng 40% trường hợp bệnh nhân bị lao nếu nồng độ vi khuẩn trong đàm thấp hoặc bệnh nhân khạc đàm không đúng.

Gene Xpert MTB/RIF là một kỹ thuật ứng dụng sinh học phân tử mang tính đột phá cho phép xác định vi khuẩn lao ở mức độ ít với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, do đó sẽ dễ phát hiện vi khuẩn lao trong đàm hơn, ngoài ra còn trả lời vi khuẩn có kháng Rifampicin (là thuốc chủ lực trong điều lao) hay không.  

Do trong đàm có sự hiện diện vi khuẩn lao nên khả năng lây lan là có, bạn nên mang khẩu trang và ăn uống cách ly trong khoảng 2 tháng đầu điều trị, xử lý tốt đàm nhớt, chất tiết để tránh lây lan cho người xung quanh bạn nhé!

Nguyễn Văn C.

Em mới uống thuốc lao phổi được 6 ngày, nhưng hôm qua em lại uống thiếu mất 1 liều thuốc lao, giờ rất lo lắng. Việc em uống thuốc như vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị của em không ạ? Em cảm ơn.

Chào bạn,

Điều trị lao đạt hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ ba chữ “Đ” có nghĩa: Đúng, Đủ, Đều. Đúng phác đồ đúng liều lượng, đúng thuốc. Đủ thời gian (6 hoặc 8 tháng). Đều: Bệnh nhân phải uống thuốc thật đều đặn hàng ngày, thông thường uống vào buổi sáng lúc bụng đói.

Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân không tự ngưng thuốc hoặc bỏ cữ thuốc vì nồng độ thuốc diệt vi trùng lao trong máu không đủ hiệu lực sẽ tạo cho vi trùng lao kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị về sau.

Nếu bạn chỉ lỡ quên 1 liều, bạn nên tiếp tục dùng thuốc và chờ đợi thêm một thời gian sau mới biết có ảnh hưởng hay không, nên báo cáo với nhân viên y tế để đánh giá hiệu quả thuốc. Và nên tránh để tình trạng này lặp lại bạn nhé!

Thân mến.           

Lê Thị Nga - lethin...@gmail.com

Bác sĩ ơi cho em hỏi, lao hô hấp âm tính AFB không xác nhận về vi trùng học và mô học, thì điều trị thời gian bao lâu và nếu lên Bệnh viện ĐH Y Dược thì gặp bác sĩ khám trong thời gian nào?

Thuốc đã dùng:

- Cefprozil 250mg(Akuprozil)

- Fexofenadin 180mg(Loxcip)

- Carbocistein 500mg/10ml (Atilude)

- Esomeprazol 40mg (Somexwell-40)

- Acid ursodeoxycholic 500mg (Meyerursolic F)

Em mới dùng những thuốc này 1 ngày rưỡi thôi.

Chào bạn,

Lao phổi AFB âm phải được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa Lao, tức là bạn phải khám bác sĩ bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để có phác đồ điều trị và về địa phương để lấy thuốc lao định kỳ.

Thời gian điều trị tuỳ vào lao nhạy thuốc hay kháng thuốc, nếu không kháng thuốc thường dùng thuốc uống trong khoảng 6 tháng.

Trong toa thuốc bạn cung cấp khôgn có thuốc điều trị lao, có thể bác sĩ chỉ mới nghi ngờ và cho bạn tầm soát lao, bạn không nên hoang mang lo lắng quá. Cần tái khám để được bác sĩ tư vấn kết quả xét nghiệm trực tiếp bạn nhé!

Phương Nga - Phamthi...@gmail.com

Dạ xin chào bác sĩ, tôi mới mổ bướu keo cách đây 1 tháng, nhìn bề ngoài thì thấy vết thương đã lành, nhưng tôi cảm thấy như bị viêm họng đau cổ ạ. Tôi có nên kiêng ăn hải sản như mực, tôn cua, trìa, ốc không ạ? Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp tôi.

Chào bạn,

Bề ngoài vết thương có thể lành nhưng quá trình lành thương vẫn đagn diễn ra bên trong, quá trình này có thể kéo dài tới vài tháng. Hơn nữa, không loại trừ bạn đang bị bị một đợt viêm họng nhiễm trùng cấp tính do sức khoẻ yếu. Bạn nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để kiểm tra thêm.

Các loại thức ăn liệt kê nếu không dị ứng thì bạn có thể sử dụng bạn nhé!

Thân mến.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X