1. Bệnh nhân tim mạch bị phù sẽ được điều trị như thế nào?
2. Khi bệnh nhân tim mạch bị phù, cần lưu ý điều gì về ăn uống? Có cần giảm uống nước không?
3. Trong sinh hoạt, vận động, bệnh nhân tim mạch bị phù cần lưu ý, kiêng cữ điều gì không?
4. Ở người bệnh tim mạch bị phù, massage có giúp giảm phù không?
5. Người bệnh tim mạch cần làm gì để phòng tránh tình trạng bị phù?
Tiếp theo bài trước: Bệnh tim mạch có thể gây phù ở những vị trí nào trên cơ thể?
Điều trị phù trong suy tim bao gồm việc thay đổi chế độ sinh hoạt và dùng thuốc lợi tiểu.
Muối (bản chất là Natri) trong cơ thể càng nhiều thì càng làm tăng tình trạng giữ nước và phù càng rõ ràng hơn. Vì vậy, một trong những yêu cầu tiên quyết trong chế độ ăn của người bệnh suy tim là hạn chế tối đa lượng muối đưa vào cơ thể. Lượng natri trong mỗi bữa ăn không quá 2g (2 gram), và tốt nhất là dưới 1.5g. Những bệnh nhân suy tim nặng cần loại bỏ muối hoàn toàn.
Người bệnh suy tim nên giảm uống nước khi gặp triệu chứng khó thở, phù. Bệnh nhân nên uống tối đa 1 lít/ngày và tốt nhất chỉ nên uống khi thấy khát. Lượng nước uống ngoài bữa ăn phải bằng số lượng nước tiểu trong 24h cộng thêm 300 ml.
Phù do suy tim là sự ứ trệ dịch tuần hoàn trong cơ thể, do đó người bệnh cần tăng cường vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để lưu thông tuần hoàn khắp cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân suy tim chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga... Tránh tập quá sức cũng là yếu tố khởi phát làm nặng thêm tình trạng suy tim.
Theo các nghiên cứu, thuốc lợi tiểu là thuốc giúp giảm triệu chứng phù và là lựa chọn hàng đầu trong điều trị suy tim. Cơ chế chính là tăng khả năng bài tiết nước tiểu, giúp bệnh nhân loại bỏ bớt lượng dịch và muối dư thừa trong cơ thể. Bên cạnh đó, lợi tiểu còn có tác dụng kháng lại hormon aldosteron, ức chế tái hấp thu nước và natri tại ống thận, qua đó cũng hạn chế được tình trạng dư thừa dịch.
Các nhóm lợi tiểu thường dùng là: lợi tiểu quai (Furosemid, Indapamid...), lợi tiểu Thiazid và lợi tiểu kháng aldosteron (Spironolacton). Chỉ định của mỗi loại là khác nhau, tùy từng đối tượng mà bác sĩ sẽ sử dụng loại phù hợp hoặc kết hợp khi cần thiết.
Thuốc lợi tiểu có tác dụng phụ là ảnh hưởng đến các chất điện giải, đặc biệt là kali (có thể tăng hoặc hạ kali), nên được dùng buổi sáng, hạn chế dùng ban đêm sẽ gây tình trạng tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh.
Khi dùng thuốc lợi tiểu gây hạ kali máu (nhóm Thiazid, nhóm lợi tiểu quai) thì chế độ ăn hàng ngày bạn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu kali như chuối, cam hay các loại rau họ cải như cải bó xôi, súp lơ, cải bắp...
Khi dùng nhóm lợi tiểu kháng aldosteron gây tăng kali máu thì bệnh nhân suy tim cần hạn chế các thực phẩm có nhiều kali và nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, phô mai... để tránh biến chứng hạ kali và bổ sung canxi giúp bảo vệ tế bào cơ tim tốt hơn.
Người bệnh suy tim bị phù cần có một thực đơn khoa học, đủ chất với những nguyên tắc chung sau:
Hạn chế muối và các thực phẩm giàu natri:
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ:
Cân bằng lượng kali trong khẩu phần ăn:
- Khoáng chất quan trọng nhất để duy trì hoạt động của tim chính là kali.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân suy tim thường sử dụng thuốc lợi tiểu nên sẽ làm biến đổi lượng kali trong cơ thể. Khi dùng thuốc lợi tiểu gây hạ kali máu (nhóm Thiazid, nhóm lợi tiểu quai) thì chế độ ăn hàng ngày bạn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu kali như chuối, cam hay các loại rau họ cải như cải bó xôi, súp lơ, cải bắp...
Khi dùng nhóm lợi tiểu kháng aldosteron gây tăng kali máu thì bệnh nhân suy tim cần hạn chế các thực phẩm có nhiều kali và nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, phô mai... để tránh biến chứng hạ kali và bổ sung canxi giúp bảo vệ tế bào cơ tim tốt hơn.
Hạn chế chất béo và thực phẩm sinh hơi:
Kiểm soát lượng nước:
Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá:
Rượu, đồ uống có cồn, cà phê có chứa các chất ức chế thần kinh sẽ gây hại trực tiếp lên cơ tim khiến cho tình trạng bệnh sẽ ngày càng diễn biến xấu đi.
Thuốc lá chứa nicotin gây kích thích bài tiết epinephrine vào máu khiến tim làm việc mạnh hơn. Từ đó, mạch máu co nhanh gây tăng huyết áp, trương động mạch, tạo cảm giác khó thở, tức ngực, đau ngực cho người bệnh tim.
Phù do suy tim là sự ứ trệ dịch tuần hoàn trong cơ thể, do đó người bệnh cần tăng cường vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để lưu thông tuần hoàn khắp cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân suy tim chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga... Tránh tập quá sức cũng là yếu tố khởi phát làm nặng thêm tình trạng suy tim.
Theo đông y (y học cổ truyền), massage giúp cho máu huyết lưu thông, có thể giúp ích trong một số trường hợp phù như suy van tĩnh mạch - đẩy nhanh hồi lưu tĩnh mạch về lại tim.
Tuy nhiên, cơ chế chính gây phù trong suy tim là vấn đề tại tim và thận, do đó massage không tác động được lên hai cơ chế này vì thế hiệu quả giúp giảm phù trong suy tim là rất ít.
Trường hợp suy tim nhẹ, phù nhẹ ở mắt cá chân thì massage mới có hiệu quả giảm phù và giảm tê nhanh, tương tự như suy van tĩnh mạch. Còn đối với suy tim nặng thì massage không có hiệu quả.
Việc phòng tránh phù cũng giống như điều trị phù, đó là: