Hotline 24/7
08983-08983

Biến thể virus ở Ấn Độ là từ 15 đột biến chuyên biệt; Anh: trò chơi điện tử có thể chữa chứng đờ đẫn ở bệnh nhân COVID-19

Biến thể B.1.617 dễ lây lan hơn nhưng không chắc gây chết người nhiều hơn. Một số nhà khoa học đã tìm ra các trò chơi điện tử giúp bệnh nhân phục hồi trí nhớ và chức năng hoạt động từ chứng đờ đẫn do nhiễm virus SARS-CoV-2.

Biến thể virus ở Ấn Độ là từ 15 đột biến chuyên biệt

Mặc dù biến thể B.1.617 mang đột biến kép nên dễ lây hơn nhưng vẫn còn quá sớm để khẳng định biến thể này gây chết người nhiều hơn. TS Benjamin Davido ở Bệnh viện Raymond-Poincaré tại Garches (Pháp) xác nhận "chúng ta chưa biết nhiều về khả năng gây chết người của biến thể ở Ấn Độ". Ngoài ra, cần lưu ý một số đặc điểm khác của biến thể B.1.617.

Biến thể mang đột biến E484Q, do đó sẽ kháng lại các kháng thể mạnh hơn, như vậy có thể làm giảm khả năng miễn dịch dù đến nay vấn đề này chưa được chứng minh.

Do đó, Cơ quan Y tế công cộng quốc gia Pháp (SPF) cảnh báo người đã tiêm vắc xin hoặc đã nhiễm COVID-19 có thể sẽ không được bảo vệ đầy đủ để chống lại biến thể B.1.617.

Không phải là nguyên nhân duy nhất thúc đẩy dịch bùng phát

Mặc dù biến thể B.1.617 dễ lây lan hơn nhưng các nhà khoa học vẫn còn thận trọng về tác động của biến thể mới này đối với tình hình COVID-19 ở Ấn Độ vì còn nhiều yếu tố khác có thể tác động.

Ngày 8/4, Cơ quan Y tế công cộng quốc gia Pháp lưu ý tình hình COVID-19 ở Ấn Độ xấu đi còn do nhiều cuộc tụ tập đông người gần đây và người dân ít quan tâm phòng ngừa.

TS virus học Shahid Jameel giải thích dân Ấn Độ đã tập trung đông người trong các cuộc bầu cử quốc gia và địa phương gần đây và trong lễ hội Kumbh Mela với hàng triệu tín đồ Ấn giáo trầm minh dưới sông Hằng.

Trên thực tế biến thể B.1.617 dường như lây nhiễm phổ biến ở một số vùng. Tại bang Maharashtra, biến thể B.1.617 chiếm hơn 55% số ca nhiễm so với từ 15-20% vào tháng 3/2021. Tuy nhiên, cần xem xét thận trọng số liệu này vì xét nghiệm giải trình tự gen chưa phổ biến ở Ấn Độ.

Cơ quan Y tế công cộng quốc gia Pháp cho biết biến thể B.1.617 đã được phát hiện không thường xuyên ở Anh, Đức, Canada, Singapore và Guadeloupe (Pháp).

Trang web outbreak.info (Mỹ) dựa trên dữ liệu từ nền tảng quốc tế GISAID cho biết một số ca nhiễm biến thể B.1.617 cũng đã được phát hiện tại Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý.

Anh: Nghiên cứu trò chơi điện tử có thể chữa chứng đờ đẫn ở bệnh nhân COVID-19

Theo nhật báo Anh Independent, các nhà khoa học dự định áp dụng việc sử dụng trò chơi điện tử như một liệu pháp có khả năng điều trị rối loạn tăng động một cách hiệu quả. Họ làm cách này để theo dõi phương pháp can thiệp bằng trò chơi điện tử có thực sự giúp ích đối với người lớn bị chứng đờ đẫn do nhiễm COVID-19.

Trong suốt đại dịch COVID-19, rõ ràng một nhóm người nhỏ từ nhóm bệnh nhân hết bệnh nhưng bị nhận thức thấp và khó làm các việc sinh hoạt hằng ngày như người khác.

Mối quan hệ giữa nhiễm virus SARS-CoV-2 và suy giảm nhận thức vẫn chưa rõ. Một số nghiên cứu đã cho biết tình trạng thiếu tập trung và mất khả năng tự học gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân phục hồi từ triệu chứng COVID-19.

Theo một nghiên cứu quy mô rộng được thực hiện ở 236.000 bệnh nhân nhiễm COVID-19 đăng trong tạp chí Lancet (mục tâm thần học), cứ ba người nhiễm COVID-19 sống sót có một người gặp vấn đề về tâm thần hoặc rối loạn thần kinh. Bệnh nhân đó bị giảm trí nhớ, đột quỵ hay xuất huyết trong 6 tháng.

Bệnh viện Weill Cornell Medicine ở Mỹ thực hiện nghiên cứu khác nhau trên 57 bệnh nhân đang phục hồi khả năng hoạt động sau khi nhập viện vì nhiễm COVID-19. 81% người bệnh bị suy giảm trí nhớ. 55% số bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng mất trí nhớ khi làm việc và 46% ca bệnh bị mất tập trung.

Các nhà khoa học thuộc bệnh viện Weil Cornell Medcine cùng với đồng nghiệp từ Trung tâm y khoa thuộc Đại học Vanderbilt ở Mỹ thực hiện cuộc thử nghiệm lâm sàng này nhằm tìm hiểu tính hiệu quả của trò chơi AKL-101. Akikli Interactive tạo ra trò chơi này nhằm cải thiện nhận thức và khả năng hoạt động cho các bệnh nhân vừa phục hồi sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

James Jackson, phó giám đốc Trung tâm Chăm sóc tích cực thuộc Đại học Vanderbilt cho biết việc thiết kế kỹ thuật Akili và các trò chơi điện tử tương tự chính là hướng đến việc chữa trị các triệu chứng giống với bệnh suy giảm nhận thức.

Cuộc thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trên 100 bệnh nhân phục hồi từ COVID-19 có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên nhưng bị suy giảm trí nhớ và nhận thức. Cuộc thử nghiệm sẽ sử dụng ít nhất một biện pháp gây chú ý và giúp bệnh nhân hoạt động trong suốt quá trình sàn lọc sơ bộ.

Theo Worldometers, tính đến chiều ngày 21/4/2021, tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Anh là 4.393.307 người và tổng số ca tử vong ở quốc gia này là 127.307 người.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X