Hotline 24/7
08983-08983

BS Trương Hữu Khanh: 6 điều cần làm khi tiếp tục cách ly tại nhà

Khi bạn biết mình là F0 và đang ở nhà chờ đến khu điều trị cách ly hay được cách ly tại nhà, bạn cần lưu ý những hướng dẫn sau đây của bác sĩ Trương Hữu Khanh để đảm bảo an toàn cho bản thân và tránh lây bệnh cho người thân.

6 điều cần làm khi tiếp tục cách ly tại nhà

Thứ nhất, không được ra khỏi nhà cho tới khi ngành y tế cho phép

Thứ hai, xét nghiệm của bạn đã có kết quả nồng độ virus trong vùng họng thấp và sẽ giảm thêm vào những ngày tới, nên khả năng lây cho những người trong gia đình không cao.

Tuy nhiên bạn phải tuyệt đối thực hiện:

- Giữ khoảng cách trên 2m khi tiếp xúc với người nhà, mang khẩu trang và tấm che giọt bắn trong lúc được tiếp tế

- Nếu trong phòng chỉ có một mình, bạn không cần thiết phải mang khẩu trang thường xuyên

- Tình trạng bệnh của bạn đã ổn định nhưng bạn vẫn phải tự theo dõi sức khỏe của mình

- Tự theo dõi nhiệt độ mỗi ngày, nếu có lo lắng và bất thường thì liên lạc với nhân viên y tế

Thứu ba, ể tăng sức đề kháng nhằm giúp bệnh mau khỏi, bạn cần:

- Uống đủ nước

- Ngủ đủ giấc

- Ăn đủ chất

- Vận động tập thể dục điều độ

Thứ tư, bảo đảm vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt:

- Ăn sạch uống sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm

- Nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ: luôn mang khẩu trang khi đi vệ sinh, rửa tay sạch sau đi vệ sinh

Thứ năm, phòng ở phải thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh bề mặt xung quanh nơi bạn làm việc

Thứ sáu, nhân viên y tế sẽ liên hệ với bạn để làm xét nghiệm lại và quyết định khi nào bạn được hòa nhập với cộng đồng.

Những điều cần biết khi bạn là F0 đang ở nhà chờ đến khu điều trị cách ly hay được cách ly tại nhà

Đầu tiên, hết sức bình tĩnh không hoảng loạn cùng chia sẻ chăm sóc sức khỏe cho nhau. Sự hoảng loạn của bạn có thể làm bạn khó thở do yếu tố tâm lý.

Thứ hai, nếu bạn là đối tượng nguy cơ như dư cân đến mức béo phì, trên 60 tuổi, có bệnh nền chưa điều trị ổn định nên liên lạc ngay với y tế địa phương để chuẩn bị cách ly.

Thứ ba, nếu bạn không là đối tượng nguy cơ thì đa số bạn sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày.

Thứ tư, bạn có thể không có triệu chứng gì hết cho đến khi khỏi bệnh.

Thứ năm, bạn có thể có những triệu chứng giống như mình đã từng bị cảm, viêm họng trước đây rồi triệu chứng hết dần và khỏi bệnh.

Thứ sáu, bạn nên thực hiện các việc sau:

- Tuyệt đối không ra khỏi nhà cho tới khi được phép của ngành y tế

- Rất có thể bạn sẽ lây thêm cho các thành viên khác trong gia đình, ngoại trừ tất cả gia định bạn đã mắc bệnh

- Giữ khoảng cách trên 2m khi tiếp xúc với người  nhà, mang khẩu trang và tấm che giọt bắn trong lúc được tiếp tế

- Nếu trong phòng chỉ có một mình, bạn không cần thiết phải mang khẩu trang thường xuyên

Thứ bảy, để bảo đảm tăng sức đề kháng, tránh nhiễm thêm tác nhân gây bệnh khác, bạn cần:

- Uống đủ nước

- Ngủ đủ giấc

- Ăn đủ chất: bạn cố gắng ăn thành nhiều bữa vì khi có triệu chứng giảm vị giác và khứu giác bạn sẽ rất khó ăn uống

- Vận động tập thể dục điều độ

- Bảo đảm vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt:

- Ăn sạch uống sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm

- Nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ: luôn mang khẩu trang khi đi vệ sinh, rửa tay sạch sau đi vệ sinh

Thứ tám, theo dõi và xử trí các triệu chứng thông thường:

- Bạn xử trí các triệu chứng thông thường như những lần bị cảm cúm, viêm họng trước kia; Hạ sốt, giảm đau, giảm ho khi có triệu chứng. Nếu không có triệu chứng bạn không nên uống thuốc ngừa.

- Theo dõi nhiệt độ mỗi ngày.

Thứ chín, theo dõi xử trí các triệu chứng nguy cơ trở nặng

Nếu có các triệu chứng sau đây có thể bạn đang thiếu oxy hay do quá hoảng loạn, bạn cần báo liền cho cơ quan y tế:

• Khó thở:

- Đang nằm ngữa dễ thở nhưng cảm thấy ngộp thở phải ngồi dậy.

- Đang ngồi ngữa dẽ thở nhưng cảm thấy khó thở phải ngồi thẳng lưng

• Nhịp thở nhanh trên 20 lần/ phút

• Nồng độ oxy máu đo ở đầu ngón tay (nếu có) dưới 95%

• Đau hoặc tức ngực thường xuyên.

• Không tỉnh táo

• Da, móng tay, môi nhợt nhạt hay tím tái

- Trong lúc chờ để được đưa đi điều trị bạn nên thực thiện các bước sau:

• Tập hít thở sâu: hít vào bằng mũi sâu tới mức phình bụng, thở ra từ từ bằng miệng hết tới mức bụng xẹp.

• Nếu thực hiện như vậy có hiệu quả thì tiếp tục hít thở sâu thực hiện như vậy. Nếu nhiều nhịp không hiệu quả bạn chuyển sang nằm sấp để thở.

Thứ mười, nhân viên y tế sẽ liên hệ với bạn để làm xét nghiệm lại và quyết định khi nào bạn được hòa nhập với cộng đồng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X