Hotline 24/7
08983-08983

Béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ như thế nào?

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ có thể khiến bạn bị sa sút trí tuệ hoặc tăng khả năng mắc bệnh đột quỵ. Để hiểu thêm về mối liên hệ, diễn biến và cách phòng tránh, hãy cùng theo dõi phần tư vấn của PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan.

1. Mức độ nguy hiểm của béo phì?

Thưa PGS, theo thống kê thì các quốc gia có tỷ lệ người béo phì cao cũng là những nước có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất. Vì vậy có ý kiến rằng “đại dịch COVID-19 hé lộ ‘đại dịch béo phì’”. Theo PGS, béo phì nguy hiểm như thế nào, và có xứng đáng để gọi là “đại dịch” không ạ?

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan:

Béo phì đúng là cực kỳ nguy hiểm, nhưng nếu so với các quốc gia khác như Mỹ thì Việt Nam chưa đến mức đáng sợ. Tuy nhiên, một vấn đề đang được lo lắng là trẻ nhỏ bị béo phì.

Mọi người ai cũng biết, khi bị béo phì sẽ rất khó để giảm cân. Chưa kể, nó còn có thể gây viêm các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là làm nhỏ mạch máu. Những mạch máu nhỏ nhất sẽ là nơi dễ bị nguy hiểm nhất. Trong đó, 2 mạch máu có thể khiến chúng ta đột tử đó là mạch máu ở não và tim, thường được gọi nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Ngoài ra, béo phì còn dẫn đến cao huyết áp, tiểu đường, ung thư, bệnh túi mật, viêm khớp, đau khớp, gout, ngáy, ngưng thở khi ngủ.

Béo phì gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, nhất là những người béo phì nhiễm COVID-19 tình trạng sẽ rất nặng và phải chạy ECMO suốt nhiều tháng.

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan là Chủ tịch hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng TPHCM; ủy viên BCH Hội Hô hấp TPHCM; thành viên GARD - WHO, thành viên GLI, thành viên GINA, GOLD, ARIA.

2. Béo phì và đột quỵ có mối liên hệ như thế nào?

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các kênh truyền thông sức khỏe thì các cảnh báo về bệnh lý nguy hiểm được nhắc tới nhiều hơn, trong đó có đột quỵ. Vậy giữa béo phì và đột quỵ có mối liên quan như thế nào, PGS có thể giải thích cho mọi người được biết?

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan:

Mỡ máu đặc trưng bởi Cholesterol, hay còn gọi là lipid máu, nếu đóng ở trong thành mạch máu sẽ từ tim di chuyển đến động mạch chủ thường không an toàn trong béo phì. Khi càng lên cao, mỡ sẽ chia nhánh nhỏ và đi qua từng cơ quan của cơ thể. Lúc này mạch máu nhỏ bị xơ vữa, sẽ gây ra tình trạng tắc mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim, nặng hơn nữa là đột tử.

Hiện, bệnh này ngày càng trẻ. Trước kia tình trạng đột tử chỉ xảy ra ở người 60 tuổi, nhưng giờ người 20-30 tuổi có thể bị nhồi máu cơ tim.

Bên cạnh đó, khi mạch máu bị vỡ, người bệnh có thể bị xuất huyết não hoặc thuyên tắc bởi cục máu đông dẫn đến tình trạng nhồi máu não. Đây là 2 dạng chính của đột quỵ.

Do vậy, khi có dấu hiệu của đột quỵ như liệt một bên cơ thể, méo mặt, không cười được, nói ngọng, kèm tiền căn béo phì, cao huyết áp, tiểu đường cần đi đến bệnh viện có trung tâm đột quỵ càng sớm càng tốt. Chúng ta không nên tốn thời gian bấm huyết, vắt nước chanh vào miệng bệnh nhân, có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

3. Nguy cơ béo phì dẫn đến đột quỵ tại Việt Nam ra sao?

Hiện nay, các trường hợp đột quỵ được báo chí đưa tin đa phần là liên quan tới thuốc lá, bia rượu, tăng huyết áp, tắm đêm… Vậy có phải là với thể trạng và thói quen của người Việt, nguy cơ béo phì dẫn đến đột quỵ là chưa cao không ạ?

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan:

Thực ra, nói chưa cao vì người dân Việt Nam chưa đến mức béo phì. Tuy nhiên, cần biết nguy cơ đột quỵ ở người béo phì là cực kỳ cao. Béo phì không do uống rượu, hút thuốc lá cũng góp phần khiến mạch máu tắc nghẽn, xơ cứng nhiều hơn. Ban đêm, người lớn tuổi mở cửa đi vệ sinh đột ngột bị lạnh vì mạch máu co lại khiến máu dồn lên não và mạch máu có thể vỡ ra gây đột quỵ.

Do đó, có thể khẳng định, béo phì luôn là nguy cơ lớn cho đột quỵ.

4. Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ?

Về chứng sa sút trí tuệ thì hiện nay được xác định do những nguyên nhân nào, thưa PGS?

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan:

Tình trạng này xảy ra do tuổi tác, thường là trên 65 tuổi. Sa sút trí tuệ ở người 45 tuổi thuộc dạng hiếm. Nguyên nhân đầu tiên là do thực phẩm. Người xưa có câu “Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất” rất đúng. Chúng ta ăn uống không đúng cách dẫn đến xơ vữa mạch máu, tế bào của não không được nuôi đầy đủ dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, nếu chung ta chịu khó tập thể dục thì máu sẽ được lưu thông và hormones tiết ra trong cơ thể.

Thứ 2, uống rượu là mối nguy cơ lớn của người Việt, số lượng người uống rượu ở Việt Nam được xếp hạng cao tại Châu Á. Hãy tránh uống rượu vì nó có thể gây sa sút trí tuệ và tâm thần.

Thứ 3, các yếu tố của bệnh tim mạch như xơ vữa mạch máu do béo phì, mỡ máu cao cũng có thể dẫn đến sa sút trí tuệ. Trong đó, tiểu đường là một rối loạn chức năng chuyển hóa của mỡ làm giảm sự nuôi dưỡng đến các mạch máu.

Thứ 4, thuốc lá cũng là mối nguy cơ cao của người Việt. Tuy nhiên, nước ta chưa quyết liệt trong cách làm giảm tỷ lệ hút thuốc. Tại các nước Châu Âu và Châu Mỹ đã quyết tăng giá thuốc lá, còn nước ta giá vẫn còn quá rẻ và nhiều xe bán thuốc lá lẻ.

Thứ 5, ô nhiễm không khí, trầm cảm cũng là yếu tố gây sa sút trí tuệ. Trong đó, bụi mịn có nhiều nguy hiểm vì nó xâm nhập vào phổi. Khi bụi đi vào máu nó sẽ đi khắp nơi, cho nên tất cả nguy cơ ung thư, hen xuyễn và COVID-19 đều có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Thứ 6, chấn thương vùng đầu của khiến bệnh nhân bị sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ có thể do các protein lây nhiễm được gọi là prion bị lắng đọng.

5. Béo phì làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ bằng cách nào?

Người béo phì thường cho chúng ta cảm giác họ vận động chậm chạp hơn, tuy nhiên, khá là khó hiểu việc béo phì cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Xin PGS lý giải cho mọi người được rõ: béo phì ảnh hưởng thế nào đến não và bằng cách nào làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ?

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan:

Béo phì là do dư lượng mỡ trong máu. Loại mỡ hay cholesterol xấu cực kỳ nguy hiểm nếu đọng lại trong mạch máu sẽ khiến các mạch máu bị hẹp dần, khiến m

áu lên não ít và dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Điều này cũng làm cho việc nuôi dưỡng tế bào não không còn sinh sống khỏe mạnh.

Người béo phì thường gắn liền với bệnh tiểu đường và chắc chắn thực đơn của người bị béo phì sẽ không lành mạnh. Bệnh nhân có quá nhiều năng lượng hay nhiều mỡ, ít chất xơ, nhưng lười vận động.

Mặt khác, những người bị béo phì thường dễ bị trầm cảm do người khác kỳ thị. Trầm cảm lại là yếu tố có thể đưa đến sa sút trí tuệ. Cho nên, tất cả mọi người cần kiểm soát thức ăn đưa vào cơ thể, kể cả lượng rượu và thuốc lá.

Béo phì sẽ ảnh hưởng sức khỏe và các hoạt động của cơ thể. Đặc biệt, khiến bạn đối diện với nguy cơ sa sút trí tuệ và đột quỵ.

Béo phì sẽ ảnh hưởng sức khỏe và các hoạt động của cơ thể. Đặc biệt, khiến bạn đối diện với nguy cơ sa sút trí tuệ và đột quỵ.

6. Người gầy sẽ không bị đột quỵ và sa sút trí tuệ, đúng hay sai?

Khá nhiều người dù ăn nhiều và ít vận động nhưng cơ thể vẫn mảnh mai, như vậy có phải là họ sẽ không có nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ như người béo phì không ạ?

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan:

Trên thực tế, tôi vẫn gặp người gầy nhưng mỡ máu cao, gầy ốm ăn nhiều có thể dẫn đến cường giáp. Do đó, tầm soát sức khỏe hằng năm rất quan trọng, thông qua việc siêu âm, chụp hình phổi, phân tích các chức năng trong cơ thể.

Người có thân hình mảnh mai chưa chắc phần mỡ của họ đã tốt. Vì vậy, những người bị cholesterol cao nên kiểm tra sức khỏe định kỳ.

7. Phương pháp để tính chỉ số khối cơ thể?

Một số người từ nhỏ đã có tạng người đầy đặn rồi và cả nhà ai cũng vậy. Họ băn khoăn rằng để xác định mình có thừa cân hay không thì việc tính BMI đã được chưa, hay còn phương pháp khác chính xác hơn không ạ?

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan:

Tổ chức Y tế thế giới khuyên nên làm BMI vì đây là phương pháp đơn giản nhất. Bằng cách lấy trọng lượng cơ thể chia cho chiều cao và bình phương lên là ra kết quả. BMI ở Việt Nam từ 18 đến 22.9 là tốt. Chúng ta giữ trong mức đó, nếu lên hơn hoặc bằng 25 sẽ thừa cân. 25 đến 29 là dấu hiệu tiền béo phì, chúng ta phải hết sức cảnh giác. Béo phì độ 1 là trên 30 đến 34.9, béo phì độ 2 là 35 đến 39.9 và độ 3 sẽ cao hơn nữa.

Một số đơn vị có máy đo và phân tích thành phần của cơ thể. Thông thường máy này được các trung tâm dinh dưỡng trang bị. Máy sẽ phân tích mỡ, các thành phần khác để bác sĩ dinh dưỡng tính toán lại cho bệnh nhân có vấn đề về dinh dưỡng.

8. Phẫu thuật có giúp giảm nguy cơ đột quỵ, sa sút trí tuệ do béo phì?

Theo PGS, việc phẫu thuật để giảm béo có giúp giảm nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ liên quan tới béo phì hay không?

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan:

Phẫu thuật giảm béo nghe hết sức nguy hiểm, vì đã có nhiều trường hợp gặp tai biến ở phòng phẫu thuật thẩm mỹ. Trước đây, có một biện pháp là hút mỡ. Đây là cuộc phẫu thuật có nguy cơ cao vì trong khi chúng ta hút mỡ, chắc chắn chúng ta làm tổn thương mạch máu khiến mạch máu vỡ. Hạt mỡ sẽ đi vào mạch máu và đi lên tim, phổi khiến chúng ta tử vong trong cuộc phẫu thuật.

Phẫu thuật giảm cân là ở ngoại biên và gây ra rất nhiều nguy cơ. Do đó, mọi người cần tập thể dục đúng để chỉnh sửa được các thành phần trong mỡ máu như đường và mỡ máu của mình.

9. Cách ngăn chặn đại dịch béo phì

Với người béo phì, việc giảm cân rất vất vả và nhiều người đã bỏ cuộc. Vì vậy, ngăn chặn béo phì từ sớm vẫn tốt hơn. Theo PGS, chúng ta có những cách nào để ngăn chặn “đại dịch” béo phì?

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan:

Béo phì là điều đáng lo ngại, chúng ta phải ngăn chặn khi trẻ còn nhỏ. Chế độ dinh dưỡng cần có bột, đường, dầu mỡ, thịt, trái cây vẫn đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, quốc gia chúng ta rất may mắn vì có trái cây để ăn mỗi ngày, nhưng tốt nhất nên chọn những loại trái cây ít đường để ăn. Ví dụ như cam, chanh, quýt, bưởi, thanh long, ổi, củ sắn, anh đào có nhiều vitamin C và chất xơ rất tốt cho cơ thể.

Ngược lại, các thức ăn hoàn toàn nguy hiểm cho sức khỏe và có thể gây nghiện như gà rán, nước ngọt. Các bậc phụ huynh nên cho con chế độ dinh dưỡng tốt và an toàn từ nhỏ. Cha mẹ không nên để con cái sa vào thực phẩm quá béo, nhiều đạm, thịt đỏ. Hãy cố gắng tập thể dục, chơi thể thao giúp giảm nguy cơ béo phì.

Theo Trọng Dy - Benhdotquy.net

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X