1. Bệnh cơ tim hạn chế là tình trạng thế nào?
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim hạn chế là gì?
3. Triệu chứng của bệnh cơ tim hạn chế có đặc trưng gì, bệnh nhân có tự nhận biết được không?
5. Bệnh cơ tim hạn chế được thăm khám, chẩn đoán bằng những phương tiện gì?
6. Hiện nay có những phương pháp nào chữa bệnh cơ tim hạn chế?
7. Bệnh cơ tim hạn chế có thể chữa dứt điểm không? Mục tiêu điều trị là gì?
8. Người bệnh cơ tim hạn chế cần lưu ý gì trong ăn uống, sinh hoạt?
10. Bệnh cơ tim hạn chế có phòng ngừa được không, có cần tầm soát không?
Bệnh cơ tim hạn chế là bệnh lý cơ tim nguyên phát, trong đó mô cơ tim trở nên cứng vì mô bất thường như mô sẹo, thay thế cơ tim bình thường. Hậu quả là cơ tim không thể giãn ra hoàn toàn khi máu đổ về và cũng không thể co bóp hiệu quả để tống máu đi, dẫn truyền điện trong tim cũng bất thường. Từ đó, đưa đến tình trạng suy tim, loạn nhịp tim.
Đây là một bệnh lý hiếm gặp, tại Mỹ tỷ lệ mắc bệnh này chiếm khoảng 2-5% bệnh cơ tim ở trẻ em. Theo nghiên cứu của các bác sĩ ở Úc và châu Âu gợi ý tỉ lệ mắc bệnh là gần như nhau ở các nước trên thế giới. Tuy vậy ở các vùng nhiệt đới trong đó có châu Á của chúng ta thì có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là tương đương.
Tỉ lệ tử vong ở trẻ em mắc bệnh này là khá cao, đặc biệt là tại những nơi chưa có ghép tim. Tỉ lệ tử vong sau 3 năm được chẩn đoán là 63% và sau 6 năm là 75%. Tỉ lệ sống đến 1-2 năm sau khi bệnh biểu hiện là 44 - 50% và sống đến 3 - 5 năm là 29 - 39%.
Xơ hóa nội mạc cơ tim là nguyên nhân thường gặp của bệnh cơ tim hạn chế. Xơ hóa nội mạc cơ tim thường có tính di truyền và không rõ nguyên nhân, gây ra tình trạng bệnh cơ tim hạn chế nguyên phát.
Ngoài ra các nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh bao gồm:
Triệu chứng bệnh cơ tim hạn chế có thể khác nhau ở mỗi người. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể không có hoặc có rất ít các biểu hiện bất thường. Họ vẫn có thể một cuộc sống như bao người bình thường khỏe mạnh khác. Điều này khiến họ thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khi đã có nhiều biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng.
Nhưng theo thời gian, chức năng tim bị hạn chế ngày càng nhiều và đưa đến suy tim. Lúc này, bệnh nhân có các triệu chứng như:
Chẩn đoán bệnh cơ tim hạn chế dựa vào vài hoặc tất cả các phương tiện dưới đây:
Ở một số nước tiên tiến, người bệnh và người thân trong gia đình sẽ được xét nghiệm gen tìm gen đột biến gây bệnh. Hiện nay tại VN, một số trung tâm tim mạch lớn cũng đã thành lập khoa bệnh cơ tim và có triển khai các xét nghiệm chuyên sâu này.
Điều trị bệnh cơ tim hạn chế thực sự khó khăn. Các phương pháp điều trị bệnh cơ tim hạn chế bao gồm:
Hiện nay, bệnh cơ tim hạn chế được điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thế nhưng đa số các trường hợp là không xác định được nguyên nhân gây xơ hóa nội mạc cơ tim, hoặc nếu tìm ra nguyên nhân thì đa phần cũng là những bệnh lý khó điều trị (như xơ cứng bì, thâm nhiễm amyloidosis...).
Do đó, hầu hết các trường hợp bệnh cơ tim hạn chế là không thể chữa khỏi dứt điểm, mà mục tiêu điều trị bệnh cơ tim hạn chế là làm giảm triệu chứng, kéo dài thời gian bệnh tiến triển, và phòng ngừa đột tử do tim ở những người có nguy cơ cao.
Cuối cùng, khi thuốc và dụng cụ không giúp kiểm soát hoàn toàn triệu chứng của suy tim, suy tim tiếp tục tiến triển thì bệnh nhân sẽ cần đến ghép tim. Ghép tim là phương pháp điều trị triệt để nhất hiện nay trong điều trị bệnh cơ tim hạn chế.
Người bệnh cơ tim hạn chế cần lưu ý những điều sau trong lối sống hàng ngày:
Tùy vào từng giai đoạn bệnh khác nhau mà người có bệnh cơ tim hạn chế sẽ có khuyến cáo về mức độ hoạt động thể lực khác nhau.
Những bệnh nhân có chức năng co bóp của tim còn tốt, chưa có triệu chứng suy tim thì vẫn có thể sinh hoạt bình thường, tham gia các môn thể thao nhẹ không có tính đối kháng. Chỉ cần tránh nâng vật nặng, tránh chơi các môn thể thao có cường độ cao (như đá bóng, bóng rổ, bóng chuyền, võ thuật...). Nhà vẫn có thể có cầu thang nhưng chú ý bậc cầu thang không quá cao và cần có khoảng nghỉ.
Còn những bệnh nhân bệnh cơ tim hạn chế đã có triệu chứng của suy tim thì cần giảm mức độ gắng sức nhiều hơn, tùy vào mức độ suy tim mà khả năng gắng sức sẽ khác nhau.
Bệnh cơ tim hạn chế hiện nay không có phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Do đó, chúng ta cần tầm soát sớm để phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng lên. Như nếu không được điều trị người bệnh có thể tử vong sau 2 - 3 năm còn nếu được phát hiện sớm, theo dõi, can thiệp kịp thời thì tỉ lệ sống sau 10 năm lên đến 50%.
Trường hợp trong gia đình có người nhà bị bệnh cơ tim, suy tim và tim ngừng đập đột ngột, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh cơ tim, cho nên cần tầm soát bệnh tim sớm hơn cho tất cả các thành viên trong gia đình, ngay từ giai đoạn bào thai.
Trường hợp khác thì nên tầm soát bệnh thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ theo trường học, cơ quan hay tự mình đến cơ sở y tế để kiểm tra, đặc biệt là khi có triệu chứng nghi ngờ. Chỉ bằng việc nghe tim và hai xét nghiệm đơn giản là siêu âm tim + đo điện tim là có thể giúp chúng ta phát hiện sớm bệnh cơ tim hạn chế rồi.
Những trường hợp có ý định chơi thể thao chuyên nghiệp cũng phải tầm soát bệnh cơ tim trước khi tham gia tập luyện, tham gia thi đấu.