Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh thận là gì, triệu chứng nhận biết và cách phòng ngừa?

Tỷ lệ người mắc bệnh thận ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa vì lười uống nước, ăn mặn và uống rượu bia nhiều. Làm cách nào để bảo vệ bản thân trước căn bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh thận cho bạn.

I. Thế nào là bệnh thận?

Bệnh thận là bệnh khi thận của bạn bị tổn thương và không thể thực hiện chức năng lọc máu được.

Ước tính tại nước ta 5 triệu người bị bệnh thận và hàng năm phát hiện hơn 8.000 ca bệnh mới. Số bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu khoảng 800.000 trường hợp, chiếm 0,1% dân số.

II. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thận

Theo trang web Health Direct, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thận, trong đó thường gắp nhất là chấn thương thực thể, nhiễm trùng, u nang trong thận, dòng chảy ngược của nước tiểu từ bàng quang và các nguyên nhân liên quan đến di truyền. Thận cũng có thể bị tổn thương do lạm dụng một số loại thuốc giảm đau, thuốc kê đơn và thuốc tự ý dùng.

III. Những loại bệnh thận phổ biến ở Việt Nam

Ở Việt Nam, những loại bệnh thận phổ biến bao gồm suy thận, viêm cầu thận, sỏi thận, hội chứng thận hư, bệnh nang thận, ung thư thận, và viêm ống thận cấp. Những căn bệnh thận này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Nhưng phổ biến nhất là bệnh suy thận, sỏi thận và ung thư thận.

IV. Cách nhận biết bệnh thận

Những triệu chứng sau đây giúp ta nhận biết được bệnh thận: mệt, khó tập trung, khó ngủ, ăn uống không ngon miệng, chuột rút, da khô hay tái nhợt. Đây là những triệu chứng phổ biến của những người bệnh thận.

V. Những xét nghiệm nào giúp phát hiện bệnh thận

Ngày nay, các bác sĩ xác định bệnh thận của các bệnh nhân bằng cách xét nghiệm máu, acid uric, điện giải đồ, xét nghiệm nước tiểu, chụp CT. Với những biện pháp này các bác sĩ có thể phát hiện được người đó có bị bệnh thận hay không.

Tỷ lệ người mắc bệnh thận ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa vì lười uống nước, ăn mặn và uống rượu bia nhiều

VI. Bệnh thận ở những người bị bệnh mãn tính

Những người bị bệnh thận mãn tính là những người bị tiểu đường, huyết áp cao, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, và cấu trúc thận không bình thường.

Những người bị bệnh thận mãn tính sẽ có những triệu chứng như sau: bị mệt nhanh, ăn không ngon miệng, có bọng quanh mắt, đặc biệt là vào buổi sáng, bị chuột rút vào buổi tối, buồn nôn, thậm chí thở dốc.

Với những trường hợp này, chúng ta cần đưa người bị bệnh thận mãn tính đi gặp bác sỹ để tìm ra phương thức điều trị thích hợp trước khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng.

VII. Mức độ nguy hiểm của bệnh thận

Khi thận của bạn bị tổn thương, điều này sẽ khiến cho những chất cặn bã tích tụ trong cơ thể. Đến một lượng nào đó, chất cặn bã sẽ khiến cho thận bạn không còn hoạt động bình thường. Hiện tượng này cũng dẫn đến tình trạng máu không lưu thông được tới thận, nước tiểu đi ngược lên thận.

Khi bị bệnh thận, đây là những biến chứng căn bệnh này gây nên:

  • Tăng huyết áp một cách bất thường
  • Bệnh tim hay mạch máu càng trầm trọng
  • Xương bị yếu, tăng nguy cơ gãy xương
  • Thiếu máu
  • Tổn thương hệ thần kinh
  • Giảm khả năng sinh sản
  • Đau ngực
  • Phù chân và mắt cá
  • Nang xuất huyết
  • Nhiễm trùng

VIII. Phòng ngừa bệnh thận

Người bệnh thận mãn tính đừng nên ăn thức ăn có hàm lượng protein cao bởi một khi đã suy yếu, hai quả thận của chúng ta sẽ không thể lọc thải hết hàm lượng protein ra khỏi cơ thể.

Muốn thận khỏe mạnh, chúng ta cần ăn nhiều thức ăn chứa hàm lượng Vitamin cao và chứa nhiều chất chống oxy hóa. Thiếu những chất này, thận sẽ hoạt động không tốt. Mỗi người đều có chức năng hoạt động của thận khác nhau. Vì vậy chúng ta nên gặp chuyên gia chế độ dinh dưỡng nhằm tư vấn để có chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

Dinh dưỡng đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh thận

Về phần mình, chúng ta cũng nên biết đến một số loại thực phẩm cần sử dụng để thận được hoạt động tốt hơn:

1. Táo: đây là loại trái cây có chất nguồn pectin tốt, có chất xơ hòa tan có thể làm giảm mức độ cholesterol và glucose.

2. Súp lơ xanh: loại rau củ này có chứa Vitamin B, Vitamin C, và Vitamin K. Ngoài ra, súp lơ xanh có chứa hợp chất indol chống viêm.

3. Dầu cá Omega 3: Dầu cá có thể giúp sản xuất vài hóa chất mà cơ thể chúng ta không thể tiết ra. Hơn nữa, dầu cá có thể kiểm soát được máu đông và xây dựng các màng tế bào. Báo The New York Times cho biết uống dầu cá còn giúp bạn cải thiện tình trạng viêm khớp và giảm đau tim.

4. Rau bó xôi: theo một nguồn tin từ BBC, loại rau này cũng có Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K. Rau bó xôi không chỉ giúp cơ thể lọc thải chất cặn bã mà còn lầm tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ thính giác.

5. Tỏi: tỏi là một loại thuốc điều trị đã có từ thời Ai Cập cổ đại. Tỏi có chứa Vitamin B, canxi, magiê, kali… Theo Medical News Today, tỏi được dùng điều trị bệnh liên quan đến tim mạch và ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư não...

6. Khoai lang: theo tờ báo Anh The Times, khoai lang rất giàu vitamin C và vitamin B6, những loại vi lượng vô cùng quan trọng cho sức khỏe của não và hệ thần kinh. Loại khoai phổ biến này cũng là một nguồn cung cấp kali và magiê, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách điều hòa huyết áp. Bạn có thể ăn món này bằng cách nghiền ra hoặc nướng chúng.

7. Dầu ô liu: Theo Medical News Today, dầu ô liu là chất béo lành mạnh không thể thiếu trong bữa ăn ở những người Địa Trung Hải. Hiện nay, các nhà khoa học tìm hiểu ra rằng món dầu ô liu rất có ích cho hệ tim mạch. Loại dầu này được làm từ cây ô liu tự nhiên. Hơn nữa, khi chất béo không bão hòa đơn ổn định ở nhiệt độ cao, điều này sẽ làm cho dầu ô liu trở thành lựa chọn lành mạnh trong nhà biếp.

8. Cải xanh: loại rau củ này có chứa vitamin B, vitamin C, vitamin K, chất khoáng, và các hợp chất thực vật mạnh mẽ. Khi bạn ăn cải xanh, bạn sẽ bổ sung chất xơ nhằm lọc thải những chất cặn bã và bổ sung cho hệ tiêu hóa.

9. Ớt chuông: loại ớt này chứa nhiều vitamin A và vitamin C giúp thận hoạt động tốt, đặc biệt là những người bị tổn thương thận. Theo trang web Health Fitness Revolution, việc ăn ớt chuông có thể giúp chúng ta phòng ngừa được ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và cân bằng được cảm xúc.

Ngoài những thức ăn trên, sau đây là một số cách giúp bạn phòng ngừa bệnh thận đơn giản nhưng hiệu quả:

1. Đừng dùng thuốc tùy tiện, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin và thảo dược.

2. Hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hãy hỏi bác sĩ để có được một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.

3. Tuyệt đối không hút thuốc, nếu hút thuốc thì tình trạng bệnh thận sẽ trở nên tệ hại hơn.

4. Khi sử dụng thuốc, bạn cần theo dõi bệnh tình của bạn để báo cáo cho bác sĩ hoặc dược sỹ. Nếu bạn cần chắc ăn hơn thì có thể yêu cầu bác sĩ cho làm xét nghiệm để biết xem mình có bị bệnh thận hay không.

5. Hạn chế ăn đồ ăn có hàm lượng muối cao và uống ít nhất 2 đến 3 lít nước mỗi ngày.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X