Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh tay chân miệng: khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ đang vào mùa. Để nhận biết chính xác căn bệnh này ở trẻ và có biện pháp điều trị kịp thời, đòi hỏi bố mẹ phải có được những kiến thức cơ bản về triệu chứng cũng như dấu hiệu của bệnh.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người qua người, dễ trở thành dịch. Nguyên nhân gây bệnh do virus nên sẽ cải thiện sau 7 – 10 ngày (bệnh không liên quan tới bệnh lở mồm long móng ở động vật). Bệnh không có miễn dịch bền vững nên vẫn có nguy cơ mắc lại nếu gặp phải tác nhân gây bệnh.

Đối tượng mắc

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, bệnh xuất hiện rải rác trong năm, có xu hướng tăng cao ở các tỉnh phía Nam vào 2 thời điểm từ tháng 3 tới tháng 5 và từ tháng 9 tới tháng 12. Tay chân miệng chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, qua dịch tiết chứa virus của cơ thể: nước mũi, nước bọt, phân.

Cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng của trẻ để tránh gặp biến chứng nặng nề của bệnh tay chân miệng

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Bệnh thường gây viêm loét ở miệng, lưỡi hoặc họng khiến trẻ chán ăn, bỏ ăn, khó chịu quấy khóc. Ở ngón - lòng bàn tay chân, đầu gối, mông, bàn tay chân, miệng có nổi các nốt đỏ nhỏ hoặc nốt phỏng kích thước nhỏ và vừa

Cách điều trị

Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ, tăng cường kiểm soát dịch tiết của trẻ, bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, uống đủ nước để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Bên cạnh đó cần theo dõi sát để phát hiện sớm và điều trị biến chứng.

Cần đưa trẻ đi khám ngay khi nào?

Khi trẻ có những dấu hiệu sau, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

- Sốt > 39 độ C sau 2 tiếng dùng các loại hạ sốt thông dụng như paracetamol (liều 10 – 15mg/kg/lần)

- Thở nhanh, khó thở.

- Giật mình, lừ đừ, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.

- Đi loạng choạng.

- Sốt trên 48 giờ hoặc sốt kèm nổi ban trên cơ thể.

- Không ăn uống được bất kì thứ gì.

Chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà?

Nên chăm sóc vệ sinh cho trẻ bằng cách:

- Rửa tay đúng cách và thường xuyên bằng xà phòng, rửa trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Làm sạch vết bẩn, dụng cụ đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn.

- Không để trẻ tiếp xúc, ôm hôn, dùng chung đồ với người bị bệnh tay chân miệng.

- Không nên chọc vỡ bóng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da.

- Theo dõi diễn biến các tổn thương da và tình trạng chung của trẻ. Khi trẻ có những dấu hiệu như sốt cao, nhức đầu, nôn ói nhiều, lơ mơ, giật mình chới với, co giật, mệt nhiều cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị các biến chứng của bệnh.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X