Hotline 24/7
08983-08983

Biến thể Ấn Độ xuất hiện tại Nhật và Indonesia; chúng ta biết gì về biến thể này?

Giới chức y tế Tokyo ngày 27/4 ghi nhận tổng cộng 828 ca mắc COVID-19, cao nhất kể từ ngày 26/1/2021. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang gấp rút xây dựng một trung tâm tiêm chủng quy mô chưa từng có ở Tokyo.

Biến thể Ấn Độ xuất hiện tại Nhật, Tokyo ghi nhận kỷ lục ca mắc COVID-19

Hôm 25/4, đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 4, chính quyền Nhật Bản đã lần thứ 3 ban bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và một số thành phố lớn, đông dân. Động thái diễn ra trong bối cảnh khi còn chưa đầy 90 ngày nữa là đến Thế vận hội Olympic.

Theo báo Japan Times của Nhật Bản, số ca mắc COVID-19 mới tại Tokyo đã tăng sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp. Ngày 27/4 chứng kiến "kỷ lục" về số ca nhiễm ở thủ đô của Nhật Bản với 828 ca mới - mức cao nhất kể từ ngày 26/1.

Điều đáng lo ngại, theo Japan Times, là biến thể virus corona dễ lây lan tại Ấn Độ đã xuất hiện ở Nhật Bản. Giới chức y tế xác nhận đã phát hiện 20 ca mắc biến thể Ấn Độ nhưng được cách ly từ lúc nhập cảnh, chưa ghi nhận lây lan trong cộng đồng.

Trong thông báo ngày 27/4 trên Twitter chính thức, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết Thủ tướng Suga Yoshihide đã ra lệnh thành lập một trung tâm tiêm chủng quy mô lớn tại Tokyo. Trung tâm sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 27/5 và tiêm chủng cho tất cả người dân ở Tokyo cùng 3 tỉnh xung quanh.

Theo truyền thông địa phương, trung tâm tiêm chủng nói trên sẽ sử dụng vắc xin của Hãng dược Mỹ Moderna, với công suất 10.000 người được tiêm mỗi ngày.

Nhật Bản bắt đầu tiêm vắc xin cho người lớn tuổi trong tháng này, nhưng chỉ khoảng 1,5% trong tổng số 126 triệu dân của đất nước đã được tiêm chủng, theo một thống kê của Hãng tin Reuters.

Chương trình tiêm chủng của Nhật Bản phụ thuộc phần lớn vào vắc xin Pfizer. Tuy nhiên việc nhập khẩu loại vắc xin này đang gặp khó khăn, với số lượng vắc xin nhập về nhỏ giọt.

Nhật Bản đã đặt hàng 50 triệu liều vắc xin Moderna và 120 triệu liều AstraZeneca. Tính đến ngày 27/4, Nhật ghi nhận khoảng 564.000 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 9.969 trường hợp tử vong.

Manơcanh đeo khẩu trang được đặt bên ngoài một trung tâm mua sắm ở Tokyo ngày 22-4 - Ảnh: Reuters

Biến thể mới của SARS-CoV-2 từ Ấn Độ đã thâm nhập Indonesia

"Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được cho là nguyên nhân hàng đầu gây tăng đột biến số ca bệnh COVID-19 ở Ấn Độ cũng đã xâm nhập Indonesia. Có 10 người đã bị nhiễm virus này" - trang Tempo dẫn lời Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin của Indonesia trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 26-4.

Hiện nay có hai biến thể virus mới được cho là đã khiến số ca COVID-19 tăng cao tại Ấn Độ chính là B117 và B1617. Tuy nhiên, ông Budi không tiết lộ thêm chi tiết 10 người trên đã nhiễm biến thể nào.

Trong khi đó, người phát ngôn cho chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 của Bộ Y tế Indonesia - bà Siti Nadia Tarmizi cho biết biến thể virus mà ông Budi đề cập là B117. "Bộ trưởng Budi đã nói rằng biến thể B117 được phát hiện hôm 25/4" - bà Nadia nói.

Ông Budi cho biết 6 trong số 10 người nhiễm biến thể virus trên là các ca "nhập khẩu". Số ca còn lại là các ca lây nhiễm cộng đồng, gồm 2 ca ở Sumatra, 1 ca ở Tây Java và 1 ca ở Nam Kalimantan. Do đó, ông Budi yêu cầu chính quyền các khu này cảnh giác hơn trong công tác giám sát biến thể virus mới từ Ấn Độ nhằm ngăn ca nhiễm tăng vọt.

[DAP]

Chúng ta biết gì về biến thể virus SARS-CoV-2 Ấn Độ?

Biến thể Ấn Độ là một biến thể đang được nhiều người quan tâm. Theo hãng thông tấn DW, biến thể này xuất hiện ở các quốc gia như Đức, Bỉ, Anh, Thụy Sĩ, Mỹ, Úc và Singapore.

Biến thể virus SARS-CoV-2 đóng vai trò gì?

Biến thể mới chính là thủ phạm khiến số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh một cách bất chợt.

Một số chuyên gia y tế lo ngại với biến thể Ấn Độ vì nó có thể trở thành dạng biến thể “siêu đột biến”. Biến thể này sẽ tiếp tục lây lan toàn cầu.

Tedors Ahanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố rằng ông “vô cùng lo ngại” với tình hình COVID-19 đang diễn ra tại Ấn Độ.

Biến thể Ấn Độ đã lây sang nhiều quốc gia khác. Các quan chức y tế đã phát hiện biến thể B.1.617 tại Đức, Bỉ, Anh, Thụy Sĩ, Mỹ, Úc và Singapore. Bộ y tế Anh đã ghi nhận 77 ca nhiễm Ấn Độ hôm ngày 16/4/2021.

Vì sao biến thể Ấn Độ nguy hiểm?

Biến thể Ấn Độ có hai dạng đột biến của protein gai có trong virus SARS-CoV-2.

Protein gai cho phép virus xâm nhập vào cơ thể và khiến người đó bị nhiễm COVID-19. Virus SARS-CoV-2 có thể lây lan nhanh khắp cơ thể người bệnh khi nó tránh được những kháng thể của hệ miễn dịch hay kháng thể được vắc xin tạo ra.

Các chuyên gia y tế khẳng định một người đã phục hồi sau khi nhiễm COVID-19 hay đã được chủng ngừa virus SARS-CoV-2 có thể không có khả năng để chống lại được biến thể mới này như các dạng virus khác.

Biến thể Ấn Độ có điểm gì đặc biệt?

Biến thể Ấn Độ có dạng đột biến là E484Q và E484K.

Dạng đột biến E484Q được phát hiện ở biến thể Nam Phi (B.1.353). Dạng đột biến E484K xuất hiện ở biến thể Brazil (P1).

Trong một số trường hợp, dạng đột biến của biến thể Ấn Độ được phát hiện ở biến thể Anh (B.1.1.7).

Virus SARS-CoV-2 cũng chứa nhiều dạng đột biến khác chẳng hạn như L452R. Dạng đột biến này được phát hiện ở biến thể California (B.1.429). Biến thể Đức cũng mang dạng đột biến này.

Đây là một biến thể đáng quan tâm hay đáng lo ngại?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa biến thể Ấn Độ vào danh sách “Các biến thể đáng quan tâm”. Điều này có nghĩa là biến thể B.1.617 vẫn đang được theo dõi. Tuy nhiên tại thời điểm này, biến thể này chưa phải là mối lo ngại lớn.

Ở bang Maharashtra, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 có liên quan đến biến thể B.1.617 chiếm hơn 60%. Kết quả này được dựa theo số ca nhiễm đã được dựa theo trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 có liên quan đến nguồn gốc.

Tuy nhiên, các quan chức y tế Ấn Độ nói rằng số ca nhiễm đang được thống kê một cách liên tục vẫn còn quá thấp để đưa ra kết luận chính xác.[/DAP]

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X