Hotline 24/7
08983-08983

BS Trương Hữu Khanh hướng dẫn ấn nhãn cầu khi bị sốt kèm nhịp tim nhanh

Trẻ em và người lớn mắc COVID-19 sốt kèm nhịp tim nhanh phải làm sao? Ấn nhãn cầu giúp giảm nhịp tim nhanh nên áp dụng thế nào? Tất cả những thắc mắc này đã được BS Trương Hữu Khanh giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Trẻ em và người lớn mắc COVID-19 có sốt kèm nhịp tim nhanh, do đâu?

Dạ thưa BS đầu tiên xin hỏi BS trẻ em và người lớn khi mắc COVID-19 nếu có sốt kèm nhịp tim nhanh, nguyên nhân do đâu và điều này có đáng lo không ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Tất cả mọi người khi bị sốt, mạch sẽ nhanh lên. Như vậy, không chỉ riêng COVID-19 mà các bệnh khác nếu có sốt cũng làm nhịp tim nhanh hơn. Vì sốt làm tăng chuyển hóa trong cơ thể nên tim đập nhanh hơn. Đây là điều bình thường.

2. Nhịp tim ở trẻ em và người lớn, bao nhiêu là bình thường?

Bình thường thì nhịp tim của trẻ em và người lớn là bao nhiêu? Vì sao trẻ càng nhỏ nhịp tim càng nhanh hơn ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Trẻ càng nhỏ nhịp tim càng nhanh là do sinh lý. Nhịp tim tùy theo độ tuổi của trẻ, có trẻ 80-90. Với người lớn, nếu họ tập luyện nhiều thì nhịp tim khoảng 60-70, ít ai trên 90.

3. Sốt kèm nhịp tim nhanh ở trẻ em và người lớn, xử trí và theo dõi thế nào?

Sốt kèm nhịp tim nhanh ở trẻ và người lớn từng trường hợp nên được xử trí thế nào ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Sốt kèm nhịp tim nhanh thì trước tiên chúng ta cần hạ sốt. Sau khi hạ sốt cần đánh giá lại nhịp tim. Cần lưu ý là đo cho đúng, nên đo 3 phút và chờ nhịp tim đập. Đặc biệt ở trẻ em, khi khóc cũng làm nhịp tim nhanh. Vì vậy, chỉ đánh giá nhịp tim nhanh khi không sốt mà thôi.

Hạ sốt khi kèm nhịp tim nhanh cần lưu ý điều gì khi sử dụng thuốc uống ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Vấn đề chính của chúng ta vẫn là hạ sốt. Trong tất cả các loại thuốc có rất ít thuốc có thể làm nhịp tim nhanh thêm, chỉ trừ thuốc tuyến giáp, một số loại thuốc huyết áp. Uống chất kích thích như trà đậm, cà phê có thể làm tim đập nhanh hơn.

Sốt kèm nhịp tim nhanh ở người lớn tuổi nên được theo dõi thế nào?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Nếu nhịp tim nhanh làm cho chúng ta mệt thì có thể sử dụng biện pháp ấn nhãn cầu để nhịp tim xuống. Tuy nhiên, nếu không hạ sốt thì nhịp tim sẽ vẫn còn nhanh, vì vậy điều bắt buộc cần làm là hạ sốt.

4. Trẻ mắc COVID-19, sốt kèm nhịp tim nhanh có gây ra co giật?

Với trẻ em sốt kèm nhịp tim nhanh liệu có dễ làm kịch phát một cơn co giật ngay khi đang mắc COVID-19 không?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Nhịp tim nhanh không làm trẻ co giật, nhưng chính việc sốt cao có thể gây ra tình trạng co giật. Sốt cao co giật chỉ xảy ra ở một số lứa tuổi, đó là trẻ từ 6 tháng đến 6 - 7 tuổi. Một số trẻ lớn sốt kèm theo run, làm cho phụ huynh hiểu nhầm là co giật, nhưng thực tế đợt COVID-19 này trẻ mắc có thể gây sốt run.

5. Có nên tập thở khi nhịp tim nhanh?

Với người lớn có nên tập thở nhiều khi gặp phải tình trạng này?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Người bệnh nên tập thở đều, không nên gắng sức, bởi điều này sẽ làm nhịp tim nhanh thêm. Quan trọng nhất là ấn nhãn cầu để nhịp tim giảm xuống, không còn cách nào khác. Hoặc sử dụng thuốc, trong đó có một số loại thuốc có thể làm giảm nhịp tim, ví dụ như Concor sẽ giảm khó chịu, nhưng phải xác định là hết sốt mới can thiệp.

6. Ấn nhãn cầu giúp giảm nhịp tim, thực hiện thế nào?

Với phương pháp ấn nhãn cầu như BS vừa nói chúng ta nên thực hiện ra sao ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Phương pháp ấn nhãn cầu được thực hiện từ lâu và thường áp dụng cho những nơi có cơn kịch phát trên thất. Cách làm không quá khó: người bệnh nhắm mắt lại, dùng 2 ngón tay ấn nhẹ và đếm nhanh từ 1-30, thực hiện khoảng 5-7 lần hoặc 10 lần nhịp tim sẽ giảm xuống. Đây là cơ chế sinh học rõ ràng, rất nhiều người áp dụng hiệu quả. Đặc biệt ngay cả trong y khoa, khi xảy ra cơn nhịp nhanh không sử dụng thuốc kịp có thể ấn nhãn cầu để giảm nhịp tim, tránh cho bệnh nhân quá mệt.

Ấn nhãn cầu giúp giảm nhịp tim. Ảnh: Lens Pure

7. Nhịp tim nhanh, cần lưu ý gì khi đo SpO2?

Nên lưu ý thế nào về chỉ số SPO2 ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: SpO2 là đo nồng độ oxy trong máu, không liên quan đến nhịp tim nhanh. Đặc biệt, nếu tức ngực và nhịp tim nhanh thì có thể đo SpO2. Sau đó tập thở trở lại. Thực tế, khi chúng ta lo lắng quá cũng làm cho nhịp tim nhanh.

9. Nhịp tim nhanh, khi nào cần đi khám?

Nếu uống thuốc vẫn không đỡ phải làm sao, có cần cấp cứu không thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên và người lớn có nhịp tim trên 150 và với trẻ nhỏ trên 180 thì nên đi khám bệnh. Như vậy, nếu chúng ta đã làm các nghiệm pháp từ hạ sốt, uống thuốc nhưng nhịp tim vẫn nhanh thì lời khuyên tốt nhất là nên đi khám với bác sĩ. Nhưng lưu ý phải đo cho đúng cách. Trẻ quấy khóc, chân tay không để yên vẫn có thể làm sai kết quả.

Những lưu ý của BS THK khi dùng thuốc hạ sốt? và lời khuyên để quý vị khán giả bớt lo lắng hơn đặc biệt trong tình trạng Omicron đang hoành hành?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Khi đo SpO2 sẽ đo được chỉ số nồng độ oxy trong máu và nhịp tim. Nhiều phụ huynh lo lắng khi đo mà máy báo động, nhưng cần nhớ nếu có sốt sẽ làm cho nhịp tim nhanh. Nếu trẻ không sốt mà nhịp tim với trẻ dưới 5 tuổi là dưới 180 hoặc trẻ trên 5 tuổi dưới 150 là bình thường. Điều cần làm là cho trẻ hạ sốt, ấn nhãn cầu và theo dõi.

Riêng đợt COVID-19 lần này với chủng Omicron, nhiều trẻ không sốt nhưng ngược lại có trẻ sốt rất cao và thường kéo dài từ 24-48 tiếng. Khi đó, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh, cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng liều. Phụ huynh rất hay cho trẻ uống không đủ liều. Cần nhớ, lấy cân nặng nhân cho 15mg paracetamol là ra liều lượng trẻ có thể sử dụng.

Trong những trường hợp trẻ không hạ sốt sau khi uống thuốc 1 giờ thì có thể xen kẽ ibuprofen 110mg/ kg cân nặng. Đa số những trẻ tôi theo dõi đều hồi phục nhanh.

Nếu trẻ sốt kèm theo chân tay lạnh hoặc lạnh run cũng là điều bình thường khi bị sốt, không nên trùm kín trẻ, vì sẽ làm nhiệt độ tăng cao hơn, có thể dẫn đến co giật. Trường hợp này nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt, lau người bằng nước ấm.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X