Hotline 24/7
08983-08983

Bí ẩn gì giúp châu Phi tránh được sự tàn phá của COVID-19?

Trái ngược với dự đoán ban đầu, châu Phi đã tránh được hậu quả tàn khốc do của dịch COVID-19 dù tỷ lệ chủng ngừa rất thấp. Nguyên nhân đằng sau vẫn chưa được lý giải, tuy nhiên, giới khoa học khẳng định châu lục này vẫn cần vắc xin COVID-19.

Zimbabwe: người dân buông lỏng việc đeo khẩu trang

Tại khu chợ ở một thị trấn nghèo bên ngoài thủ đô Harare của Zimbabwe, hầu hết người trong chợ không đeo khẩu trang. Một số người vẫn đem khẩu trang theo bên mình nhưng chỉ là để tránh bị phạt khi gặp cảnh sát. Câu chuyện về COVID-19 dường như bị đẩy lùi về quá khứ. Các buổi hội họp, biểu diễn văn nghệ và những cuộc tụ họp gia đình đã quay trở lại, theo AP đưa tin.

Đầu tuần qua, Zimbabwe chỉ ghi nhận 33 trường hợp mắc COVID-19 mới và không có trường hợp tử vong nào. Điều này tương tự với sự suy giảm của dịch bệnh trên khắp châu lục trong thời gian gần đây.

Mặc dù vẫn chưa rõ con số thống kê cuối cùng của COVID-19 sẽ là bao nhiêu, kịch bản thảm khốc theo các chuyên gia dự đoán vẫn chưa thành hiện thực ở Zimbabwe và phần lớn lục địa châu Phi.

Tuy nhiên, cần lưu ý là việc thu thập dữ liệu chính xác về dịch bệnh rất khó khăn, đặc biệt là ở các quốc gia châu Phi, do hệ thống giám sát "chắp vá".

Trẻ em Zimbabwe trở lại trường học sau khi COVID-19 gián đoạn làn sóng thứ ba - ảnh: UNICEFZimbabwe/2021/Tsvangirayi Mukwazhi

Bí ẩn gì giúp châu Phi vượt qua đại dịch, có phải do tiền sử bệnh sốt rét?

Châu Phi không có vắc xin và các nguồn lực để chống lại COVID-19 như châu Âu và Mỹ. Chưa tới 6% người dân ở châu Phi được tiêm chủng đầy đủ. Thế nhưng trong nhiều tháng, WHO mô tả châu Phi là “một trong những khu vực ít bị ảnh hưởng nhất trên thế giới” . Một điều gì đó “bí ẩn” đang xảy ra ở châu Phi khiến các nhà khoa học bối rối.

Họ đưa ra giả thuyết dân số trẻ với độ tuổi trung bình thấp hơn nhiều so với tây Âu, cùng với tỷ lệ đô thị hóa thấp, người dân làm việc ở ngoài trời nhiều hơn có thể đã giúp người dân châu Phi không phải đối mặt với những hậu quả chết người của COVID-19.

Một số nghiên cứu đang thăm dò những nguyên nhân khác, bao gồm cả yếu tố di truyền hoặc tiền sử nhiễm ký sinh trùng. Ở những bệnh nhân COVID-19 có tỷ lệ phơi nhiễm với bệnh sốt rét cao, nguy cơ chuyển biến nặng hoặc tử vong thấp hơn những người ít tiền sử mắc bệnh, có khả năng việc mắc bệnh sốt rét trong quá khứ có thể “làm giảm” xu hướng hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch trên cơ thể người khi mắc COVID-19. Điều này vẫn cần được nghiên cứu thêm.

Dữ liệu của WHO cho thấy số ca tử vong ở châu Phi chỉ chiếm 3% tổng số ca tử vong toàn cầu. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 46% và 29%.

Vắc xin COVID-19 cho châu Phi có cần thiết nữa không?

Mặc dù có nhiều tín hiệu khả quan như vậy, tình không có nghĩa là châu Phi không cần vắc xin.

Theo Salim Abdool Karim, nhà dịch tễ học tại Đại học KwaZulu-Natal và từng là cố vấn cho chính phủ Nam Phi về COVID-19, vẫn cần phải tiêm phòng tất cả người dân để chuẩn bị cho đợt bùng phát tiếp theo. Ông lo ngại về khả năng có thêm nhiều trường hợp COVID-19 từ châu Âu tràn sang lục địa này.

Các bác sĩ tại Zimbabwe trân trọng khoảng thời gian được “thoát khỏi” COVID-19, nhưng họ lo sợ rằng đó chỉ là tạm thời, họ kêu gọi mọi người nên đề cao cảnh giác.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X