Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh đậu mùa khỉ đã có thuốc điều trị và vắc xin phòng ngừa chưa?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có cảnh báo lây nhiễm đậu mùa khỉ ở nhóm nguy cơ cao, như phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch và trẻ em. Vậy đậu mùa khỉ ở những nhóm người này có gây bệnh nặng và khó điều trị hơn? Bệnh đã có thuốc đặc trị và vắc xin phòng ngừa chưa? BS Trương Hữu Khanh đã giải đáp các thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh đậu mùa khỉ gây bệnh nặng hơn ở trẻ em, phụ nữ mang thai, suy giảm miễn dịch?

Thưa BS, đậu mùa khỉ có gây biến chứng nặng hơn và nhanh hơn so ở nhóm người nguy cơ cao như WHO đang cảnh báo?

Cảnh báo này xuất phát từ đậu mùa người. Bởi vì đậu mùa người cũng tấn công những đối tượng nguy cơ là trẻ em, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch. Thực tế, hiện nay đậu mùa khỉ ở những quốc gia như Congo, Syria thỉnh thoảng có tấn công trên những nhóm đối tượng này. Đây là nguy cơ nên Tổ chức Y tế thế giới - WHO mới đưa ra cảnh báo.

2. Vì sao nhiều người bị đậu mùa khỉ mặc dù không tiếp xúc gần với nguồn lây bệnh?

Đáng chú ý, ở một số nước, nhiều ca mắc đậu mùa khỉ ghi nhận mới đây không có tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Theo BS, vì sao điều này xảy ra? Liệu có phải virus gây bệnh đã âm thầm “lẩn” trong cộng đồng?

Thực sự người ta không tìm ra chứ không phải không có. Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng, tiếp xúc rất gần hoặc tiếp xúc gần với những đồ vật của người bệnh mới lây nhiễm. Bởi vì virus gây bệnh đậu mùa khỉ nằm trong giọt bắn khá lớn, nên không bay lơ lửng trong không khí mà thường rớt trên bề mặt phẳng. Khi rớt xuống bề mặt phẳng, nó cần nồng độ rất lớn mới có thể lây cho người khác. Vì vậy, hiện nay ta thấy rằng, bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện từ lâu nhưng không trở thành dịch.

Người ta cũng thấy rằng, thường, những người đồng tính nam quan hệ có thể lây bệnh. Ngoài ra, cũng tìm thấy virus trong tinh dịch, nhưng vẫn chưa chứng minh được việc có hay không việc lây lan qua đường tình dục ở người đồng tính nam. Tuy nhiên, người đồng tính nam ở vùng một khu vực hoặc những người đàn ông cùng ở trong một phòng Sauna (tắm hơi) cũng ghi nhận sự lây lan.

Cho đến nay, đường lây nhiễm của đậu mùa khỉ chỉ mới chứng minh được như vậy, nhưng vẫn chưa chắc chắn. Song, hiện nay những ca đậu mùa khỉ đa số ghi nhận ở nam giới đồng tính, còn những ca nhỏ lẻ rất hiếm. Ở những vùng trung tâm bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi lây qua đường gặm nhấm (virus gây bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu sống trong cơ thể của động vật gặm nhấm - PV) thỉnh thoảng có lây từ người sang người.

3. Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có khác nhau giữa các nhóm người nguy cơ?

Triệu chứng gây bệnh đậu mùa khỉ ở những nhóm người nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch liệu có khác biệt so với những nhóm người khác?

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ sẽ nổi bóng nước nhiều hơn người bình thường, dễ có biến chứng viêm phổi hơn. Chỉ có hai yếu tố nguy cơ này, còn các dấu hiệu cũng tương tự như nổi bóng nước ở lòng bàn tay, trẻ nổi hạch kèm theo sốt, đau nhức mình mẩy.

4. Triệu chứng đậu mùa khỉ dễ nhầm lẫn với bệnh lý nào?

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ như sốt, phát ban có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nào? Làm sao để phân biệt các bệnh lý này với bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em ạ?

Theo CDC Hoa Kỳ, đậu mùa khỉ người bệnh phải nổi bóng nước, không phải là sốt phát ban. Tuy nhiên, bóng nước trong đậu mùa khỉ rất dễ hóa mủ và kèm theo nổi hạch, không đặc thù như bóng nước đã từng thấy như thủy đậu, tay chân miệng, rất khác xa.

5. Phụ nữ mang thai bị đậu mùa khỉ có thể xảy ra biến cố gì?

Phụ nữ mang thai nếu chẳng may mắc bệnh đậu mùa khỉ, có ảnh hưởng đến thai nhi, gây ra các bệnh bẩm sinh ở trẻ hoặc gây các biến cố khi sinh cho người phụ nữ?

Theo lý thuyết, đây là yếu tố nguy cơ. Phụ nữ mang thai mắc đậu mùa khỉ dễ bị viêm phổi hơn.

6. Việt Nam đã thực hiện được xét nghiệm chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ?

Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần được làm xét nghiệm gì? Hiện nay, ở Việt Nam đã thực hiện được những xét nghiệm này chưa ạ?

Hiện nay, để chẩn đoán được đậu mùa khỉ chắc chắn phải thực hiện trong phòng xét nghiệm cao cấp, phải làm PCR. Trên lý thuyết, theo tôi biết, Viện Pasteur thực hiện được, tuy nhiên mẫu phải đúng chuẩn. Bởi vì tại một số nơi, chẳng như Campuchia gửi cho Tổ chức Y tế thế giới 300 mẫu nhưng không có kết quả.

Với những trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm virus đậu mùa khỉ, cần xét nghiệm gì để xác định bé có bị nhiễm từ mẹ?

Cho đến nay, tỷ lệ này rất thấp. Khi sinh ra, trẻ sẽ được theo dõi và cho đến nay chưa làm thêm xét nghiệm.

7. Bệnh đậu mùa khỉ đã có thuốc đặc trị và vắc xin phòng ngừa?

Điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở nhóm nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, trẻ em, người suy giảm miễn dịch như thế nào, liệu có nhiều khó khăn và thách thức hơn?

Đây là các khuyến cáo được đưa ra. Song thực tế số người Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo cần nhập viện theo dõi đặc biệt cũng chưa ghi nhận trường hợp nào. Bởi vì trên thế giới sau khi biết đến đậu mùa khỉ thì chỉ ghi nhận 1 ca tử vong. Hầu hết đều rất nhẹ.

Hiện nay, đậu mùa khỉ đã có thuốc kháng virus chuyên biệt cho đậu mùa khỉ, có lẽ những trường hợp này sẽ cần sử dụng kháng virus. Ngoài ra cũng sẽ điều trị triệu chứng như các bệnh lý siêu vi khác.

8. Đến các quốc gia có bệnh đậu mùa khỉ, cần làm gì để phòng bệnh?

Ở nhóm người nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch, làm sao để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ? Hiện nay bệnh đậu mùa khỉ đã có vắc xin phòng bệnh chưa thưa BS?

Để bảo vệ trẻ em, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch trước đậu mùa khỉ thì cần ở nhà, tránh tiếp xúc với người lạ. Nhưng điều này thì khó xảy ra được. Bởi hiện nay Việt Nam chưa có bệnh đậu mùa khỉ. Về vắc xin đậu mùa khỉ thì vẫn là vắc xin đậu mùa, về sau có thể có thêm công nghệ mới. Tuy nhiên, điều không may là vắc xin này chỉ chích cho người 18 tuổi trở lên và phụ nữ mang thai không có chỉ định tiêm ngừa vắc xin này.

Với những trường hợp đi đến các vùng dịch bệnh đậu mùa khỉ đang lưu hành căn bệnh này, cần lưu ý những gì để không mắc bệnh? Trong tình huống xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, cần làm gì, thưa BS?

Khi đi đến vùng châu Phi cần tránh tiếp xúc với những động vật gặm nhấm, tránh tiếp xúc với người lạ. Riêng tại châu Âu, không phải quốc gia nào cũng ghi nhận ca bệnh, do đó vẫn sinh hoạt như bình thường. Khi nghi ngờ mắc bệnh thì cần đến bệnh viện để được chẩn. Vì vậy, không cần quá lo lắng khi đi du lịch.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X