Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh đái tháo đường có chữa lành được hay không?

Với một người nhận được chẩn đoán đái tháo đường, họ cảm thấy như là một “bản án” rằng từ nay về sau phải uống thuốc mỗi ngày, kiêng khem đủ thứ. Tuy nhiên, ThS.BS Hoàng Hiệp đưa ra phương pháp giúp mọi người có thể chữa lành bệnh đái tháo đường. Phương pháp này là gì?

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Bệnh đái tháo đường diễn ra như thế nào?

Với một người nhận được chẩn đoán đái tháo đường, họ cảm thấy như là một “bản án” rằng từ nay về sau phải uống thuốc mỗi ngày, kiêng khem đủ thứ. Để giúp mọi người hiểu rõ về bệnh này, đầu tiên nhờ BS cho biết quá trình bệnh đái tháo đường diễn ra như thế nào?

ThS.BS Hoàng Hiệp:

Chúng ta biết có hai loại tiểu đường, đó là type 1 và type 2. Type 1 là những bất thường về tuyến tụy bẩm sinh, làm cho tuyến tụy không còn sản xuất được insulin. Họ phải phụ thuộc vào insulin bên ngoài, con số chiếm chưa đến 5% trong dân số.

Còn lại trên 95% là tiểu đường type 2 do quá trình lối sống sinh hoạt, lúc mới sinh ra người đó chưa bị. Một ngày đẹp trời, bỗng dưng người đó bị rối loạn chuyển hóa rồi tăng đường huyết sau đó đi khám. Tại bệnh viện, người đó sẽ được test đường huyết, kết quả đường huyết cao hơn ngưỡng bình thường. Lúc đó, người đó sẽ được chẩn đoán là đái tháo đường.

Nhiều người rất lo ngại về bệnh đái tháo đường, họ nghe trên kênh truyền thông là họ sẽ phải uống thuốc suốt đời, thành ra đó là bản án chung thân với thuốc tây. Chính sự căng thẳng đó khiến họ tăng đường huyết. Chỉ cần lo lắng là tăng đường huyết. Khi người ta được bác sĩ nói về nhà ăn kiêng một chút, ăn kiêng rồi mà đường huyết không hạ thì uống thuốc. Nghe bác sĩ dặn như thế, người ta cảm thấy lo và cứ thế, họ bị stress, thậm chí có người trở nên trầm cảm và uống thuốc trầm cảm.

Họ không muốn uống thuốc nhưng bác sĩ cho thuốc và họ không dám dừng. Uống một viên thuốc hạ đường huyết làm cho người đó vật vã, bủn rủn tay chân, rất mệt và từ ngày này sang ngày khác, họ bị trói buộc và ngày càng mệt đi.

Có một quá trình nữa, một số bệnh nhân ban đầu chưa bị tiểu đường gì cả. Họ chỉ bị cao huyết áp hay mỡ máu thôi, hay sau phẫu thuật một bệnh gì đó, họ chỉ uống thuốc thôi. Sau một thời gian uống thử thì thấy đường huyết cao. Sau 5 đến 10 năm uống thuốc xong, đi thử thì thấy đường huyết cao. Lúc đó bác sĩ chẩn đoán đái tháo đường xuất phát từ việc uống thuốc tây, thuốc mỡ máu, thuốc huyết áp, thuốc kháng đông, thuốc tĩnh mạch… một thời gian là có thêm đường huyết cao. Lúc đó, họ được chẩn đoán là đái tháo đường.

Một số người được hóa trị, xạ trị ung thư. Trước đó, họ chưa có đái tháo đường nhưng sau khi hóa trị và xạ trị thì bị đái tháo đường hay một thời gian nhậu nhẹt quá mức cũng dẫn đến đái tháo đường. Một số người đi làm về khuya nên ăn khuya hoặc họ đi làm sớm nên họ ăn sớm vì sợ không có thời gian ăn. Họ ăn sớm và ăn khuya liên tục, một thời gian sau bụng to ra và tăng ký. Lúc ấy đường huyết hơi cao, đó là những câu chuyện thường hay gặp.

Người bị tiểu đường có thể bị tăng đường huyết trong một giai đoạn nào đó, tiểu đường type II cũng là do lối sống không phải là tiểu đường không có nguyên nhân.

Điều đó không đúng. Trong vũ trụ này có luật nhân quả, có khói thì phải có lửa. Nếu ta hiểu được điều đó ta sẽ tìm ra nguyên nhân ở đâu khiến cho đường huyết tăng.

Đó là những câu chuyện sẽ diễn ra từ từ, nhiều người không nghĩ đó là nguyên nhân gây tăng đường huyết nên họ bỏ qua. Thói quen ăn uống mỗi ngày cũng thế, nhiều người nghĩ một chút đường, dầu mỡ, mắm muối cũng không thành vấn đề, nhưng đó là những chất bảo quản sẽ tích lũy dần lâu ngày.

Nhiều người hiểu sai, đọc trên sách, trên mạng. Họ định nghĩa đái tháo đường là bệnh đường huyết cao và nó gây biến chứng này biến chứng khác. Đó là định nghĩa đái tháo đường mọi người thường đọc, nhưng sau khi đọc chẳng hiểu nó là bệnh gì bởi vì đó là dùng một triệu chứng để định nghĩa bệnh, không làm sáng tỏ vấn đề. Sau đó, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ về vấn đề này và mình có định nghĩa riêng về đái tháo đường.

Đái tháo đường là rối loạn bộ máy chuyển hóa ở cơ thể, khả năng chuyên hóa đường có thể suy giảm và dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao. Từ đó, nó có tên là đái tháo đường. Theo tôi định nghĩa như vậy sẽ rõ hơn.

Khi định nghĩa khác đi thì quan điểm điều trị cũng sẽ khác. Nếu ta định nghĩa đái tháo đường là đường huyết tăng thì chúng ta chỉ dùng thuốc này thuốc kia để hạ đường huyết. Nhưng nếu ta định nghĩa đái tháo đường là rối loạn bộ máy chuyển hóa ở cơ thể thì chúng ta cần điều trị để khôi phục lại bộ máy như thường, từ đó, lượng đường sẽ trở lại như xưa.

alobacsi ThS.BS Hoàng Hiệp:

2. Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường là gì?

ThS.BS Hoàng Hiệp:

95% người dân bị tiểu đường type 2, nguyên nhân là do thức ăn và nước uống. Quý vị có thể xem thức ăn nào dẫn đến đái tháo đường. Đó hầu hết là thức ăn tinh chế, nhân tạo và bảo quan nhiều như đường tinh chế, dầu mỡ, mắm muối tinh chế dẫn đến đái tháo đường hay tinh bột chế biến quá nhiều.

Nhiều công ty thức ăn có bán combo kèm theo ly nước ngọt cũng chính là nguyên nhân gây tiểu đường khi ăn và uống nhiều những chất đó. Bệnh đái tháo đường diễn ra từ từ nên người bệnh không biết vì vậy ta cần trang bị kiến thức để nhận ra nó và tránh.

Ngược lại, những thức ăn nào tươi sống, tự nhiên như hái từ vườn cây vào, ăn tươi sống sẽ tốt hơn. Thực vật tươi sống có nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, chất diệp lục và họ gọi đó là Fito-nutrient (những chất dinh dưỡng có từ trong ánh sáng). Khi nấu chín, các vitamin và chất dinh dưỡng sẽ bị phân hủy. Thói quen ăn uống nấu chín khiến cho mất đi những vitamin đó, thực phẩm để lâu thì lại cần chất bảo quản. Lâu ngày, nó sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa. Đó là nguyên nhân thứ nhất.

Nguyên nhân thứ hai là lười vận động, tế bào không hoạt động nhiều dẫn đến đái tháo đường.

Nguyên nhân thứ ba chính là bị béo phì. Nạp thức ăn quá nhiều vào cơ thể, cơ thể không chuyển hóa kịp dẫn đến việc sản xuất hormone kháng insulin, nên người béo phì dễ bị đái tháo đường.

Một nguyên nhân nữa chính là thuốc men, chất kích thích. Mỗi ngày, chúng ta uống café, hút thuốc lá, bia rượu hay uống thuốc tây, đây cũng là hóa chất. Hoặc chúng ta hóa trị, xạ trị. Chúng ta làm trong những môi trường độc hại hóa chất, chúng ta tiếp xúc thường xuyên nên nó có thể đi vào cơ thể, nó cũng dẫn đến đái tháo đường.

Thời tiết cũng là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường, đặc biệt là những ai sống ở vùng lạnh. Thiếu vitamin D dễ bị đái tháo đường hơn những người ở vùng có nắng nhiều.

3. Điều trị bệnh đái tháo đường có những trường phái nào?

Theo quan sát của BS, để điều trị bệnh đái tháo đường, hiện nay chúng ta có những trường phái nào?

ThS.BS Hoàng Hiệp:

Có rất nhiều trường phái điều trị đái tháo đường: tây y tức là dùng thuốc tây hạ đường huyết, dùng thuốc đông y: thuốc nam, thuốc bắc cũng là hạ đường huyết. Bây giờ thị trường có nhiều loại thuốc: đông tây y, khó biết hết được. Có một số phương pháp nữa là khí công, có phương pháp chữa lành tự nhiên.

Ta tạm phân loại hai nhóm chính dù có nhiều trường phái. Đầu tiên đó chỉ là nhóm kiểm soát đơn thuần chỉ số đường huyết thôi. Đơn thuần là ban đầu đường huyết ở đó nó tăng cao nên trong quá trình điều trị họ chỉ chú trọng vào kiểm soát chỉ số đường huyết và đưa nó về ngưỡng an toàn.

Trường phái thứ hai không chỉ chú trọng đến chỉ số đường huyết đó. Họ chú trọng vào tế bào của cơ thể, bộ máy chuyển hóa cơ thể. Làm sao để đưa bộ máy chuyển hóa cơ thể trở lại bình thường như ngày xưa. Hôm nay tôi bị chẩn đoán đái tháo đường nhưng tháng trước tôi đang khỏe mạnh, tôi không bị tiểu đường. Bây giờ tôi phải làm sao để cơ thể trở lại như xưa thì tôi ổn rồi.

Đó là 2 ý tưởng về điều trị. Một trường phái khuyến khích người ta dùng thuốc (đông y, tây y...) nhưng nếu ta tôn trọng việc tự hồi phục của cơ thể đó là thuộc về trường phái thứ hai - trường phái mà chúng tôi đang áp dụng, giúp người bệnh nhận thức được cơ thể có năng lực chữa lành tự nhiên và hướng dẫn cho bệnh nhân cách khôi phục lại năng lực đó giống như ngày xưa.

Thực ra bệnh tiểu đường type 2 rất đơn giản, cũng dễ chữa. Nếu nghĩ được cách này, ta sẽ biết cách đưa năng lực đó trở lại như cũ và nó sẽ thành công.

4. Vì sao chỉ uống thuốc không giúp chữa lành bệnh đái tháo đường?

Một số bệnh nhân “sợ” uống thuốc tây nên đã tìm đến các bài thuốc đông y gia truyền và đã nhập viện cấp cứu, có người tử vong. BS có ý kiến thế nào về tâm lý “sợ” thuốc tây này ạ?

ThS.BS Hoàng Hiệp:

Nhiều người sợ thuốc tây vì nghe các thông tin đều nói bệnh đái tháo đường không chữa khỏi được, phải sống chung với bệnh và uống thuốc suốt đời. Họ đã phải trải qua thời gian uống thuốc Tây, thấy rằng không cải thiện sức khỏe, sức khỏe suy giảm.

Nhiều người bệnh đến khám với chúng tôi đã trải qua quá trình uống thuốc tây một thời gian và không khỏi bệnh, thậm chí họ còn tăng thuốc tăng liều và có tâm lý sợ hãi. Nhưng khi người ta dùng thuốc bắc, thuốc nam… cũng không giải quyết được vấn đề bởi vì đó chỉ là bài thuốc đơn thuần không thay đổi toàn diện cơ thể. Phương pháp chữa lành tự nhiên là phương pháp thay đổi cho toàn diện cơ thể.

Nói cho đơn giản là 80 đến 90% cơ thể chúng ta là nước, có hơn 50.000 tỷ tế bào. Chúng ta hình dùng đó là hồ cá, trong đó có nhiều cá, cá chính là tế bào của mình, nó phải dùng nước và dinh dưỡng trong đó để sống, tương tự tế bào phải dùng dinh dưỡng trong máu và thức ăn được đưa từ ngoài vào.

Ví dụ, ta có hồ nước bị ô nhiễm, cá uống đủ thứ: dầu mỡ, đạm động vật, thuốc men, chất kích thích bị tống vào đây. Hóa chất điều trị ung thư cũng rất độc hại. Hồ cá bị ô nhiễm do nhiều hóa chất thì con cá sẽ bị bệnh. Con cá bị tiểu đường, đến khám bác sĩ, sau đó bác sĩ cho vài viên thuốc uống. Uống một thời gian, cá thấy khác, bị cao huyết áp đến khám bác sĩ, bác sĩ lại cho thêm thuốc. Một thời gian sau lại thấy mỡ máu, đi khám bác sĩ tiếp nhưng con cá vẫn không khỏe hơn, càng uống thuốc càng bệnh nặng hơn. Về nhà uống thuốc có vẻ ổn nhưng sau đó huyết áp lại tăng lên và chữa mãi vẫn không khỏi.

Vấn đề không phải là thuốc mà ta phải thay nước cho hồ cá, cũng giống như thay nước cho nghìn tỷ tế bào cơ thể chúng ta được khỏe thì ta phải thay nước cơ thể, lọc bỏ chất bẩn để cho cơ thể được khỏe mạnh. Chứ mọi người mong chờ thuốc bắc, thuốc tây được cho vào cơ thể để mong khỏe lại thì điều đó sẽ không xảy ra.

Tiếp cận một cách khác là thay đổi nguồn nước trong cơ thể. Dùng nước sạch, ăn thức ăn sạch là những thức ăn vừa chia sẻ ở trên, thức ăn không có nhiều gốc tự do mới là thức ăn chữa bệnh. Còn những thức ăn độc hại, thức ăn gây bệnh là: đạm động vật, dầu mỡ, thức ăn tinh chế, chất bảo quản… là những chất gây ra nhiều gốc tự do, nó gây ra stress toàn thân. Nó gây ô nhiễm hồ nước, cơ thể chúng ta cũng tương tự hồ nước. Hồ nước mà bị ô nhiễm thì 50.000 tế bào sẽ bị bệnh và dẫn đến đái tháo đường chữa không hết.

Lý do uống mãi thuốc tây, thuốc bắc, thuốc nam không hết, bởi vì đó là cách tiếp cận phiến diện. Ngược lại nếu ta tiếp cận một cách toàn diện, ta sẽ sàng lọc và thanh lọc cơ thể toàn diện, nó sẽ trở về bình thường, không chỉ huyết áp, mà acid uric, mỡ máu, đường huyết cũng trở lại bình thường. Bệnh mạch vành, bệnh xơ vữa cũng dần tan biến.

Mọi người nên hiểu nó trong tư duy để thay đổi. Rất nhiều người mong chờ để có một viên thuốc để giải quyết hết vấn đề. Tất nhiên, cuộc sống của người ta là phải đi làm, ta không thể cản được điều đó. Chúng ta phải tiếp khách, họ phải ăn nhậu, khi bị bệnh không thể thay đổi lối sống vì đó là nguồn thu nhập chính của gia đình… thì việc điều trị mang tính tạm bợ, uống một viên thuốc nhằm hạ đường huyết xuống cho an tâm. Đó chỉ là giải pháp tạm thời.

Khi hiểu được vấn đề, người bệnh sẽ chọn phương pháp chữa bệnh toàn diện nhiều hơn để áp dụng cho bản thân chính mình. Vấn đề là có duyên và độ quyết tâm của mình đến đâu, nhận thức của mình đến đâu, phải hiểu mới có thể làm được.

(Còn tiếp)

Trọng Dy

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X